THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 November 2013

Dân vây nhà máy xả khí độc giữa Hà Nội

HÀ NỘI (NV).- Sáng ngày 7 tháng 11, hàng chục người dân thôn Quảng Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội lại kéo đến bao vây nhà máy sản xuất cao su xốp cách nhiệt bị tố xả khí độc gây ô nhiễm môi sinh. Cuộc phản kháng của dân chúng Quảng Yên kéo dài suốt tháng qua đến nay vẫn chưa đến hồi kết thúc.  
Dân địa phương biểu tình đòi chấm dứt hoạt động nhà máy gây ô nhiễm. (Hình: báo Thanh Niên)

Theo báo Thanh niên, nhà máy làm xốp cao su cách nhiệt thuộc Công ty Hòa Bình đã từng làm cam kết sẽ chấm dứt tình trạng xả khí độc, từ một tháng nay.

Báo Thanh niên nói rằng, cuộc bao vây để phản đối tình trạng ô nhiễm trước nhà máy Công ty Hòa Bình bùng nổ từ ngày 16 tháng 10, 2013. Hàng trăm cư dân huyện Quốc Oai cho biết, họ không thể tiếp tục ngửi mùi hôi khí độc từ nhà máy thải ra. Người dân cho rằng, khí thải nhà máy được tuôn vào không gian từ các lò nung lớn chứa đầy mùi cao su nguyên chất và hóa chất làm ô nhiễm không khí trầm trọng.

Báo này còn dẫn lời bà Phùng Thị Giang, công nhân nhà máy Sico ở cạnh công ty Hòa Bình xác nhận rằng, nhiều công nhân Sico đã nghỉ việc để tránh ô nhiễm. Bà Giang cho biết, không ai chịu nổi mùi hóa chất nồng nặc lan tỏa khắp khu vực. Một số cư dân thôn Quảng Yên cũng nói rằng rất nhiều người bị viêm đường hô hấp kể từ khi công ty Hòa Bình khởi động hoạt động nhà máy sản xuất xốp cao su cách nhiệt. Người dân còn tố thêm, nước thải ra sông từ nhà máy này làm cá chết hàng loạt.

Ngày 14 tháng 10 vừa qua, hàng trăm cư dân xã Yên Sơn đã kéo đến, căng biểu ngữ đòi đình chỉ hoạt động của công ty Hòa Bình. Đến ngày 7 tháng 11, họ lại kéo đến bao vây nhà máy, đòi chính quyền phải can thiệp, ngăn chặn hoạt động của công ty Hòa Bình gây ô nhiễm môi sinh.

Báo Thanh niên cũng cho hay, công ty Hòa Bình đã bị buộc phải giải quyết tình trạng trên trong vòng một tháng. Nay đã đến hạn, công ty Hòa Bình vẫn tiếp tục hoạt động, xả khí độc ra môi trường khiến người dân kéo đến bao vây nhà máy. (PL)