THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 November 2013

Án oan 10 năm ở Bắc Giang: Truy trách nhiệm ép cung!

ĐV- 05/11/2013  -- Vụ việc công dân Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, quê quán thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được trả tự do sau 10 năm ngồi tù oan đã làm nóng hành lang Quốc hội ngày 5/11.



Nói về việc không ít trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ, bị can… có dấu hiệu bị ép cung tại cơ quan điều tra dẫn đến mức khai nhận tội nhưng tại tòa đều phản cung, kêu oan, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Theo quy định pháp luật, nếu có trường hợp bị ép cung là cơ quan chức năng làm trái pháp luật. Cần có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả vấn đề này để pháp luật được thực thi mọi lúc mọi nơi, ngay cả trong trại giam.
Đối tượng Lý Nguyễn Chung (25 tuổi, cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên) giết nạn nhân Nguyễn Thị Hoan vào ngày 15/8/2003, khi Chung mới 15 tuổi. 10 năm qua, ông Nguyễn Thanh Chấn phải chịu tù oan, Chung đã lẩn trốn khắp nơi và hiện có hộ khẩu thường trú tại huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk.
Hiện đối tượng Lý Nguyễn Chung đã đến đầu thú tại cơ quan điều tra VKSND Tối cao về hành vi “giết người” và “cướp tài sản” đối với nạn nhân Nguyễn Thị Hoan, chứ không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn. Theo đó, VKSND đã ra Quyết định khởi tố vụ án số 17/QĐ-VKSTC-C6 ngày 29/10/2013 với tội danh “giết người” và “cướp tài sản” đối với bị can Lý Nguyễn Chung.

Ông Chấn (áo trắng) trong vòng tay người thân, chòm xóm sau 10 năm ngồi tù chịu án
Ông Chấn (áo trắng) trong vòng tay người thân, chòm xóm sau 10 năm ngồi tù chịu án
PV: Xin Phó Thủ tướng cho biết việc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa có Quyết định tạm đình chỉ thi hành án với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn Bắc Giang. Đây có phải là vụ án oan sai?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường:
Sẽ lấy tiền ngân sách bồi thường cho công dân Nguyễn Thanh Chấn

Trước câu hỏi về vấn đề bồi thường cho ông Chấn được đặt ra trong vụ án, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, tiền bồi thường lấy từ ngân sách. Còn cá nhân để xảy ra sự việc có trách nhiệm phải bồi hoàn.
Ông Cường nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc không phải cố ý mà do nguyên tắc suy đoán vô tội không được thực hiện, áp dụng chặt chẽ chỉ xử theo lời khai tài liệu điều tra.
“Phải nói rằng không có nền tư pháp nào chính xác 100% nhưng để lọt những cái sơ đẳng này tôi cho là do việc tranh tụng ở tòa chưa được thấu đáo”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: - Trong việc xử lý hình sự của chúng ta, điều rất quan trọng là không được để lọt tội phạm, nhưng kiên quyết không để oan sai cho người dân. Đảm bảo chế độ pháp lý, đặc biệt là hình sự văn minh, công bằng, khách quan, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo luật pháp đã quy định.

PV: Thưa Phó Thủ tướng, trong thời gian vừa qua có nhiều vụ việc cho thấy những bị can trong thời gian bị tam giam có trường hợp bị ép cung. Vậy vấn đề này nên nhìn nhận như thế nào?

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: - Theo quy định của pháp luật, nếu có trường hợp bị ép cung là trái pháp luật. Cần có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả vấn đề này để pháp luật được thực thi ở mọi lúc, mọi nơi kể cả ở trong nơi nhà tạm giam.


Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đại biểu đoàn TP.HCM:
Truy trách nhiệm ép cung

Quan trọng nhất trong tố tụng, nước nào cũng vậy, có sai sót nhưng sai sót này phải được đánh giá là sai sót nghiệp vụ vô ý hay là sự sai sót do thiếu trách nhiệm, hay thậm chí là sai sót do thiên vị, cố tình thiên vị hay thậm chí sai sót do tiêu cực tham nhũng.
Nếu như do nghiệp vụ nghĩa là trong thời điểm đó các cơ quan không đủ điều kiện cần thiết, khách quan để thu thập đủ chứng cứ do đó dẫn đến đánh giá sai thì nó vẫn là sai và vẫn phải rút kinh nghiệm để sửa nhưng sai phạm nghiệp vụ đó được đánh giá ở mức độ khác.
Còn nếu trong vụ này đã có chứng cứ rõ ràng, cung cấp cho cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án rằng ông này có bằng chứng ngoại phạm nhưng chứng cứ hiển nhiên đó lại bị bác bỏ thì phải xem nguyên nhân gì: do cố tình thiên vị hay vô cảm với quyền của bị can, bị cáo hay cố tình bảo vệ kết quả bức cung hay thậm chí có tiêu cực, tham nhũng thì phải có xử lý nghiêm khắc hơn.
Nhưng quan trọng nhất trong câu chuyện đó là phải bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ được có LS ngay từ giai đoạn đầu và được đối xử theo nguyên tắc suy đoán vô tội một cách triệt để hết sức tạo điều kiện giám sát để loại trừ hành vi bức cung và dùng nhục hình dưới mọi hình thức khác nhau một cách triệt để, có hiệu quả nhất.
Nghi vấn do bị ép cung nên ông Chấn đã nhận tội thì đây không phải cá biệt của Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng vậy, khi nghười ta bị ép cung thì nhận để qua giai đoạn thẩm vấn, điều tra. Chừng nào còn bức cung, ép cung, nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền có luật sư, quyền bào chữa  không được bảo đảm như luật đình thì những trường hợp oan sai tương tự sẽ vẫn còn.
Vấn đề bây giờ là các cơ quan có liên quan phải kiểm điểm, lỗi của điều tra thì công an kiểm điểm, công tố thì viện kiểm soát kiểm điểm, lõi của toà án thì tòa án kiểm điểm.
Việc quy trách nhiệm này không biết trước đây như thế nào nhưng lần này đã đưa ra trước công luận như vậy thì phải kiểm điểm. Công dân có oan như vậy sẽ được bồi thường.

Bích Ngọc (ghi)