Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là “không dựa trên bất cứ một cơ sở pháp lý nào.”
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/9, kinh tế gia có tiếng cũng nói để giải quyết tình trạng sở hữu chéo đang bao trùm lên khu vực ngân hàng, cần phải bắt đầu bằng việc truy cứu trách nhiệm dân sự và cả hình sự đối với những người liên quan.
BBC: Theo ông, điều gì khiến sở hữu chéo tại Việt Nam trở thành vấn nạn của nền kinh tế?
Vấn đề sở hữu chéo của ngân hàng bắt đầu bằng việc nhiều nhóm nắm một số cổ phần lớn của ngân hàng. Khi đã có một số cổ phần lớn của ngân hàng thì họ có thế lực trong ngân hàng đấy.
Những người có sở hữu chéo, sở hữu cổ phần tại một số ngân hàng như vậy thì có khả năng vay vốn từ nhiều ngân hàng với những số vốn lớn.
Và những số vốn vay ấy không đi vào trong sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đi vào khu vực bất động sản hoặc những khu vực hiện đang gặp nạn.
Vì vậy, những nhóm, cá nhân vay được số tiền lớn như thế lại kéo ngân hàng vào trong tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi không giải quyết được.
Ở Việt Nam, số nợ xấu, nợ khó đòi ước tính từ 8,6% cho tới mười mấy phần trăm nữa, phần lớn là do những người sở hữu chéo tại ngân hàng rồi dùng tiền vay đi đầu tư vào những lĩnh vực không có hiệu quả.
BBC: Ông cho rằng thành phần nào trong nền kinh tế đang nắm nhiều sở hữu chéo nhất?
Những người này bao gồm rất nhiều những vị đại gia là những người có vị trí mạnh trong nền kinh tế tư nhân. Những vị có quyền, có lực trong chính quyền có lẽ cũng không thua gì mấy.
BBC: Xét tính liên thông của khu vực ngân hàng, chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam, ông có cho rằng chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là đúng đắn hay không?
Việc chính phủ bảo không cho một ngân hàng nào phá sản thì thực ra không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả.
Để nói rằng không cho một ngân hàng nào phá sản thì ai sẽ giải quyết vấn đề trả tiền lại cho các chủ tài khoản nếu như ngân hàng đó không có khả năng thanh toán? Chính phủ không có cơ sở pháp lý nào để đưa ra một quyết định như thế.
Nhưng hiện nay đây chưa phải là quyết định mà chỉ mới là chủ trương. Còn việc ngân hàng có phá sản hay không thì chính phủ phải có một trách nhiệm và chính sách rõ ràng hơn nữa.
Bảo hiểm tiền gửi hiện nay rất giới hạn, chỉ khoảng 50 triệu đồng. Ai sẽ chịu trách nhiệm hàng tỷ đồng cho những tài khoản gửi vào đó nếu ngân hàng không có khả năng thanh toán?
BBC: Chính phủ thời gian vừa qua đã thiết lập công ty quản lý tài sản để giải quyết nợ xấu. Ông đánh giá thế nào về độ hiệu quả của công ty này?
Công ty đó chỉ có 500 tỷ đồng vốn điều lệ và có khả năng phát hành trái phiếu để thanh toán cho những công ty mà nó mua nợ xấu .Nhưng tất cả mọi chuyện đều rõ ràng.
Tôi chưa thấy làm sao để công ty này mua hàng trăm nghìn tỷ nợ xấu, nợ khó đòi. Và nó không giải quyết được vấn đề gì vì mua rồi thì làm gì với nợ xấu, nợ khó đòi đấy?
Bán ra trở lại thì không có ai mua, mà phải cấu trúc lại các doanh nghiệp mang nợ xấu đấy thì có khả năng để làm hay không?
Công ty đó chưa thực sự có một chính sách, định hướng rõ ràng để giải quyết hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu.
BBC: Theo ông, để giải quyết những vấn đề do sở hữu chéo gây ra, cần bắt đầu từ đâu?
Nhà nước phải rõ ràng trách nhiệm của những người đã sở hữu chéo trong ngân hàng và có hành động không tôn trọng pháp luật.
Ngân hàng Trung ương phải điều tra, thẩm tra từng ngân hàng một, xem nợ xấu đấy gốc từ đâu, ai là người vay, và người vay đấy có quan hệ như thế nào trong sở hữu chéo cũng như trong ngân hàng đấy.
Từ đấy phải truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự, không thể nói chung chung được.
BBC: Theo ông, điều gì khiến sở hữu chéo tại Việt Nam trở thành vấn nạn của nền kinh tế?
Vấn đề sở hữu chéo của ngân hàng bắt đầu bằng việc nhiều nhóm nắm một số cổ phần lớn của ngân hàng. Khi đã có một số cổ phần lớn của ngân hàng thì họ có thế lực trong ngân hàng đấy.
Những người có sở hữu chéo, sở hữu cổ phần tại một số ngân hàng như vậy thì có khả năng vay vốn từ nhiều ngân hàng với những số vốn lớn.
Vì vậy, những nhóm, cá nhân vay được số tiền lớn như thế lại kéo ngân hàng vào trong tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi không giải quyết được.
Ở Việt Nam, số nợ xấu, nợ khó đòi ước tính từ 8,6% cho tới mười mấy phần trăm nữa, phần lớn là do những người sở hữu chéo tại ngân hàng rồi dùng tiền vay đi đầu tư vào những lĩnh vực không có hiệu quả.
BBC: Ông cho rằng thành phần nào trong nền kinh tế đang nắm nhiều sở hữu chéo nhất?
Những người này bao gồm rất nhiều những vị đại gia là những người có vị trí mạnh trong nền kinh tế tư nhân. Những vị có quyền, có lực trong chính quyền có lẽ cũng không thua gì mấy.
BBC: Xét tính liên thông của khu vực ngân hàng, chứng khoán và bất động sản ở Việt Nam, ông có cho rằng chủ trương không cho ngân hàng nào phá sản của chính phủ là đúng đắn hay không?
Việc chính phủ bảo không cho một ngân hàng nào phá sản thì thực ra không dựa trên cơ sở pháp lý nào cả.
Để nói rằng không cho một ngân hàng nào phá sản thì ai sẽ giải quyết vấn đề trả tiền lại cho các chủ tài khoản nếu như ngân hàng đó không có khả năng thanh toán? Chính phủ không có cơ sở pháp lý nào để đưa ra một quyết định như thế.
Nhưng hiện nay đây chưa phải là quyết định mà chỉ mới là chủ trương. Còn việc ngân hàng có phá sản hay không thì chính phủ phải có một trách nhiệm và chính sách rõ ràng hơn nữa.
Bảo hiểm tiền gửi hiện nay rất giới hạn, chỉ khoảng 50 triệu đồng. Ai sẽ chịu trách nhiệm hàng tỷ đồng cho những tài khoản gửi vào đó nếu ngân hàng không có khả năng thanh toán?
BBC: Chính phủ thời gian vừa qua đã thiết lập công ty quản lý tài sản để giải quyết nợ xấu. Ông đánh giá thế nào về độ hiệu quả của công ty này?
Công ty đó chỉ có 500 tỷ đồng vốn điều lệ và có khả năng phát hành trái phiếu để thanh toán cho những công ty mà nó mua nợ xấu .Nhưng tất cả mọi chuyện đều rõ ràng.
Tôi chưa thấy làm sao để công ty này mua hàng trăm nghìn tỷ nợ xấu, nợ khó đòi. Và nó không giải quyết được vấn đề gì vì mua rồi thì làm gì với nợ xấu, nợ khó đòi đấy?
Bán ra trở lại thì không có ai mua, mà phải cấu trúc lại các doanh nghiệp mang nợ xấu đấy thì có khả năng để làm hay không?
Công ty đó chưa thực sự có một chính sách, định hướng rõ ràng để giải quyết hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu.
BBC: Theo ông, để giải quyết những vấn đề do sở hữu chéo gây ra, cần bắt đầu từ đâu?
Nhà nước phải rõ ràng trách nhiệm của những người đã sở hữu chéo trong ngân hàng và có hành động không tôn trọng pháp luật.
Ngân hàng Trung ương phải điều tra, thẩm tra từng ngân hàng một, xem nợ xấu đấy gốc từ đâu, ai là người vay, và người vay đấy có quan hệ như thế nào trong sở hữu chéo cũng như trong ngân hàng đấy.
Từ đấy phải truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự, không thể nói chung chung được.
Theo BBC