THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 October 2013

Phạt tiền thí sinh mang tài liệu vào phòng thi: Chuyện không dễ !

Theo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cá nhân mang tài liệu, thông tin và vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này được cho là rất khó thực hiện.
Khoảng 3 năm trở lại đây, ngành giáo dục tỏ ra quyết tâm với việc phòng chống tiêu cực trong thi cử. Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra như siết chặt nội quy, tăng hình phạt sai phạm, nhiều vật dụng được thêm vào danh sách cấm mang vào phòng thi, thậm chí còn cho phép thí sinh quay hình,c hụp ảnh tiêu cực nếu có… Tuy nhiên những biện pháp đó vẫn không hề hiệu quả khi kỳ thi nào cũng vẫn có các scandal với nhiều mức độ khác nhau.
 
Và mới đây, nghị định xử phạt hành chính trong lực vực giáo dục đã ra đời nhằm tăng thêm chế tài xử phạt. Tuy nhiên, quy định này đang được cho là khó thực hiện bởi việc phạt tiền sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người thực thi và quan điểm của lãnh đạo đơn vị. Nhưng theo Phó chánh thanh tra Sở GD&ĐT TP.HCM, ông Phạm Quốc Vũ cho biết trên Tuổi trẻ, từ trước đến nay, các bộ quản lý, thầy cô giáo thường mang tâm lý “thông cảm” cho cả thí sinh lẫn đồng nghiệp nếu phát hiện có vi phạm trong quy chế thi. Hình thức xử lý thường chỉ là nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm, cao hơn là hạ bậc thi đua nhưng nếu xử phạt theo hình thức phạt tiền thì nhiều người sẽ cảm thấy “áy náy”.
 
Hơn thế nữa, số tiền 1-2 triệu đồng là một mức quá cao so với thu nhập trung bình của các gia đình ngoại thành, đặc biệt là vùng khó khăn, vùng sâu. Tiền ăn hằng ngày còn phải chạy vạy, và để đủ tiền đóng học phí đã khó thì cũng khó mà thu phạt tiền nếu trẻ bị vi phạm. Trong trường hợp này thì cách giải quyết ra sao quả là bài toán nan giải với người thực thi. Chưa kể đây có thể là một sức ép khiến trẻ bỏ học cao hơn, khi mà tại các vùng sâu các giáo viên vẫn thường đến tận nhà học sinh vất vả mãi mới vận động được gia đình cho chúng đi học. Hơn nữa, khi đã thực hiện phạt tiền thì số tiền thu được sẽ do ai quản, và được sử dụng ra sao cũng là một vấn đề không hề đơn giản và rất có thể lại dẫn đến những hệ lụy tiêu cực phức tạp khác.
 
Thế nên thay vì “đè ngửa” người dân ra để phạt tiền thì ngành giáo dục nên nâng cao chất lượng giảng dạy, cải tiến hình thức dạy – học cũng như cách tổ chức thi cử tạo sự công bằng và cũng là để hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra, chứ không phải cứ dùng tiền xử phạt mỗi khi không tìm ra giải pháp quản lý hữu hiệu như hiện nay.