THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 December 2013

THAM NHŨNG NGÀNH KHOÁNG SẢN VƯỢT THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI

SốngMới- 07/12/2013  -Các công ty khoáng sản thường mập mờ về các khoản thu, không ai biết tiền đi đâu, nộp ở đâu. chính phủ người dân không ai biết hết được. Do đó mới dẫn đến sự thất thoát khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến người dân địa phương…


Khai thác vàng trái phép tại Gia Lai. Ảnh:baogialai.com.vn
Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng (EITI) là một tiêu chuẩn toàn cầu nhằm thúc đẩy tính rõ ràng nguồn thu và trách nhiệm trong ngành khai thác khoáng sản. Quá trình thực hiện EITI được giám sát bởi các thành viên từ chính phủ, các công ty và xã hội dân sự trong nước. Ủy ban EITI và Ban Thư ký quốc tế giám sát phương pháp EITI quốc tế. 
 
Ngày 6/12 cuộc đối thoại về Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Liên minh khoáng sản đã được tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn và Phát triển cũng cho biết, theo đánh giá của Viện Giám sát nguồn thu Mỹ, chỉ số quản trị tài nguyên tại Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 43 trong tổng số 58 quốc gia được khảo sát. Việt Nam bị đánh giá loại yếu và chỉ trên Campuchia và Myanmar trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính việc quản lý khai thác khoáng sản yếu kém đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy: nạn khai thác trái phép hoành hành tại nhiều địa phương, thất thoát khoáng sản lớn, gây ô nhiễm môi trường…
 
Theo ông Tú, kết quả kiểm tra của Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản với 957 giấy phép (cấp từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012) đã có đến trên 50% giấy phép do địa phương cấp sai hoặc không đúng quy định. Hiện việc, quản lượng khai khoáng vẫn chưa thể quản lý chặt chẽ và chỉ dựa vào báo cáo sản lượng. Trong đó, ngoài khoáng sản doanh nghiệp còn thu lợi được từ nhiều nguồn tài nguyên khác cũng chưa được nhắc tới.
 
Thêm nữa, các hoạt động khai khoáng vẫn còn thiếu minh bạch, theo kết quả nghiên cứu của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) thì chỉ riêng ở khâu tiếp cận thông tin với chính quyền, DN phải chi trung bình 178 triệu đồng và cao nhất tới 5 tỷ đồng.
 
Trước bức tranh xấu xí của ngành khai khoáng Việt, Bà Clare Short, Chủ tịch Ủy ban Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng (EITI)  quốc tế, cho rằng ngành công nghiệp khai khoáng được xem là cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động khai khoáng vốn gắn với nhiều hoạt động tham nhũng nên thường khiến người ta băn khoăn về sản lượng và giá trị thực.
Hiện có 41 quốc gia đã tham gia và 10 quốc gia khác đăng ký thành viên EITI. Indonesia, Myanmar, Philippines cũng chuẩn bị gia nhập.
Việt Nam bắt đầu tiếp cận với EITI vào năm 2007. Đến năm 2010, Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương tiếp cận nghiên cứu và đánh giá khả năng tham gia EITI của nước ta. Tuy nhiên, sau gần bốn năm, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được bước đầu tiên là có văn bản bày tỏ sự quan tâm đến EITI quốc tế.
 
Ông Tú đã bày tỏ băn khoăn “Có hay không lợi ích nhóm đang chi phối tiến trình gia nhập EITI của Việt Nam ?”. Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT lại cho rằng, ngành khai khoáng nước ta không chỉ chưa minh bạch ở nguồn thu, việc đánh giá trữ lượng cũng chưa hợp lý, việc cấp phép cho DN khai khoáng không theo thực tế khai thác. Và với những người trong nghề và am hiểu lĩnh vực này theo GS Võ đều biết rõ tham nhũng về khoáng sản còn vượt trên tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
 
Có lẽ đó cũng là lý do mà nhiều đại gia trong lĩnh vực khai khoáng không muốn công bằng, minh bạch nên cũng không mặn mà với EITI.