VIỆT NAM (NV) - Ở Việt Nam đang rộ lên cuộc tranh cãi giữa hai nhóm, yên tâm và lo ngại về cán cân mậu dịch Việt Nam-Trung Quốc.
Trong khi một quan chức cao cấp của Hà Nội cho rằng việc Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là “hết sức bình thường,” thì một giám đốc công ty Trung Quốc lại cảnh cáo “nạn nhập siêu làm mất cân bằng cán cân thương mại hai nước.”
Hàng Trung Quốc đổ vào Việt Nam qua cửa biên giới phía Bắc ngày càng nhiều. (Hình: Internet) |
Theo báo Người Lao Ðộng, một cuộc họp được tổ chức tại Hà Nội cuối năm rồi đã “mổ xẻ” tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa hai nước Việt-Trung. Báo Người Lao Ðộng dẫn lời ông Chu Kiếm Quân tại cuộc họp này cho rằng, năng lực sản xuất hàng hóa của Việt Nam không theo kịp nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh tại thị trường.
Ông Chu Kiếm Quân là một giám đốc công ty tư nhân tọa lạc tại Hồng Kông đã cảnh cáo rằng, Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh, khuyến khích thương nhân mình đưa hàng hóa vào thị trường Trung Quốc. Chỉ như thế, theo ông Chu Kiếm Quân, Việt Nam mới có hy vọng cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.
Trong khi đó, cũng theo báo Người Lao Ðộng, phó vụ trưởng Vụ Thị Trường Châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam - Ðào Ngọc Chương tỏ ra bình thản trước con số nhập siêu 10 tỉ đô hàng hóa Trung Quốc tại Việt Nam.
Theo ông Ðào Ngọc Chương, 90% giá trị hàng Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam là nguyên liệu “đầu vào” của các ngành sản xuất nội địa. Trong số này, Việt Nam đã nhập cảng 10 sản phẩm chính từ Trung Quốc như máy móc, điện thoại và linh kiện, phụ tùng; máy tính; bông, vải sợi; giày dép; xăng dầu, khí đốt; hạt nhựa; phân bón; thức ăn gia súc...
Ông này cho rằng đó là hiện tượng hết sức bình thường vì nếu “không nhập cảng từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ các quốc gia khác giá cao hơn, đường vận chuyển dài hơn, mắc hơn...” Ông Ðào Ngọc Chương còn bác bỏ dư luận cho rằng, Việt Nam nhập cảng máy móc phế thải và rau quả chứa chất độc hại của Trung Quốc ngày càng nhiều.
Ông này cho rằng đó là hiện tượng hết sức bình thường vì nếu “không nhập cảng từ Trung Quốc thì cũng phải nhập từ các quốc gia khác giá cao hơn, đường vận chuyển dài hơn, mắc hơn...” Ông Ðào Ngọc Chương còn bác bỏ dư luận cho rằng, Việt Nam nhập cảng máy móc phế thải và rau quả chứa chất độc hại của Trung Quốc ngày càng nhiều.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, gần ba mươi năm qua, Việt Nam chưa bao giờ xuất siêu sang Trung Quốc, trừ năm 1992.
Ðiều đáng lo ngại, theo ông viện phó Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Võ Trí Thành, Việt Nam nhập cảng nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước chỉ là một hình thức gia công cấp thấp. Theo ông Thành, tình trạng này khiến cán cân thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng thâm hụt một cách đáng lo ngại.
Ðiều đáng lo ngại, theo ông viện phó Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương - Võ Trí Thành, Việt Nam nhập cảng nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước chỉ là một hình thức gia công cấp thấp. Theo ông Thành, tình trạng này khiến cán cân thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng thâm hụt một cách đáng lo ngại.
Vì vậy, trong khi dư luận ở Việt Nam hô hào thúc đẩy phát triển kỹ nghệ; nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân; sử dụng hữu hiệu đồng vốn của nền kinh tế... thì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn “bình chân như vại.”