Trần Thị Nga (Danlambao) - Một trong những quyền tự do của con người là khi có việc gì liên quan đến pháp luật mà ta không có khả năng giải quyết thì ta có quyền ủy quyền cho bất kể ai có thể giúp ta mà ta tin tưởng. Việc ngăn chặn và ép ta phải Uỷ quyền cho kẻ đồng phạm và người mà ta không tin tưởng là tội ác xâm phạm quyền tự do quyết định cá nhân. Đó chính là việc mà Chính phủ Việt Nam đang vi phạm. Trong những năm gần đây do nhu cầu về cuộc sống nên đã có nhiều người dân Việt Nam chọn con đường xuất khẩu lao động sang Đài Loan (ĐL) làm việc, với hy vọng chịu khó làm việc vất vả vài năm về sẽ dành dụm được ít tiền để lo cho cuộc sống gia đình. Trong số đó có nhiều người may mắn và cũng có không ít người gặp hoạn nạn. Trong số những nạn nhân đó đa số đều liên quan đến chủ thuê và môi giới. Vì ngôn ngữ bất đồng, lại không hiểu luật pháp, nên họ đã phải tìm đến những tổ chức phi chính phủ chuyên giúp người lao động Việt Nam (VN) tại ĐL nhờ giúp đỡ, mong đòi lại quyền lợi của bản thân. Đó là việc làm chính đáng nhưng họ lại đang bị Chính phủ Việt Nam ngăn chặn và yêu cầu họ phải ủy quyền cho Cty môi giới, chính là người đẩy họ trở thành nạn nhân. Trong khi đó Văn phòng Đại Diện VN tại Đài Loan là nơi chỉ nhận giấy uỷ quyền của nạn nhân rồi để đấy, mặc sức cho nạn nhân đợi chờ. Chuyện xảy ra từ năm 2008 khi tôi bắt đầu công việc giúp người lao động đã từng đi làm tại ĐL, tại Việt Nam. Số lượng người lao động đã biết đến việc nhờ những tổ chức phi chính phủ ở ĐL giúp họ đòi lại quyền lợi cũng tăng lên. Tôi liên tục nhận được các cuộc điện thoại nhờ giúp. Có lúc liên quan đến làm giấy uỷ quyền và đơn xin giúp đỡ đòi lại những số tiền lương mà Cty môi giới và chủ thuê vẫn giữ của họ. Có khi liên quan đến những ngừơi có người thân bị tai nạn, hoặc ốm đau, chết tại ĐL nay họ muốn sang để chăm sóc hoặc làm thủ tục hậu sự và làm những thủ tục pháp lý yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra cái chết của người thân. Kể từ đó số lượng người đựơc tôi hướng dẫn làm giấy tờ cũng tăng lên. Bộ Ngoại Giao Việt Nam tại Hà Nội đã gây khó khăn với những nạn nhân bằng cách những xách nhiễu chứng thực giấy tờ cho họ. Cụ thể như sau: Cuối tháng 08/2008 anh Tấn quê Thanh Miện, Hải Dương cần công chứng số toài khoản của anh để gứi sang Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam (VP/TGCNCDVN) tại Đài Loan để lấy lại số tiền $45,000 Đài tệ tiền lương của anh từ công ty môi giới. Tôi đã hướng dẫn anh làm giấy tờ rất cụ thể theo quy định, nhưng anh đã phải đi lên xuống tới lần thứ 3 mà Bộ Ngoại Giao vẫn không chịu chứng thực cho anh. Lúc này anh đã tức giận gọi điện mắng tôi là không biết thì đừng hướng dẫn làm anh tốn tiền, tốn thời gian mà Bộ Ngoại Giao vẫn nói là hồ sơ của anh không hợp lệ. Tôi đã hỏi lại anh thật tỷ mỷ những giấy tờ anh đã làm thì toàn bộ đều đầy đủ. Tôi bảo anh hãy nói với nhân viên của Bộ Ngoại Giao là hồ sơ của anh thiếu cái gì và phải làm thế nào thì mới hợp lệ và yêu cầu họ phải ghi vào giấy cho anh và yêu cầu gặp Trưởng phòng hay người chịu trách nhiệm cao nhất của BNG để hỏi. Anh quay vào yêu cầu nhân viên BNG phải viết vào giấy cho anh với thái độ cương quyết thì họ lập tức nhận hồ sơ của anh là hợp lệ. Chị Hoàng Thị Hiền quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, vì tiền của chị Cty môi giới gửi trong sổ tiết kiệm tại ngân hàng nên phải viết giấy uỷ quyền thì ngân hàng mới trả. Tháng 11/2008 khi chị đã làm đầy đủ thủ tục giấy uỷ quyền nhưng nhân viên BNG vẫn không chịu nhận hồ sơ mà bắt chị về lại Tỉnh để công chứng 3 lần rồi. Lúc 8h35 phút ngày 24/11/2008 tôi cùng chị vào nộp hồ sơ tại cửa số 6. Nhân viên nhận hồ sơ lại bảo chị phải về lại Tỉnh công chứng, tôi bảo chị đã phải quay về Hà Tĩnh công chứng 3 lần rồi, bây giờ hồ sơ của chị cần cái gì yêu cầu anh viết vào đây để tôi biết đường về Tỉnh làm lại. Hai nhân viên 1 nam 1 nữ thảo luận với nhau rồi bảo "chúng tôi được lệnh không chứng thực cho bất kể hồ sơ nào uỷ quyền cho các tổ chức Công Giáo". Tôi yêu cầu cho xem lệnh bằng văn bản thì họ gọi điện cho xếp để xếp nói chuyện với tôi, tôi yêu cầu gặp mặt họ không đồng ý và nói qua điện thoại rằng chị Nhung của Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước yêu cầu chúng tôi không công chứng cho người lao động khi uỷ quyền cho các tổ chức Công Giáo mà phải uỷ quyền cho Cty môi giới đã đưa người lao động đi. Đứng ở cửa bên cạnh là một anh ở Bắc Giang làm giấy uỷ quyền cho Trung Tâm Hy Vọng (Trung Tâm này cũng là 1 tổ chức phi chính phủ Công Giáo tại ĐL) lấy lại tiền lương của anh tại chủ thuê và Cty môi giới cũng cùng chung số phận. Cũng trong ngày này chị Toàn quê Quảng Bình có chồng là anh Hoàng Văn Hùng (ảnh trái) bị tai nạn trở thành người thực vật hiện đang nằm tại bệnh viện bên ĐL cũng làm giấy uỷ quyền cho Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam nhờ đưa đơn yêu cầu điều tra vụ tai nạn của anh cũng như giúp đỡ anh trong vấn đề điều trị tại bệnh việc. Nhưng hồ sơ của chị cũng bị từ chối. Chị đành ngậm ngùi quay về với những lo toan chồng chất. Gần 1 tháng sau chị mới vay mượn đủ tiền để làm thủ tục sang Đl chăm sóc và khiếu kiện cho chồng. Anh Tiến quê Hải Dương bị chết bên ĐL cùng cảnh ngộ khi giấy uỷ quyền của gia đình cũng bị từ chối. Gia đình nghèo, bố mẹ già kết quả gia đình phải vay mượn tiền để bố anh và một người cháu "đi cùng để chăm sóc" làm thủ tục sang ĐL lo hậu sự cho anh. Tháng 8/2010 anh Thống người Quảng Bình trong thời gian làm việc tại ĐL bị tai nạn lao động gẫy xương sườn, bể xương chậu, dập lá lách nên phải cắt bỏ. "Do không hiểu chữ Tàu trong giấy chứng thương nên anh không biết việc bị cắt lá lách của mình". Vì sức khoẻ yếu không làm việc được anh đã phải về VN. Sau một lần bị đau bụng đi khám bác sỹ cho biết lá lách của anh đã bị cắt bỏ. Anh làm giấy uỷ quyền đến BNG họ không nhận hồ sơ mà chuyển tới phòng Thanh tra cục quản lý lao động ngoài nước. Đến đây anh được hướng dẫn uỷ quyền cho môi giới. Anh quay lại BNG gặp vị trưởng phòng họ cũng lại hướng dẫn anh phải uỷ quyền cho môi giới hoặc VP Đại Diện VN tại ĐL và nói Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam của Linh mục Nguyễn Văn Hùng là tổ chức khủng bố nên họ không thể công chứng giấy tờ uỷ quyền của anh cho VP của Linh mục Nguyễn Văn Hùng được. Từ những sự việc rối trá ngăn chặn quyền Tự Do Uỷ Quyền của người bị nạn của Chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn các nạn nhân không được quyền đòi quyền lợi của họ, để giúp được người lao động đòi lại được quyền lợi của họ tôi đã phải dùng rẩt nhiều cách khác nhau trong từng vụ việc. Ghi chú: Thủ tục của giấy uỷ quyền phải qua dịch thụât công chứng như sau: Người viết giấy uỷ quyền xong mang ra UBND xã hoặc phường ký trước mặt cán bộ Xã, phường và yêu cầu xác nhận (hoặc công chứng) chữ ký. Mang đi dịch thuật công chứng. Đến Bộ Ngoại Giao chứng thực. Đến Văn phòng đại diện Đài Loan tại Việt Nam chứng thực. Như vậy bộ giấy tờ trên mới hoàn thiện. |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog