HÀ NỘI 19-9 (NV) .- Khoảng 14,000 thầy thợ tại tập đoàn đóng tàu Vinashin sẽ bị sa thải trong những ngày sắp tới theo kế hoạch tái cơ cấu lại xí nghiệp quốc doanh nhiều tai tiếng.
Tấm hình này chụp một chiếc tàu biển đang được sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Hải Phòng) của tập đoàn đóng tàu Vinashin. Nợ nần ngập đầu vì tham nhũng và điều hành kiểu gia đình trị, phe đảng khiến tập đoàn này tuy vỡ nợ nhưng lại không được nhà nước cho chôn. Khoảng 14,000 người trong tổ số hơn 26,000 nhân viên Vinashin sẽ bị sa thải trong những ngày sắp tới.(Hình: STR/AFP/Getty Images) |
Tin này gây choáng váng cho đám công nhân viên của Vinashin hiện được mô tả còn 26,242 người ở các công ty thành viên của tập đoàn. Xưa nay, sa thải tập thể không hề thấy ở Việt Nam với số lượng lớn như thế.
Theo các tin tức đưa ra sau cuộc họp ngày 13/9/2013 về tái cấu trúc, tức tìm cách cứu tập đoàn nói trên khỏi chết, giữa Bộ Giao Thông Vận Tải và cấp chỉ huy Vinashin cùng với các chủ nợ (các ngân hàng trong nước) và cơ quan mua bán nợ của nhà nước, tập đoàn chỉ giữ lại khoảng 8,000 người.
Các tin tức tiết lộ trên mặt báo thì hiện cũng đã có tới khoảng 8,000 thầy thợ Vinashin không có việc làm và tình trạng không có việc làm “vẫn có chiều hướng tăng theo từng tháng” như báo Dân Trí mô tả.
Theo nguồn tin, những người hiện không có việc làm thì bị cắt ngay, số còn lại dự trù cho nghỉ thì từ từ được cắt theo kế hoạch tái cơ cấu lại tập đoàn Vinashin.
Dù loan báo cho nghỉ việc tập thể một số lượng đông đảo nhân sự như vậy, theo Dân Trí, tập đoàn Vinashin lại “không có tiền để nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, vì vậy, không thể chi trả tiền lương còn nợ và chốt sổ BHXH trả cho lao động trước khi nghỉ việc.”
Hiểu như vậy, những người sắp thất nghiệp có thể bị nhà nước quỵt nhiều thứ tiền vào lúc họ bị đẩy vào đường cùng. Vào giữa năm 2010 khi vụ tai tiếng Vinashin bùng nổ, tập đoàn này có khoảng 70,000 nhân viên và rất nhiều người trong đó đã bị nợ nhiều tháng lương.
Trong khi những người cầm đầu tập đoàn bị đưa vào tù vì “làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, người ta mới được biết tập đoàn này nợ hơn 86,000 tỉ đồng (hay khoảng $4.3 tỉ USD) không trả nổi. Một trong những món nợ vay ngoại quốc đáo hạn phải trả mỗi tháng 60 triệu USD, Vinashin không tìm đâu ra tiền, báo chí ngoại quốc loan tin rầm rộ.
Khi tập đoàn "quả đấm thép" của chế độ sụm xuống, người ta thấy hệ thống báo chí xúm vào bươi móc ra đủ mọi thứ tội trạng tày trời cúa ông chủ tịch tổng giám đốc Phạm Thanh Bình cùng với một số thuộc hạ. Người chỉ huy trực tiếp trên đầu tập đoàn Vinashin là ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị dư luận quy tội “thiếu trách nhiệm” chỉ ra trước Quốc hội nói qua loa mấy câu nhận lỗi mà không bị tù như thuộc cấp.
Theo kế hoạch, tập đoàn Vinashin chỉ được giữ lại công ty mẹ và 42 công ty thành viên và tập trung vào việc đóng và sửa chữa tàu, trong tống số khoảng 250 công ty lớn nhỏ. Hiện một số công ty con đã “chết lâm sàng” nhưng chưa biết sẽ được cho chết kiểu nào.
Từ Tháng Tư vừa qua, người ta thấy đăng tải trên trang nhà của tập đoàn Vinashin 3 bản thông báo gồm bản thống báo bán 13 doanh nghiệp thành viên; thông báo “chuyển nhượng phần góp vốn và quyền góp vốn” tại 32 đơn vị; và thông báo “bán tài sản” gồm cả đất và xí nghiệp “nuôi trồng thủy sản”.
Nhìn sơ qua danh mục của ba bản thông báo vừa kể, người ta thấy đám quan chức cầm đầu tập đoàn Vinashin trước đây đã dùng thế lực và tiền bạc của nhà nước để vay tiền ngân hàng, đầu tư tràn lan ra rất nhiều ngành nghề ngoài lãnh vực đóng tàu. Từ đầu tư chứng khoán đến làm khách sạn, từ 'đánh bắt nuôi trồng thủy sản” đến “kinh doanh phân bón”, “trồng chế biến dứa và hoa quả xuất khẩu”. Một ông cầm đầu công ty thành viên Vinashin còn đổ tiền mua hai nhà phát phát điện phế thải của Hàn quốc về lắp ráp phát điện cho một tỉnh miên Bắc dù thuộc loại bị cấm nhập vì có chất độc hại.
Nhìn sơ qua danh mục của ba bản thông báo vừa kể, người ta thấy đám quan chức cầm đầu tập đoàn Vinashin trước đây đã dùng thế lực và tiền bạc của nhà nước để vay tiền ngân hàng, đầu tư tràn lan ra rất nhiều ngành nghề ngoài lãnh vực đóng tàu. Từ đầu tư chứng khoán đến làm khách sạn, từ 'đánh bắt nuôi trồng thủy sản” đến “kinh doanh phân bón”, “trồng chế biến dứa và hoa quả xuất khẩu”. Một ông cầm đầu công ty thành viên Vinashin còn đổ tiền mua hai nhà phát phát điện phế thải của Hàn quốc về lắp ráp phát điện cho một tỉnh miên Bắc dù thuộc loại bị cấm nhập vì có chất độc hại.
Theo ông Phạm Thanh Quang, tổng giám đốc “Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp” được giao nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc lại Vinashin cho biết “Hầu hết các doanh nghiệp thuộc Vinashin đều có vấn đề”, tờ Thời báo Kinh Tế Việt Nam tường thuật ngày 19/9/2013. Việc tái cấu trúc lại tập đoàn Vinashin như vậy sẽ rất khó khăn bên cạnh chuyện nhà cầm quyền trung ương không có tiền đổ vào để cứu.
Tờ Lao Động hôm Thứ Năm nêu ra chuyện nhà máy đóng tàu liên doanh Huyndai-Vinashin cho 2,000 công nhân nghỉ việc. Họ được trả 70% mức lương cơ bản và hỗ trợ thêm 200,000 đồng sinh hoạt phí.
“Bảng tin không nói rõ trả 70% lương cơ bản với thời gian bao lâu, nếu là 70% lương của chỉ một tháng cộng thêm 200,000 đồng thì ...chao ôi!”, báo Lao Động viết. (TN)
“Bảng tin không nói rõ trả 70% lương cơ bản với thời gian bao lâu, nếu là 70% lương của chỉ một tháng cộng thêm 200,000 đồng thì ...chao ôi!”, báo Lao Động viết. (TN)