Được giao nhiệm vụ nhận tiền “lại quả” từ đối tác nước ngoài, Sơn đã sắm 4
chiếc valy mới tinh, xếp hàng chục tỷ đồng vào đó để đưa đến cho các
sếp...
“Lại quả”
Từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines tiến hành tổ chức khảo sát, thương thảo, quyết định phương án mua, ký hợp đồng thanh toán tiền, nhập khẩu ụ nổi 83M với Công ty AP- Singapore.
Nguyễn Hải Sơn, nguyên TGĐ Cty sửa chữa tàu biển Vinalines, Phó BQLDA nhận “chỉ thị” từ ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Hàng hải VN, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải và ông Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Cty Hàng hải VN, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Vận tải nhận tiền “lại quả” 20 % giá trị hợp đồng mua bán ụ nổi từ phía Công ty AP- Singapore.
Khi đó ông Dũng đã “phát lệnh” cho Sơn: “10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho
Phúc, còn lại cho em”.
Để chuyển tiền “lại quả”, ông Goh Hoon Seow, Giám đốc điều hành Cty AP đề nghị Sơn cung cấp một công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng UOB, để Cty AP chuyển 1,666 triệu USD về VN.
Sơn đã nhờ em gái là Trần Thị Hải Hà, Giám đốc Cty Phú Hà mở tài khoản tại Ngân hàng UOB, chi nhánh TP.HCM để Sơn nhận tiền từ Singapore.
Để thực hiện việc chuyển và nhận 1,666 triệu USD, Sơn và ông Goh Hoon Seow thống nhất lập ra một hợp đồng liên doanh khống giữa Cty AP và Cty Phú Hà về việc đầu tư Dự án điểm thông quan nội địa ICD tại Hải Phòng.
Nhận được tiền từ Singapore, theo yêu cầu của Sơn, Hải Hà đã rút hơn 28 tỷ đồng tiền mặt để Sơn mang đi “cúng” các sếp.
Những valy đựng đầy tiền
Tháng 7/2008, ông Dũng vào TP.HCM công tác và nghỉ tại khách sạn Victory. Khi đó Sơn gọi điện cho ông Dũng nói: “Em gặp bác để chuyển ít quà”.
Hẹn xong, Sơn xếp 5 tỷ đồng toàn tiền mệnh giá 500.000 đồng vào chiếc va ly mới tinh, có bánh xe màu đen, có tay kéo, mang đến phòng VIP của khách sạn.
Sơn đưa vali tiền cho ông Dũng và nói: “Theo chỉ đạo của bác, hôm nay em chuyển cho bác trước 5 tỷ đồng từ ụ nổi 83M. Số tiền còn lại em chuyển bác sau”. Ông Dũng nhận valy tiền và không quên nói lời cám ơn.
Chừng 1 tháng sau đó, Sơn ra Hà Nội công tác. Trước khi đi, anh ta bảo em gái chuẩn bị 5 tỷ đồng tiền mặt cho Sơn. Ra đến Hà Nội, Sơn tìm đến phòng làm việc gặp ông Dũng và nói: “Em gửi anh nốt số tiền còn lại, khi nào anh về Hải Phòng thì em đưa vì tiền em để ở đó”.
Dũng nói: “Cuối tuần này anh về Hải Phòng, em mang đến nhà mẹ vợ anh ở đường Phạm Ngũ Lão cho anh”.
Cuối tuần, Sơn về nhà em gái khi chị này đã chuẩn bị đủ 5 tỷ đồng tiền mặt, loại mệnh giá 500.000 đồng/tờ. Sơn lại xếp tiền vào một valy màu đen có bánh xe và tay kéo rồi mang valy tiền đến nhà mẹ vợ của ông Dũng, cách đó chừng 500m.
Sơn vào phòng khách đưa tiền cho ông Dũng và nói: “Em đưa nốt số tiền còn lại”. Ông Dũng nhận tiền và lịch sự nói: “Cảm ơn em”.
Năm 2008, trong một lần ra Hà Nội, Sơn đến phòng làm việc của ông Phúc và nói: “Xin phép anh cho em đến nhà để đưa tiền ụ nổi”. Ông Phúc đồng ý và cho Sơn địa chỉ nhà ở làng quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sơn tự tay xếp 2,5 tỷ đồng vào chiếc valy mới mua ở đường Xã Đàn, bắt taxi đến nhà ông Phúc.
Tại đây, Sơn đưa tiền cho ông Phúc và nói: “Hôm nay em gửi bác trước 2,5 tỷ đồng tiền ụ nổi, số còn lại em chuyển bác sau”. Ông Phúc nhận valy tiền và nói: “Anh cám ơn em”.
Lần thứ 2 cách đó chừng 2 đến 3 tuần, nhân chuyến công tác ra Hà Nội, Sơn lại chuẩn bị số tiền 5 tỷ đồng, để trong một valy mới, đi ô tô đến nhà ông Phúc.
Vì ông Phúc không có nhà, ra tiếp Sơn là một người phụ nữ. Ngồi chờ chừng 45 phút thì ông Phúc về. Sơn đã đưa cho ông Phúc valy đựng 5 tỷ đồng và nói: “Hôm nay em đưa anh 5 tỷ đồng tiền ụ nổi”. Ông Phúc nhận va ly tiền và không quên nói lời cám ơn.
Cuối năm 2008, Sơn lại bay ra Hà Nội đưa nốt cho ông Phúc 2,5 tỷ đồng. Không lịch sự như những lần trước, lần này Sơn bọc tiền trong túi nilon, đựng trong chiếc cặp to màu đen.
Sơn đến nhà đưa tiền cho ông Phúc. Ông này cầm cặp, mang tiền vào phòng trong cất rồi mang trả lại cặp cho Sơn.
Sau khi đã chia cho 2 sếp to mỗi người 10 tỷ đồng, số tiền còn lại Sơn chia cho Trần Hữu Chiều, nguyên Phó TGĐ Cty Hàng hải VN số tiền 340 triệu đồng. Khi đưa tiền cho Chiều Sơn nói: “Gửi anh chút tiền bồi dưỡng”.
Để “trả công” cho cô em gái đã đứng ra nhận hộ số tiền 28 tỷ đồng, Sơn chia cho em gái là Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng. Khi đưa em gái tiền, Sơn chỉ nói là tiền của Sơn cho, không nói nguồn gốc.
Theo cáo buộc của VKSNDTC, hành vi nêu trên của ông Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã phạm vào khoản 4, Điều 278 tội Tham ô tài sản. Hành vi phạm tội của các bị can sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 12/12 tới.
Sức mạnh của đồng tiền đã khiến Dương Chí Dũng liên tiếp mắc sai lầm.
Theo cáo buộc của Viện KSNDTC, hành vi của ông Dũng và các bị can liên
quan đã phạm vào các tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ngày mai (12/12), hành vi
phạm tội của các bị can sẽ bị đưa ra xét xử. |
Từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, Vinalines tiến hành tổ chức khảo sát, thương thảo, quyết định phương án mua, ký hợp đồng thanh toán tiền, nhập khẩu ụ nổi 83M với Công ty AP- Singapore.
Nguyễn Hải Sơn, nguyên TGĐ Cty sửa chữa tàu biển Vinalines, Phó BQLDA nhận “chỉ thị” từ ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Hàng hải VN, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải và ông Mai Văn Phúc, nguyên TGĐ Cty Hàng hải VN, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Vận tải nhận tiền “lại quả” 20 % giá trị hợp đồng mua bán ụ nổi từ phía Công ty AP- Singapore.
Ông Dương Chí Dũng. |
Để chuyển tiền “lại quả”, ông Goh Hoon Seow, Giám đốc điều hành Cty AP đề nghị Sơn cung cấp một công ty, mở tài khoản tại Ngân hàng UOB, để Cty AP chuyển 1,666 triệu USD về VN.
Sơn đã nhờ em gái là Trần Thị Hải Hà, Giám đốc Cty Phú Hà mở tài khoản tại Ngân hàng UOB, chi nhánh TP.HCM để Sơn nhận tiền từ Singapore.
Để thực hiện việc chuyển và nhận 1,666 triệu USD, Sơn và ông Goh Hoon Seow thống nhất lập ra một hợp đồng liên doanh khống giữa Cty AP và Cty Phú Hà về việc đầu tư Dự án điểm thông quan nội địa ICD tại Hải Phòng.
Nhận được tiền từ Singapore, theo yêu cầu của Sơn, Hải Hà đã rút hơn 28 tỷ đồng tiền mặt để Sơn mang đi “cúng” các sếp.
Những valy đựng đầy tiền
Tháng 7/2008, ông Dũng vào TP.HCM công tác và nghỉ tại khách sạn Victory. Khi đó Sơn gọi điện cho ông Dũng nói: “Em gặp bác để chuyển ít quà”.
Hẹn xong, Sơn xếp 5 tỷ đồng toàn tiền mệnh giá 500.000 đồng vào chiếc va ly mới tinh, có bánh xe màu đen, có tay kéo, mang đến phòng VIP của khách sạn.
Sơn đưa vali tiền cho ông Dũng và nói: “Theo chỉ đạo của bác, hôm nay em chuyển cho bác trước 5 tỷ đồng từ ụ nổi 83M. Số tiền còn lại em chuyển bác sau”. Ông Dũng nhận valy tiền và không quên nói lời cám ơn.
Chừng 1 tháng sau đó, Sơn ra Hà Nội công tác. Trước khi đi, anh ta bảo em gái chuẩn bị 5 tỷ đồng tiền mặt cho Sơn. Ra đến Hà Nội, Sơn tìm đến phòng làm việc gặp ông Dũng và nói: “Em gửi anh nốt số tiền còn lại, khi nào anh về Hải Phòng thì em đưa vì tiền em để ở đó”.
Dũng nói: “Cuối tuần này anh về Hải Phòng, em mang đến nhà mẹ vợ anh ở đường Phạm Ngũ Lão cho anh”.
Cuối tuần, Sơn về nhà em gái khi chị này đã chuẩn bị đủ 5 tỷ đồng tiền mặt, loại mệnh giá 500.000 đồng/tờ. Sơn lại xếp tiền vào một valy màu đen có bánh xe và tay kéo rồi mang valy tiền đến nhà mẹ vợ của ông Dũng, cách đó chừng 500m.
Sơn vào phòng khách đưa tiền cho ông Dũng và nói: “Em đưa nốt số tiền còn lại”. Ông Dũng nhận tiền và lịch sự nói: “Cảm ơn em”.
Năm 2008, trong một lần ra Hà Nội, Sơn đến phòng làm việc của ông Phúc và nói: “Xin phép anh cho em đến nhà để đưa tiền ụ nổi”. Ông Phúc đồng ý và cho Sơn địa chỉ nhà ở làng quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sơn tự tay xếp 2,5 tỷ đồng vào chiếc valy mới mua ở đường Xã Đàn, bắt taxi đến nhà ông Phúc.
Tại đây, Sơn đưa tiền cho ông Phúc và nói: “Hôm nay em gửi bác trước 2,5 tỷ đồng tiền ụ nổi, số còn lại em chuyển bác sau”. Ông Phúc nhận valy tiền và nói: “Anh cám ơn em”.
Lần thứ 2 cách đó chừng 2 đến 3 tuần, nhân chuyến công tác ra Hà Nội, Sơn lại chuẩn bị số tiền 5 tỷ đồng, để trong một valy mới, đi ô tô đến nhà ông Phúc.
Vì ông Phúc không có nhà, ra tiếp Sơn là một người phụ nữ. Ngồi chờ chừng 45 phút thì ông Phúc về. Sơn đã đưa cho ông Phúc valy đựng 5 tỷ đồng và nói: “Hôm nay em đưa anh 5 tỷ đồng tiền ụ nổi”. Ông Phúc nhận va ly tiền và không quên nói lời cám ơn.
Cuối năm 2008, Sơn lại bay ra Hà Nội đưa nốt cho ông Phúc 2,5 tỷ đồng. Không lịch sự như những lần trước, lần này Sơn bọc tiền trong túi nilon, đựng trong chiếc cặp to màu đen.
Sơn đến nhà đưa tiền cho ông Phúc. Ông này cầm cặp, mang tiền vào phòng trong cất rồi mang trả lại cặp cho Sơn.
Sau khi đã chia cho 2 sếp to mỗi người 10 tỷ đồng, số tiền còn lại Sơn chia cho Trần Hữu Chiều, nguyên Phó TGĐ Cty Hàng hải VN số tiền 340 triệu đồng. Khi đưa tiền cho Chiều Sơn nói: “Gửi anh chút tiền bồi dưỡng”.
Để “trả công” cho cô em gái đã đứng ra nhận hộ số tiền 28 tỷ đồng, Sơn chia cho em gái là Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng. Khi đưa em gái tiền, Sơn chỉ nói là tiền của Sơn cho, không nói nguồn gốc.
Theo cáo buộc của VKSNDTC, hành vi nêu trên của ông Dũng, Phúc, Sơn, Chiều đã phạm vào khoản 4, Điều 278 tội Tham ô tài sản. Hành vi phạm tội của các bị can sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 12/12 tới.
Khoản 4, Điều 278 tội Tham ô tài sản quy
định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 20 năm,
tù chung thân hoặc tử hình:
a, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; b, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác. |
- T.Nhung