Không chỉ có thú lạ, người lạ, bệnh lạ mà ở Việt Nam đến cả pháp luật cũng lạ, nước ta có một luật rất lạ mà thế giới chưa hề có…
Việt Nam có một luật rất lạ mà thế giới chưa có…
Phát biểu tại phiên họp sáng 20/9 về kết quả triển khai thi hành các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng… chưa làm”.
Bà Kim Ngân tóm tắt 5 nguyên nhân chủ yếu là do: “Nợ; Chậm tiến độ; Chưa nghiêm túc; Chất lượng kém và Nội dung chưa phù hợp”. Bà cho biết, bình quân một luật có 6-7 văn bản luật mới thực hiện được.
Một vấn đề đáng lo ngại và cũng thật lạ lùng của việc triển khai thi hành các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết ở nước ta nữa đó chính là luật vừa ban hành đã kịp lạc hậu, toàn thạc sĩ, tiến sĩ luật mà tính thực tế của luật vẫn hạn chế.
Theo ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho biết, khi ông đi giám sát, vấn đề bị kêu nhiều nhất là văn bản dưới luật để hướng dẫn rất chậm, mà nội dung thì khó hiểu. Khi ra được luật thì thực tiễn đã vượt qua luật rồi. “Khi luật được ban hành, Chủ tịch Quốc hội đã ký, Chủ tịch nước công bố thì bản thân luật đã lạc hậu. Nhưng nghị định và văn bản hướng dẫn lại còn chậm hơn nên ra đời xong thì đã phải sửa lại luật. Có những luật từ khi ban hành cho đến khi chưa có hiệu lực đã phải bổ sung, sửa đổi” – ông nói.
Phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và những vấn đề lạ lùng trong việc triển khai pháp luạt ở nước ta đã khiến rất nhiều người phải giật mình, bất ngờ.
Luật pháp được biết đến là lĩnh vực quan trọng hàng đầu của đất nước, là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. Thứ có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng sâu rộng như vậy mà vẫn lạ lùng ở nước ta quả thật là khó hiểu.
Và vì vậy nếu ai đó gọi Việt Nam là đất nước của những sự lạ lùng thì cũng chẳng sai bởi cái sự lạ của nước ta quả thật đã bao trùm khắp nơi.
Đất nước của sự lạ lùng
Năm vừa qua, những chuyện lạ Việt Nam diễn ra liên tục và xuất hiện thường xuyên trên mặt báo đã khiến công chúng vô cùng sửng sốt, nửa tin, nửa ngờ, nhưng chúng đều là những chuyện có thật đã và đang tồn tại.
Mới đây nhất là việc cả nước xôn xao lo lắng vì sự tấn công của loài chó lạ ở xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội). Theo đó, người dân xã Bắc Sơn đã có hơn trăm trường hợp bị chó lạ cắn. Mô tả về con chó lạ này, ông Dương Văn Bảy, phó chủ tịch xã Thành Công (Huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) cho biết: “Giống chó này cao, gầy, lông ngắn, có màu xám tro hoặc vàng nhạt, đôi khi có những con lông loang 2 màu xám và đen. Mõm chó dài, tai dựng. Đặc biệt chúng nặng hơn các giống chó Việt Nam ở trên địa bàn, thường nặng từ 20 – 30 kg và rất khỏe, hung dữ”.
Những thông tin về kích cỡ to lớn của giống chó lạ, không ít người đã tỏ ra lo sợ việc số lượng chó lạ ngày càng phát triển và có thể tấn công con người bất cứ lúc nào.
Trước đó, căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi cũng đã khiến các nhà khoa học, các cơ quan chức năng phải đau đầu. Bệnh lạ đã xuất hiện tại 5 xã của huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) là Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Tô, Ba Vinh, trong đó tập trung chủ yếu tại làng Rêu của xã Ba Điền (chiếm tỷ lệ 55,67%). Tỷ lệ nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là từ 15-30 tuổi chiếm trên 30%, trong đó 100% bệnh nhân mắc bệnh là người dân tộc H’re.
Những người mắc bệnh lạ bị tổn thương cơ thể rất nghiêm trọng như suy gan, tổn thương cơ tim, tổn thương da… Ngoài ra, lòng bàn tay, bàn chân nổi lên lớp dày giống vết bỏng, các vết loét lây lan sang miệng, lưng, bụng và có nguy cơ tử vong cao. Đã có 13 trường hợp tử vong được xác định nguyên nhân là do căn bệnh này, và 11 ca tử vong khác bị nghi có liên quan đến “bệnh viêm da lạ”.
Các hội đồng khoa học xác định: Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân nhiều khả năng liên quan đến nguyên nhân nhiễm độc trên cơ địa người bệnh có tình trạng dinh dưỡng kém và thiếu một số yếu tố vi lượng. 94 mẫu đã xét nghiệm cho thấy tình trạng thiếu vitamin B3 trong máu.
Các mối nguy cơ do vi khuẩn, virus từ các mẫu xét nghiệm đất, nước, lương thực thực phẩm cũng được loại trừ do không có hội chứng nhiễm trùng. Xét nghiệm xác định các mẫu máu bị bệnh tại Trường Đại học Nagasaki bằng kỹ thuật pyro – sequencing so sánh với ngân hàng gene trên 240 loài virus, vi khuẩn cũng cho thấy không có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã từng nhận xét về căn bệnh lạ lùng này: “Trên thế giới chưa từng phát hiện căn bệnh nào như căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi. Chỉ có những bệnh giống biểu hiện da, nhưng lại không có biểu hiện ở gan và ngược lại.”
Đến nay, bệnh này đã lắng dịu, nhưng nó vẫn là cú sốc khó quên đối với ngành y tế và người dân trong năm 2012.
Có thể thấy, trong thời gian vừa qua thú lạ, cây lạ, người lạ… tràn ngập trên các mặt báo của Việt Nam và có lẽ vì vậy mà khi người ta phát hiện ra luật lạ, dư luận có lẽ cũng chỉ xôn xao một chút rồi thôi.
Theo Phunutoday
Bà Kim Ngân tóm tắt 5 nguyên nhân chủ yếu là do: “Nợ; Chậm tiến độ; Chưa nghiêm túc; Chất lượng kém và Nội dung chưa phù hợp”. Bà cho biết, bình quân một luật có 6-7 văn bản luật mới thực hiện được.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. |
Theo ông Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho biết, khi ông đi giám sát, vấn đề bị kêu nhiều nhất là văn bản dưới luật để hướng dẫn rất chậm, mà nội dung thì khó hiểu. Khi ra được luật thì thực tiễn đã vượt qua luật rồi. “Khi luật được ban hành, Chủ tịch Quốc hội đã ký, Chủ tịch nước công bố thì bản thân luật đã lạc hậu. Nhưng nghị định và văn bản hướng dẫn lại còn chậm hơn nên ra đời xong thì đã phải sửa lại luật. Có những luật từ khi ban hành cho đến khi chưa có hiệu lực đã phải bổ sung, sửa đổi” – ông nói.
Phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và những vấn đề lạ lùng trong việc triển khai pháp luạt ở nước ta đã khiến rất nhiều người phải giật mình, bất ngờ.
Luật pháp được biết đến là lĩnh vực quan trọng hàng đầu của đất nước, là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. Thứ có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng sâu rộng như vậy mà vẫn lạ lùng ở nước ta quả thật là khó hiểu.
Và vì vậy nếu ai đó gọi Việt Nam là đất nước của những sự lạ lùng thì cũng chẳng sai bởi cái sự lạ của nước ta quả thật đã bao trùm khắp nơi.
Đất nước của sự lạ lùng
Năm vừa qua, những chuyện lạ Việt Nam diễn ra liên tục và xuất hiện thường xuyên trên mặt báo đã khiến công chúng vô cùng sửng sốt, nửa tin, nửa ngờ, nhưng chúng đều là những chuyện có thật đã và đang tồn tại.
Mới đây nhất là việc cả nước xôn xao lo lắng vì sự tấn công của loài chó lạ ở xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội). Theo đó, người dân xã Bắc Sơn đã có hơn trăm trường hợp bị chó lạ cắn. Mô tả về con chó lạ này, ông Dương Văn Bảy, phó chủ tịch xã Thành Công (Huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) cho biết: “Giống chó này cao, gầy, lông ngắn, có màu xám tro hoặc vàng nhạt, đôi khi có những con lông loang 2 màu xám và đen. Mõm chó dài, tai dựng. Đặc biệt chúng nặng hơn các giống chó Việt Nam ở trên địa bàn, thường nặng từ 20 – 30 kg và rất khỏe, hung dữ”.
Những thông tin về kích cỡ to lớn của giống chó lạ, không ít người đã tỏ ra lo sợ việc số lượng chó lạ ngày càng phát triển và có thể tấn công con người bất cứ lúc nào.
Trước đó, căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi cũng đã khiến các nhà khoa học, các cơ quan chức năng phải đau đầu. Bệnh lạ đã xuất hiện tại 5 xã của huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) là Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Tô, Ba Vinh, trong đó tập trung chủ yếu tại làng Rêu của xã Ba Điền (chiếm tỷ lệ 55,67%). Tỷ lệ nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là từ 15-30 tuổi chiếm trên 30%, trong đó 100% bệnh nhân mắc bệnh là người dân tộc H’re.
Những người mắc bệnh lạ bị tổn thương cơ thể rất nghiêm trọng như suy gan, tổn thương cơ tim, tổn thương da… Ngoài ra, lòng bàn tay, bàn chân nổi lên lớp dày giống vết bỏng, các vết loét lây lan sang miệng, lưng, bụng và có nguy cơ tử vong cao. Đã có 13 trường hợp tử vong được xác định nguyên nhân là do căn bệnh này, và 11 ca tử vong khác bị nghi có liên quan đến “bệnh viêm da lạ”.
Căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi |
Các mối nguy cơ do vi khuẩn, virus từ các mẫu xét nghiệm đất, nước, lương thực thực phẩm cũng được loại trừ do không có hội chứng nhiễm trùng. Xét nghiệm xác định các mẫu máu bị bệnh tại Trường Đại học Nagasaki bằng kỹ thuật pyro – sequencing so sánh với ngân hàng gene trên 240 loài virus, vi khuẩn cũng cho thấy không có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã từng nhận xét về căn bệnh lạ lùng này: “Trên thế giới chưa từng phát hiện căn bệnh nào như căn bệnh lạ ở Quảng Ngãi. Chỉ có những bệnh giống biểu hiện da, nhưng lại không có biểu hiện ở gan và ngược lại.”
Đến nay, bệnh này đã lắng dịu, nhưng nó vẫn là cú sốc khó quên đối với ngành y tế và người dân trong năm 2012.
Có thể thấy, trong thời gian vừa qua thú lạ, cây lạ, người lạ… tràn ngập trên các mặt báo của Việt Nam và có lẽ vì vậy mà khi người ta phát hiện ra luật lạ, dư luận có lẽ cũng chỉ xôn xao một chút rồi thôi.
Theo Phunutoday