THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 November 2013

Thời cơ đã đến cho một chế độ đa đảng ở VN?!

Thanh niên, sinh viên xuống đường phản đối TQ lấn chiếm lãnh hải Việt Nam
Thanh niên, sinh viên xuống đường phản đối TQ lấn chiếm lãnh hải Việt Nam
AFP
RFA - 07/11/2013 
Những người quan tâm tình hình chính trị tại Việt Nam tiếp tục bàn về chủ trương đa nguyên- đa đảng tại Việt Nam. Theo những người ủng hộ việc thành lập một đảng chính trị hoạt động công khai với đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay thì thời cơ đã chín muồi cho việc đó cũng như lòng dân mong muốn.
Thời cơ
Người gây xôn xao dư luận với chủ trương thành lập một chính đảng tại Việt Nam để hoạt động đối lập với đảng cầm quyền hiện thời là ông Lê Hiếu Đằng. Theo ông này thì thời cơ cho một đảng chính trị hoạt động công khai như thế đã chín muồi.
Tuy nhiên đối với blogger Nguyễn Thiện Nhân, người đưa ra góp ý xây dựng cương lĩnh cho đảng dân chủ- xã hội mà ông Lê Hiếu Đằng chủ xướng lại cho rằng thời cơ ấy vẫn còn lệ thuộc nhiều vào nhà nước hiện nay:
Thời cơ chín muồi nhưng thông tin không đến từng người dân được. Thông thường qua mạng Internet, nhưng mạng bị chặn, bị tường lửa… nên số người tiếp cận được thông tin này còn quá ít; từ đó không dẫn đến một phong trào đủ mạnh, một số lượng đủ mạnh. Chỉ có khi nào truyền thông được mở ra để người Việt Nam có thể tiếp cận được thông tin để họ cùng có ý kiến, cùng có quan điểm, có quyết định gia nhập hay không. Lúc đó mới thể hiện được tinh thần làm chủ của người dân, ý dân thế nào, người dân có chấp nhận đa đảng hay không.
Chủ tịch nước  Việt Nam Trương Tấn Sang. AFP
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. AFP

Thời cơ chín muồi nhưng thông tin không đến từng người dân được. Thông thường qua mạng Internet, nhưng mạng bị chặn, bị tường lửa… nên số người tiếp cận được thông tin này còn quá ít; từ đó không dẫn đến một phong trào đủ mạnh, một số lượng đủ mạnh
blogger Nguyễn Thiện Nhân
Chứ không đủ lượng người thì làm thế nào để giải quyết tình huống thời cơ đã đến? Bây giờ nếu nhà nước cứ chặn thông tin như thế này, số người không đủ thì những người mong muốn, có tâm huyết họ phải dùng cách khác. Ví dụ họ phải dùng tính mạng, chứ đấu tranh hoài không được thì sao! Tất nhiên cuối cùng Việt Nam cũng có lối ra thôi. Nếu như đảng Cộng sản mở ra sớm thì sẽ đỡ đi những tính mạng đó; còn vẫn tình huống này thì người ta phải ngã xuống thôi.
Còn giáo sư Hán Nôm Trần Khuê, phó tổng thư ký Đảng Dân chủ Thế Kỷ 21 do ông Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt hồi tháng 6 năm 2006, nói về điều này như sau:
Tôi chỉ nhắc câu nói của cố thủ tướng Anh Churchill mà tôi cho là thú vị: ‘Bi quan thì thấy khó khăn trong từng cơ hội, còn lạc quan thì thấy cơ hội trong từng khó khăn’. Vậy thì cùng một hiện tượng, trạng thái, sự kiện thôi nhưng tùy theo người ta bi quan hay lạc quan mà nhìn khác. Còn đối với tôi như chuyện họ trả tự do cho Phương Uyên và mai kia trả tự do cho nhiều người nữa. Điều đó phù hợp xu thế của xã hội và sớm muộn gì cũng phải xảy ra. Tôi thấy vừa rồi họ đi những nước cờ hay, và tôi đang xem sắp tới họ đi nước cờ đại xá thế nào. Nói đại xá và trả tự do cho những tù chính trị, lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân… Đó là xu thế tốt. Còn nếu vẫn giữ những người đó và thả bọn tham nhũng… lại là xu thế khác.
Tôi đang xem sắp tới họ đi nước cờ đại xá thế nào. Nói đại xá và trả tự do cho những tù chính trị, lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân… Đó là xu thế tốt. Còn nếu vẫn giữ những người đó và thả bọn tham nhũng… lại là xu thế khác.
GS Trần Khuê
Cho nên nhìn vào ván cờ đại xá sắp tới người ta sẽ phán đoán tình hình sẽ tốt lên hay xấu đi. Cũng như nước cờ sửa hiến pháp sắp tới, nếu nước cớ cao người ta sẽ sửa một cách nghiêm chỉnh, còn nếu sửa một cách hình thức là nước cờ thấp. Đi thấp đi cao hiện nay nằm trong tay những người cầm quyền. Nếu người ta đi những nước cờ cao, nước cờ tốt thì tình hình tốt lên; còn đi những nước cờ thấp thì tình hình trì trệ. Thế thôi!
An ninh làm hàng rào ngăn chặn người dân đến dự phiên xử LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 tại Hà Nội. AFP
An ninh làm hàng rào ngăn chặn người dân đến dự phiên xử LS. Lê Quốc Quân hôm 02/10/2013 tại Hà Nội. AFP

Ý dân
Một trong những đánh giá của những người cho rằng thời cơ đã chín muồi cho một đảng chính trị đối lập tại Việt Nam ra đời còn là lòng dân đã quá chán ngán hành xử của Đảng Cộng sản Việt Nam lâu nay.
Blogger Nguyễn Thiện Nhân có đánh giá như sau:
Người dân cũng hiểu ra, họ nhìn thấy những kết quả, những hiện tượng trong xã hội và hiểu được rằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không còn khả thi nữa. Đó là điều tôi nghĩ cũng đông đảo người dân hiểu được; tuy nhiên lý luận họ không đủ khả năng lý luận, chỉ cảm nhận về mặt hình thức như vậy thôi.
Trong khi đó giáo sư Trần Khuê có phân tích cụ thể hơn về nhìn nhận của người dân trong xã hội về các vấn đề chính trị- xã hội của đất nước như sau:
ở Việt Nam đặc biệt hơn ( như tôi đã nói nhiều lần), gần chết mới nổi giận, mà nổi giận thì rắc rối lắm. Nếu ở trên điều chỉnh tốt, đúng là sẽ diễn biến một cách hòa bình, chuyển biến tốt; còn nếu không sẽ bùng nổ xã hội, gây ra nhiều thiệt hại chung
giáo sư Trần Khuê
Có ít nhất ba loại. Thứ nhất loại luôn lên tiếng, người ta tưởng nguy hiểm nhưng không có gì nguy hiểm vì có gì người ta nói ra cả rồi. Loại không nói năng gì cả, thấy khó chịu cứ nén ép lại. Loại này đông lắm. Tôi cho nén ép rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ nén ép phải xả xú báp, phải xì hơi. Còn tầng lớp ở giữa đại khái, gió chiều ngào theo chiều ấy, bên nào mạnh thì theo bên đó.
Theo tôi tình hình đó ở nước nào cũng có, ở Việt Nam cũng có; nhưng ở Việt Nam đặc biệt hơn ( như tôi đã nói nhiều lần), gần chết mới nổi giận, mà nổi giận thì rắc rối lắm. Nếu ở trên điều chỉnh tốt, đúng là sẽ diễn biến một cách hòa bình, chuyển biến tốt; còn nếu không sẽ bùng nổ xã hội, gây ra nhiều thiệt hại chung.
Một lý do khiến cho nhận định của nhiều người dân trong xã hội hiện nay về tình hình chính trị đất nước không được đúng đắn, theo blogger Nguyễn Thiện Nhân là từ cách thức giáo dục, tuyên truyền của nhà nước cũng như sự bưng bít thông tin. Ông nói:
Người dân đối với vấn đề chính trị thật ra như một tờ giấy trắng thôi. Nếu họ có tiếp cận thông tin, có tư duy về vấn đề này mới hiểu được. Chứ còn nếu như cứ tiếp nhận theo tinh thần mà từ các cấp phổ thông cho đến đại học cử giảng dạy những điều như chủ nghĩa Marx hay gì đấy, làm sao người dân có tiếp cận thông tin khác cũng như có cái gì khác để mà lựa chọn!
Nhiều người thường nhắc đến câu ‘Thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ đề cập đến ba yếu tố tốt đẹp cho việc làm nào đó. Đối với việc thành lập ra một đảng chính trị đối lập tại Việt Nam các ý kiến về cả ba yếu tố như thế vẫn còn khác nhau.