THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2013

Dai RFA Gia Minh P/v blogger Nguyen Ngoc Gia

Gia Minh, biên tập viên RFA
lhd-250
Luật gia Lê Hiếu Đằng, ảnh chụp trước đây.
File photo


Việc các cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Việt nam trong vài ngày qua khiến dư luận xôn xao.

Cảm thông và ủng hộ

Gia Minh ghi nhận phản ứng của một blogger quan tâm sát thời cuộc là ông Nguyễn Ngọc Già về vấn đề đó. Trước hết ông này cho biết:
Nguyễn Ngọc Già: Tôi rất cảm thông và ủng hộ khi anh Đằng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, và tôi có thể hiểu, hiểu rất kỹ một sự khó khăn, nỗi đau khổ và ray rứt (có thể nói như vậy). Thú thật tôi rất xúc động khi thấy anh trả lời phóng viên Huyền Trang, Đài TV Đức Mẹ.
Khi hỏi tôi có đồng ý với chuyện quá khứ hay không, thì chuyện quá khứ tôi không nhắc lại ở đây. Một chế độ độc đảng như hiện nay, tôi rất buồn cười về chế độ độc đảng: nó giống như một vương quốc nữ giới trong chuyện Tây Du Ký - một vương quốc không có đàn ông, và khi Thầy trò Đường Tam Tạng đến thỉnh kinh thì bao nhiêu người phụ nữ, kể cả Nữ vương cũng nhào ra để kiếm chồng. Một chế độ độc đảng cũng không khác gì một vương quốc dành cho nữ giới thôi mà không có đàn ông. Đó là một điều trái với qui luật tự nhiên. Nhưng rất tiếc người Cộng sản họ lại không nhận ra.
Tôi rất cảm thông và ủng hộ khi anh Đằng rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, và tôi có thể hiểu, hiểu rất kỹ một sự khó khăn, nỗi đau khổ và ray rứt (có thể nói như vậy).
-Nguyễn Ngọc Già
Gia Minh: Ông có thấy rằng ông Lê Hiếu Đằng, ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên và cách đây một vài năm có vài người nữa, đến nay mới nhận ra có quá chậm không?
Nguyễn Ngọc Già: Theo tôi nghĩ, bây giờ chúng ta nói đến chuyện chậm hay nhanh rất là khó vì nó thuộc về tính chủ quan. Chúng ta cần nói về sự vận động. Cuộc sống là vận động, ai cũng biết điều đó. Điều tôi muốn chia xẻ với quí thính giả của RFA đó là tại sao anh Đằng, anh Dũng, anh Diên bỏ đảng vừa rồi, mới nhất lại gây ra một làn song - có thể nói - lớn; mặc dù không phải là những người đầu tiên; mặc dù họ cũng không thuộc loại cao cấp hay tiếng tăm lừng lẫy. Chỉ riêng anh Đằng, theo quan điểm của tôi, có một sự ảnh hưởng lớn, vì sao? Vì anh Đằng từng bị chế độ Việt Nam Cộng Hòa kết án vắng mặt, và những cái mà anh đi theo con đường của Cộng sản trước năm 75 đã tạo nên một chỗ đứng trong lòng của người dân, và đó là một sự vị nể đối với tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam. Còn những người khác như anh Dũng, anh Diên (có thể nói như anh Dũng trả lời nhiều trang báo) chỉ là hậu bối; tôi thấy đúng. Điều chúng ta đặt ra là tại sao lúc này, nên tôi không muốn nói chuyện nhanh - chậm mà tôi cho là đúng thời điểm. Trước đó hai ba năm gì đó, nhà văn Phạm Đình Trọng cũng đã làm điều này, rồi anh Nguyễn Chí Đức cũng làm điều này nhưng không gây được tiếng vang, mà bây giờ anh Đằng làm điều này lại gây được tiếng vang. Đó là điều chúng ta nên suy nghĩ.
Gia Minh: Theo ông đánh giá vào thời điểm hiện nay, tiếng vang đó và theo như những người trong cuộc nói họ chỉ đóng góp những dợn sóng để tạo nên cơn sóng lớn, ông có tin tưởng qua sự việc này có dẫn đến một làn sóng nào đó ở Việt Nam không?
phamchidung
TS Phạm Chí Dũng (thứ 2 bên phải) cùng bạn hữu trong một chuyến đi Long An thăm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước đây.
Nguyễn Ngọc Già: Tôi tin rằng sẽ có sự thay đổi lớn. Ít nhất trong những ngày qua, khi tôi lên một số diễn đàn về chính trị nói chung, tôi thấy một điều rất tốt ở người Việt Nam: đó là tính bao dung. Mặc dù đạo đức suy đồi, nhưng tôi thấy một đặc tính, một phẩm chất của người Việt Nam chúng ta vẫn còn giữ được. Tôi tin rằng đó là hồng phúc của tổ tiên. Đó là tính bao dung. Thành phần gọi là ném đá anh Đằng ít hơn rất nhiều so với thành phần ủng hộ và khích lệ. Điều đáng buồn là những người ném đá nếu không có ưa thích chế độ cộng sản hoặc có những ân oán với chế độ cộng sản, tôi hoàn toàn có thể thông cảm với họ; nhưng điều đáng trách nhất là những người ném đá là những người trước đây lại gọi anh Đằng là đồng chí. Họ rất dở và rất kém, họ không có đủ khả năng nhận thức, họ càng ném đá anh Đằng, họ càng chết, càng phơi lột bộ mặt đạo đức giả, thực dụng và thất nhân tâm ít nhất đối với một người từng gọi là đồng chí, ít nhất đối với một ông già đã ngoài 70 đang mang trọng bệnh. Đó là một sự bất nhân và họ tự tố cáo họ thôi, và người dân càng xa lánh thôi.
Gia Minh: Theo ông, mặc dù có những phản ứng bất lợi như thế, nhưng theo ông số người vượt qua sự sợ hãi đó để truyền cảm hứng đến cho người khác cùng vượt qua nỗi sợ hãi mà ai cũng nói đang bao trùm ở Việt Nam khiến cho nhiều người không thể hành động trước những bất công, những cái gây cản trở cho xã hội phát triển?
Nguyễn Ngọc Già: Về ý kiến này tôi cũng muốn chia xẻ thế này: tức là tôi đồng ý đây chính là thời điểm phù hợp nhất theo sự quan sát của tôi, để cho anh Đằng, anh Dũng, anh Diên làm ngọn gió. Như tôi có viết một bài gửi cho anh Đằng, nhưng viết theo văn phong của những người quen, tôi có nói với ảnh “sống trên đời sống, cần có một tấm lòng để làm gì anh biết không? Để gió cuốn đi, tôi tin anh, anh Đằng.” Và tôi tin rằng anh sẽ trở thành ngọn gió lớn để cuốn hút những ngọn gió khác tạo thành một cơn bão để quét sạch hết những đau khổ cho dân mình. Sau khi tôi viết bài đó, tôi biết anh Phạm Chí Dũng cũng từ bỏ đảng, và sau anh Dũng đến anh Diên. Tôi tin tưởng tiến trình đó đang đến, và tôi cũng tin những người còn lương tri, còn lương tâm, còn biết đau khổ với đất nước, với dân tộc mình hiện nay, thì chắc chắn họ phải bước ra thôi, họ không có con đường nào khác bởi vì như bác sĩ Nguyễn Đắc Diên đã viết và đã nói là ‘nếu như Đảng hoàn lương’; mà tôi nghe chữ hoàn lương, tôi đã thấy kinh khủng lắm rồi. Một đảng cướp, ăn cướp, người ta mới dùng chữ hoàn lương; và không thể thay đổi được Đảng cộng sản. Điều này ai cũng biết hết, hằng trăm nhân vật nổi tiếng trên thế giới người ta cũng đã khẳng định điều đó rồi. Không còn gì để băn khoăn hay nghị ngợi. Tôi tin rằng quá trình đó đang tiến tới, và tôi tin rằng trong năm 2014 sẽ có một sự thay đổi lớn. Thú thật đó là một sự cảm nhận thôi!
Gia Minh: Cám ơn Ông về những ý kiến, về những chia xẻ của ông về vụ việc vừa xảy ra là tuyên bố ra khỏi đảng của ông Lê Hiếu Đằng và sau đó là của những người như ông Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên.