Đáng ngạc nhiên hơn, tại nhiều điểm xuất hiện tình trạng xe thương binh án ngữ, che kín toàn bộ mặt tiền cửa hàng.
Dư luận bắt đầu dấy lên câu hỏi về một nghi án vỡ nợ mới liên quan đến sự việc này.
Phản ánh với chúng tôi, anh Trần Duy Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, anh vốn có thói quen ra café Tonkin tại 33A Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mỗi buổi sáng thứ 7. Mặc dù vậy, cuối tuần vừa qua, anh Nam rất bất ngờ khi thấy quán đã tạm dừng hoạt động.
"Ban đầu tôi nghĩ nhà chủ quán có việc nên chỉ nghỉ một, hai ngày. Nhưng đến sáng nay [5/3-PV] quay lại vẫn thấy tình trạng tương tự," anh Nam nói.
Bất ngờ hơn nữa, tại một loạt địa điểm
khác của chuỗi café này như số 4 Lý Thường Kiệt, 39 Lý Thường Kiệt, 36
Quang Trung, tình trạng ngừng hoạt động vài ngày qua cũng được rất nhiều
người ghi nhận.
Trên diễn đàn otofun, các thành viên lập hẳn một topic về việc café Tonkin ngừng hoạt động.
Thành viên PSI_32 phản ánh tình trạng "cả hệ thống Tonkin hôm nay đóng cửa, cố thủ bên trong." Ngay lập tức, hàng chục thành viên vốn dĩ là khách quen của Tonkin comment và ghi nhận thêm tình trạng tương tự ở các địa điểm khác.
Theo ghi nhận chiều 5/3, tại nhiều điểm Tonkin, thậm chí còn xuất hiện một số xe thương binh đứng án ngữ bịt kín cửa quán. Lực lượng "thương binh" này còn mang cả đồ nghề đánh giầy, sẵn sàng "phục vụ" các "thượng khách" của quán café bên cạnh.
Đáng chú ý hơn, tại điểm số 33A Lê Đại Hành, mỗi khi có khách vào Tonkin, lập tức 2 thanh niên hướng dẫn họ sang quán bên cạnh. Ngay cả đoạn vỉa hè trước quán cũng được biến thành bãi trông xe máy cho cửa hàng café này.
Nhân viên của quán café Lâm (số 35 Lê Đại Hành) cho biết, từ sáng thứ 7 (1/3), lực lượng thương binh đã xuất hiện và phong tỏa toàn bộ hoạt động của quán lân cận. Tuy nhiên, anh này cũng cho hay, anh không hề được biết lý do của sự việc này.
Tương tự, điểm café trên phố Lý Thường Kiệt, Quang Trung cũng có 2 xe án ngữ.
Tính đến chiều nay, 5/3, chỉ có cửa hàng Tonkin cafe 12A Hai Bà Trưng vẫn hoạt động nhưng khi phóng viên xin gặp quản lý để làm rõ vấn đề thì được cho biết hiện không liên lạc được với quản lý và từ chối trả lời mọi câu hỏi. Vì theo chị H., thu ngân tại đây thì cách đây một tháng, toàn bộ nhân viên ở đây đã được thay mới. Bản thân chị cũng chỉ mới làm ở đây một tháng.
Nhân viên của quán này cũng hướng dẫn phóng viên lên một địa chỉ trên đường Bà Triệu để liên hệ làm việc trực tiếp với văn phòng.
Trong khi nguyên nhân của việc đóng cửa một loạt vẫn chưa được làm rõ thì dư luận, đặc biệt là cộng đồng mạng đã tự đặt ra những phỏng đoán của riêng mình.
Các thành viên otofun nhận định: Rất có khả năng chuỗi cửa hàng "đột tử" là do vướng phải khoản nợ rất lớn mà không có khả năng thanh toán.
"Chính vì vậy mới có tình trạng xe thương binh đến án ngữ để gây sức ép," một thành viên đưa ra giả thuyết.
Sự việc lần này cũng được nhiều người liên hệ đến việc "thuê thương binh đòi nợ" đã nhiều lần diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù vậy, trong vài ngày qua, theo quan sát, đội xe này chỉ đỗ trước cửa các quán chứ chưa gây náo loạn hay mất trật tự công cộng.
Một nguồn tin, bước đầu xác nhận khả năng chuỗi café Tonkin liên quan đến tình trạng vỡ nợ là có thật. Tuy nhiên, nguồn tin từ chối tiết lộ chi tiết.
Trên diễn đàn otofun, các thành viên lập hẳn một topic về việc café Tonkin ngừng hoạt động.
Thành viên PSI_32 phản ánh tình trạng "cả hệ thống Tonkin hôm nay đóng cửa, cố thủ bên trong." Ngay lập tức, hàng chục thành viên vốn dĩ là khách quen của Tonkin comment và ghi nhận thêm tình trạng tương tự ở các địa điểm khác.
Theo ghi nhận chiều 5/3, tại nhiều điểm Tonkin, thậm chí còn xuất hiện một số xe thương binh đứng án ngữ bịt kín cửa quán. Lực lượng "thương binh" này còn mang cả đồ nghề đánh giầy, sẵn sàng "phục vụ" các "thượng khách" của quán café bên cạnh.
Đáng chú ý hơn, tại điểm số 33A Lê Đại Hành, mỗi khi có khách vào Tonkin, lập tức 2 thanh niên hướng dẫn họ sang quán bên cạnh. Ngay cả đoạn vỉa hè trước quán cũng được biến thành bãi trông xe máy cho cửa hàng café này.
Nhân viên của quán café Lâm (số 35 Lê Đại Hành) cho biết, từ sáng thứ 7 (1/3), lực lượng thương binh đã xuất hiện và phong tỏa toàn bộ hoạt động của quán lân cận. Tuy nhiên, anh này cũng cho hay, anh không hề được biết lý do của sự việc này.
Tương tự, điểm café trên phố Lý Thường Kiệt, Quang Trung cũng có 2 xe án ngữ.
Tính đến chiều nay, 5/3, chỉ có cửa hàng Tonkin cafe 12A Hai Bà Trưng vẫn hoạt động nhưng khi phóng viên xin gặp quản lý để làm rõ vấn đề thì được cho biết hiện không liên lạc được với quản lý và từ chối trả lời mọi câu hỏi. Vì theo chị H., thu ngân tại đây thì cách đây một tháng, toàn bộ nhân viên ở đây đã được thay mới. Bản thân chị cũng chỉ mới làm ở đây một tháng.
Nhân viên của quán này cũng hướng dẫn phóng viên lên một địa chỉ trên đường Bà Triệu để liên hệ làm việc trực tiếp với văn phòng.
Trong khi nguyên nhân của việc đóng cửa một loạt vẫn chưa được làm rõ thì dư luận, đặc biệt là cộng đồng mạng đã tự đặt ra những phỏng đoán của riêng mình.
Các thành viên otofun nhận định: Rất có khả năng chuỗi cửa hàng "đột tử" là do vướng phải khoản nợ rất lớn mà không có khả năng thanh toán.
"Chính vì vậy mới có tình trạng xe thương binh đến án ngữ để gây sức ép," một thành viên đưa ra giả thuyết.
Sự việc lần này cũng được nhiều người liên hệ đến việc "thuê thương binh đòi nợ" đã nhiều lần diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù vậy, trong vài ngày qua, theo quan sát, đội xe này chỉ đỗ trước cửa các quán chứ chưa gây náo loạn hay mất trật tự công cộng.
Một nguồn tin, bước đầu xác nhận khả năng chuỗi café Tonkin liên quan đến tình trạng vỡ nợ là có thật. Tuy nhiên, nguồn tin từ chối tiết lộ chi tiết.