Mạnh tay cắt giảm nhân sự
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã công bố báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2013. Theo đó, một trong các điểm đáng chú ý chính là việc ACB tiếp tục mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Cụ thể, tính tới ngày 30/9/2013, tổng số nhân viên chính thức của ACB chỉ còn là 9.005 người giảm 703 người, tương ứng 7,2% so với quý 2/2013 và giảm 739 người, tương ứng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh Techcombank, ACB là một trong những ngân hàng “dẫn đầu” thị trường về cắt giảm nhân sự trong suốt thời gian qua.
Đi cùng với cắt giảm nhân sự, quỹ lương của ACB cũng có chiều hướng đi xuống. Tính tới ngày 30/9/2013, chi phí cho nhân viên của ngân hàng này đạt 1.151 tỷ đồng, giảm 319 tỷ đồng, tương ứng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã công bố báo cáo tài chính giữa niên độ năm 2013. Theo đó, một trong các điểm đáng chú ý chính là việc ACB tiếp tục mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Cụ thể, tính tới ngày 30/9/2013, tổng số nhân viên chính thức của ACB chỉ còn là 9.005 người giảm 703 người, tương ứng 7,2% so với quý 2/2013 và giảm 739 người, tương ứng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh Techcombank, ACB là một trong những ngân hàng “dẫn đầu” thị trường về cắt giảm nhân sự trong suốt thời gian qua.
Đi cùng với cắt giảm nhân sự, quỹ lương của ACB cũng có chiều hướng đi xuống. Tính tới ngày 30/9/2013, chi phí cho nhân viên của ngân hàng này đạt 1.151 tỷ đồng, giảm 319 tỷ đồng, tương ứng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
ACB cắt giảm hơn 700 nhân sự trong quý 3/2013 |
Con số 14,2 triệu đồng/người/tháng được xem là mức thu nhập cao trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên không ít nhân viên ngân hàng giải thích rõ hơn đây chỉ là con số trung bình không phản ánh được thực tế thu nhập ngành ngân hàng vì lương nhân viên không cao.
Sở dĩ mức thu nhập trung bình đạt đến các con số “chục triệu” là do lương lãnh đạo ngành này luôn ở mức cao ngất ngưởng.
Lãi nhờ vàng và ngoại hối
Quý 3/2012, ngân hàng ACB gây chú ý khi công bố số lỗ khổng lồ lên tới gần 500 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối là “thủ phạm” tạo nên khoản lỗ khủng này.
Tới quý 3/2013, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối được cải thiện nên ACB đã báo lãi 380,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của ACB đạt 898,7 tỷ đồng, tăng rất nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Một hoạt động khác góp phần không nhỏ vào thành công của ACB trong kỳ chính là mua bán chứng khoán đầu tư. Hoạt động này mang lại cho ACB 184,6 tỷ đồng trong quý 3, lũy kế 9 tháng đạt 362,4 tỷ đồng. Trong khi đó, quý 2/2012, ACB chịu lỗ hơn 10 tỷ đồng vì mua bán chứng khoán đầu tư.
Lợi nhuận sau thuế của ACB tăng mạnh chủ yếu do hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối được cải thiện. Trong khi đó, hoạt động chủ lực của ngân hàng lại đi xuống.
Cụ thể, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự giảm đáng kể chỉ đạt 3.783,8 tỷ đồng, giảm 1.237,2 tỷ đồng, tương ứng 24,64%; lũy kế 9 tháng đạt 11.815,4 tỷ đồng, giảm 5.861,2 tỷ đồng, tương ứng 33,16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận được cải thiện nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dung chỉ là 82 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 273,78 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 344,62 tỷ đồng.
Tính tới 30/9/2013, tổng tài sản của ACB đạt 159.880 tỷ đồng, giảm 15.316 tỷ đồng, tương ứng 8,74%.