THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 September 2013

Báo Mỹ kinh ngạc với bánh trung thu Việt Nam !


Vào giữa trưa nắng chói chang, bà Nguyễn Thị Hạnh – chủ một quầy ki-ốt bánh trung thu trên vỉa hè tại một đường phố đông đúc ở Hà Nội – đứng thẫn thờ khi vẫn chưa bán được một chiếc bánh trung thu nào. Nỗi lo hàng ế ẩm, đồng nghĩa với khoản tiền thưởng của công ty sẽ “bốc hơi” theo đang tràn ngập trên khuôn mặt người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi.
Nhân viên u sầu vì bánh trung thu ế ẩm
Nhân viên u sầu vì bánh trung thu ế ẩm
“Doanh số bán hàng năm nay chỉ bằng một nửa của năm ngoái. Thực sự tôi đã hết cách để đáp ứng chỉ tiêu doanh số của công ty áp xuống”, bà Hạnh buồn rầu nói.
Không chỉ riêng bà Hạnh u sầu vì bánh trung thu ế ẩm mà rất nhiều nhân viên đứng quầy khác cũng đang mong mỏi chào mời được khách ghé thăm. Trong một nỗ lực nhằm níu chân khách hàng, nhiều cửa hàng bánh kẹo, siêu thị đã treo biển khuyến mại, mua 2 bánh trung thu chiết khấu 1%, mua 20 bánh trở lên chiết khấu 5%, hay lời rao “Bánh Trung thu chiết khấu cực lớn” rải đầy trên mạng internet. Tuy nhiên, những chiêu thức này vẫn khó lòng kéo người đến mua nhiều hơn.
Theo Bloomberg, thái độ lạnh nhạt của người tiêu dùng Việt Nam ngay tại một trong những thời kỳ mua sắm bận rộn nhất trong năm chính là một bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam đang ngày càng trầm trọng hơn.
Thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại từ năm 2004 đến nay, khi người dân áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm tối đa việc mua sắm từ những đồ xa xỉ như xe hơi, tivi công nghệ cao đến những thực phẩm thiết yếu như thực phẩm, khiến các doanh nghiệp phải gồng mình chống đỡ gánh nặng nợ xấu.
Chị Lê Thị Hào – một công nhân thất nghiệp đang phải bán trái cây rong – cho biết: “Mọi người đang cố gắng cắt giảm bất cứ thứ gì có thể, gia đình tôi chỉ có thể đủ khả năng ăn thịt 10 ngày một lần”. Chị Trần Thị Hồng Mai – một kế toán viên có mức lương bị cắt giảm 40% vào cuối năm ngoái – đã buộc phải điều chỉnh thói quen xa xỉ trước đây như: thay vì đi ăn ngoài thì mang cơm hộp đi làm, thay vì mua các nhãn hiệu thời trang nước ngoài đắt tiền trước đây thì nay chỉ có thể bằng lòng với những gian hàng nhỏ lẻ ở địa phương. Trung thu năm nay, chị Mai cũng buộc phải mua bánh trung thu tại một ki-ốt đường phố – nơi rất dễ bị các thức bánh trái không rõ nguồn gốc xuất xứ thâm nhập dưới những bao bì bóng loáng. Chị chia sẻ: “Lúc này tôi chỉ có thể tập trung chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu như sữa và sách dành cho con cái”.
Nhận định về tình cảnh này, TS Alan Phan cho rằng: “Nếu người dân không chịu mở hầu bao, các doanh nghiệp sẽ không thể giải quyết được lượng hàng hóa đang chất đống trong kho. Khi đó, các khoản nợ xấu của ngân hàng cũng ngày càng tăng cao. Rõ ràng, sự sụt giảm của doanh số bán lẻ đang trở thành một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế. Tăng trưởng GDP khó có thể đạt được theo mục tiêu đề ra của chính phủ trước tình trạng èo uột của thị trường hàng hóa bán lẻ”.
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 4,9%, thấp hơn mức tăng 4,93% của cùng kỳ năm 2012. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng năm nay sẽ là năm thứ 3 liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng dưới 6%. Trong đó, theo ước tính của TS.Alan Phan, doanh số bán lẻ sẽ chiếm khoảng 60% GDP.
Kể từ đầu năm 2012, Ngân hàng Trung ương đã 8 lần điều chỉnh lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, đồng thời thành lập một công ty quản lý tài sản (VAMC) để giải quyết nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Trong vòng 8 tháng qua,tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,5%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 12%.
Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó ở đầu vào – nguồn vốn – thì người tiêu dùng lại đang thắt chặt hầu bao trước tình trạng lạm phát tăng cao.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong năm 2012 chỉ đạt 3,5%, giảm 1,2% so với mức 4,7% của năm 2011. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng tại Malaysia và Indonesia với mức tăng lần lượt là 7,7% và 5,3% trong năm 2012.
a89banh_01
Kết quả khảo sát trên 500 hộ gia đình của công ty nghiên cứu thị trường TNS thực hiện vào cuối năm 2012 cũng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang dần cắt giảm việc chi tiêu cho các đồ dùng thiết yếu như thực phẩm và giấy vệ sinh. Ngoài ra, 79% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết sẽ chi tiêu ít hơn cho các sản phẩm chăm sóc gia đình trong năm 2013, trong khi 25% cho biết sẽ cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm tiện ích hoặc chuyển sang các sản phẩm giá rẻ hơn.
Thực ra, với những thông tin mô tả lại cách thức làm bánh chỉ nghe không đã thấy sợ, hay thỉnh thoảng lại kháo nhau mới bắt được mấy chiếc bánh trung thu bẩn đi cùng với không khí trung thu ngày càng nhạt nhòa, ngày trung thu trẻ con vẫn phải học, phụ huynh vẫn phải làm, cũng không còn nhiều người có bụng ăn như trước. Song nếu nhìn vào mật độ dày đặc của thực phẩm bẩn xuất hiện trên truyền thông Việt Nam, thì ăn bẩn cũng đã… quen bụng.





Thị trường bánh Trung Thu ở Việt Nam năm nay bị cho là ế ẩm.
Thị trường bánh Trung Thu ở Việt Nam năm nay bị cho là ế ẩm.
Tờ báo này cũng cho rằng người tiêu dùng đã cắt giảm mua các mặt hàng từ xe hơi, ti vi đến thực phẩm…
Chị Lê Thị Hào, một công nhân thất nghiệp đang phải bán trái cây vỉa hè cho biết: “Mọi người đang cố gắng cắt giảm mọi thứ. Trong một tháng, trung bình cứ khoảng 10 ngày gia đình tôi mới dám ăn thịt”. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường TNS trên 500 hộ gia đình đô thị vào cuối năm ngoái thì người tiêu dùng đang cắt giảm trên các mặt hàng cần thiết như mua thực phẩm và giấy vệ sinh, 79% người dùng lên kế hoạch chi tiêu ít hơn vào các sản phẩm chăm sóc gia đình và 25% cắt giảm vào các chi tiêu tiện ích.







Sát rằm, bánh trung thu tung chiêu ‘bẩn’ lừa khách

Bánh làm giả thương hiệu, nhập nhèm hạn sử dụng, quảng cáo sai sự thật, khuyến mãi ảo… là những “chiêu trò” các cơ sơ kinh doanh bánh trung thu đánh lừa người tiêu dùng.
Nhiều loại bánh giá rẻ "đội lốt" gia truyền để tăng giá.
Nhiều loại bánh giá rẻ “đội lốt” gia truyền để tăng giá.
Bánh giá rẻ “đội lốt” bánh gia truyền Hiện trên thị trường có rất nhiều loại bánh Trung thu giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu cho bộ phận những người lao động thu nhập thấp. Tại các quầy bánh Trung thu hoặc các đại lý, cửa hàng tạp hóa, không khó để mua được những chiếc bánh giá “mềm” ấy. Loại bánh này thường có bao bì rất đơn giản (bọc bằng túi nilon), không nhãn mác, không địa chỉ sản xuất, không túi hút ẩm, không hạn sử dụng. Với các loại bánh “rởm” này, người tiêu dùng còn có thể cảnh giác song thực tế hiện nay nhiều tiểu thương đã sử dụng các chiêu trò “quái” hơn nhằm móc túi người tiêu dùng một cách tinh ranh nhất.
Đó là vẫn sử dụng những chiếc bánh giá rẻ trên nhưng đựng chúng trong những chiếc hộp có màu sắc và hình ảnh đẹp mắt, đồng thời giới thiệu chúng là bánh gia truyền, được làm theo phương pháp thủ công và cơ sở sản xuất chưa “kịp”… đăng ký thương hiệu nên chỉ bán theo kiểu truyền tai nhau để mua về ăn và làm quà biếu. Với cách thức này, giá của những chiếc bánh giá rẻ được đẩy lên cao gấp nhiều lần. Nếu không cảnh giác, người tiêu dùng sẽ rất dễ bị lừa, bỏ số tiền lớn ra mua bánh nhưng kết quả là “tiền mất tật mang”.







Bánh giả thương hiệu nổi tiếng Bánh Trung thu có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Nhiều cơ sở sản xuất bánh trung thu nhỏ lẻ thường làm giả các thương hiệu này hoặc “mượn” tên thương hiệu, đưa ra những nhãn hiệu bánh có tên gần giống các thương hiệu nổi tiếng (chỉ khác ở chữ đầu hoặc chữ cuối). Với sự giúp đỡ của các đại lý (nhập bánh “rởm” với giá rẻ bán trà trộn với sản phẩm thật), người tiêu dùng hoàn toàn bị lừa gạt. Bên cạnh sự khó chịu của khách hàng, các thương hiệu nổi tiếng cũng điêu đứng bởi bánh giả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của họ.
Nhập nhèm ngày sản xuất, hạn sử dụng Ngày sản xuất, hạn sử dụng là thông số quan trọng để người tiêu dùng chọn mua được những loại bánh phù hợp với nhu cầu sử dụng và tin rằng chúng đảm bảo sức khỏe, không bị ôi thiu, nấm mốc. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất muốn bánh của mình bán ra thị trường với giá thành cạnh tranh nên mua các loại nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, tái sử dụng lại những loại bánh đã hết hạn.
Ngày sản xuất và hạn sử dụng rất mập mờ
Ngày sản xuất và hạn sử dụng rất mập mờ
Để không bị phát hiện, họ thường dùng “mẹo” chung là ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng rất mập mờ. Có cơ sở ghi hạn sử dụng trên nhãn mác là 20 ngày (với bánh dẻo) và 45 ngày (với bánh nướng), cách ghi không cụ thể này sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc đối chiếu xem sản phẩm còn hạn sử dụng hay không. Một số cơ sở thì lại không ghi ngày sản xuất mà chỉ ghi hạn sử dụng nên người tiêu dùng nếu không kiểm tra kỹ sẽ dễ mua phải bánh đã bị ôi thiu, nấm mốc.
Quảng cáo sai sự thật Thành phần, nguyên liệu dùng để làm bánh là một yếu tố quan trọng định giá sản phẩm cao hay thấp. Tuy nhiên, việc thành phần của bánh là gì, có đúng như trong quảng cáo hay không thì người tiêu dùng lại khó có thể kiểm định được. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở sản xuất đã tiến hành quảng cáo sai sự thật nhằm hút người mua và đội giá bánh lên cao. Một số sản phẩm bánh nướng và bánh dẻo “cao cấp” trên nhãn có ghi thành phần bao gồm vây cá, yến sào, bào ngư…. Đây đều là những loại nguyên liệu quý vì thế giá bán của những loại bánh này có thể lên tới hàng triệu đồng.
Tuy nhiên không phải “đắt nào cũng xắt ra miếng”, nhiều cơ sở đã quảng cáo láo rằng sản phẩm của mình chế biến từ những nguyên liệu trên song khi các cơ quan quản lý tới kiểm tra thì lại không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của nguyên liệu. Và như thế, người tiêu dùng đã bị cho “vào tròng”, họ tưởng rằng mình bỏ nhiều tiền mua được các loại bánh xịn để biếu tặng trong khi thực tế là đang bị “móc túi” một cách rất “ngọt”. Khuyến mãi “ảo” Để kích cầu, nhiều cửa hàng, đại lý bán bánh Trung thu trưng biển “Mua 1 tặng 1” hay “Giảm giá 50%”.
Tuy nhiên, theo đại diện của các thương hiệu bánh Trung thu có tiếng thì không thể có chuyện các nhãn hàng nhiều lợi nhuận tới mức mua một tặng một. Những trường hợp mua một tặng một, thông thường chỉ để thu hút khách vào cửa hàng. Sau đó nhân viên bán hàng sẽ giải thích là tặng các sản phẩm khác, loại bánh khác, không phải loại bánh chính hãng mà họ đã trưng bày ở bên ngoài. Đây chỉ là thủ thuật của điểm bán để câu kéo người mua. Do vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác trước khi tạt vào các đại lý này ôm theo giấc mơ mua bánh “đại hạ giá”.
Người tiêu dùng cũng không nên "lóa mắt" bởi những tấm biển khuyến mãi, đại hạ giá.
Người tiêu dùng cũng không nên “lóa mắt” bởi những tấm biển khuyến mãi, đại hạ giá.
Với hàng loạt các chiêu trò trên, người tiêu dùng buộc phải tìm mọi cách trở nên thông thái hơn nhằm tránh các mánh lừa. Theo đó, cách tốt nhất là không mua hàng trôi nổi, ham giá rẻ rồi “tiền mất tật mang”, nên chọn mua sản phẩm của những công ty đã đăng ký chất lượng và có thương hiệu đã được khẳng định. Trên bao bì, hình ảnh, logo của nhà sản xuất phải sắc nét và đầy đủ những thông tin như tên bánh, cơ sở sản xuất, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Khi mua bánh người tiêu dùng nên chọn loại có bao bì nguyên vẹn, hàn kín, không bị thủng, xì hơi, bánh không dấu hiệu bị mốc hay giập vỡ, không có mùi lạ.

Đau bụng vì ăn bánh trung thu kèm… tương ớt của khách sạn Hà Nội

Sử dụng lọ tương ớt bán kèm trong hộp bánh trung thu của Khách sạn Hà Nội, khách hàng phải vào nhà vệ sinh liên tục và có những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm.
Theo chị Vũ Thu Phương (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội), chị được tặng 1 hộp bánh trung thu “Mẫu Đơn Kết Nguyệt” do khách sạn Hà Nội sản xuất. Khi mở hộp bánh này ra, chị Phương thấy ngạc nhiên khi đi kèm 6 chiếc bánh trung thu không phải là trà, bánh, mứt hay rượu như các hộp bánh khác mà là 2 lọ…tương ớt.
Hộp bánh trung thu kèm...tương ớt của KS Hà Nội
Hộp bánh trung thu kèm…tương ớt của KS Hà Nội
Ở giữa là 2 lọ tương ớt đề tên “Kim Long Hoàng tương ớt siêu cao cấp”. Còn trên bao bì, nhãn mác của 2 lọ tương này không hề có ngày sản xuất, hạn sử dụng mà thấy “chằng chịt” chữ Trung Quốc.
Đoán 2 lọ tương này được sử dụng để ăn chung với bánh trung thu anh Mạnh, chồng chị Phương đã thử ăn cả 2 loại thực phẩm trên cùng 1 lúc. Ban đầu, không có biểu hiện gì xảy ra. Nhưng 30 phút sau, anh Mạnh liên tục cảm thấy buồn nôn và đi vệ sinh liên tục. Phải mất nửa ngày sau, anh Mạnh mới trở lại trạng thái bình thường và không dám sử dụng lại hộp bánh trên nữa.
“Hộp bánh trên có giá hơn 1 triệu/hộp, là bánh đắt tiền nhưng khi sử dụng thì chúng tôi không yên tâm. Không biết sự việc xảy ra là do bánh hay do lọ tương trên, nhưng sau sự việc này, tôi khá hoang mang vì trung thu là dịp để mua bánh trung thu tặng bạn bè, người thân. Mà tặng người khác loại bánh ăn đau bụng là điều tôi không mong muốn” – chị Phương chia sẻ.
Tương ớt kèm bánh trung thu nhưng không nên ăn với bánh vì có thể bị đau bụng
Tương ớt kèm bánh trung thu nhưng không nên ăn với bánh vì có thể bị đau bụng
Còn theo anh Mạnh, anh này tin chắc mình bị đau bụng do hộp bánh trung thu trên vì trước thời điểm đó, anh Mạnh không hề ăn uống gì bất thường. Hơn nữa, việc để 2 lọ tương vào trong hộp bánh cũng là điều không hợp lý, cả 2 lọ tương lại không có ngày sản xuất, hạn dụng. Cũng chưa có ai ăn bánh trung thu với tương ớt. Và sau khi nếm thử cả 2 món đấy cùng nhau, anh Mạnh thừa nhận đây là sự kết hợp khá “tệ” và rất khó ăn.
Hiện 1 lọ tương ớt “Kim Long Hoàng tương ớt siêu cao cấp” trong hộp bánh trung thu do khách sạn Hà Nội sản xuất vẫn còn nguyên, chưa mở nắp. Một lọ khác đã được mở nắp và đã được dùng gần nửa.
Nhãn của lọ tương ớt không có hạn sử dụng như người tiêu dùng phản ánh. Đặc biệt, 1 lọ tương ớt còn nguyên, chưa mở nắp nhưng nước cũng thoát ra ngoài mặc dù nắp được gán rất cẩn thận.
Phía khách sạn Hà Nội và được biết, lọ tương ớt nói trên có trong hộp bánh trung thu đúng là sản phẩm của khách sạn Hà Nội. Hai lọ tương ớt đó không được dùng để ăn kèm với bánh trung thu mà ăn với cơm hoặc các món ăn khác. Điều này khác hẳn với việc các sản phẩm bánh trung thu của các doanh nghiệp khác có bán kèm với rượu hoặc trà, cà phê có thể ăn kèm với bánh trung thu.
Bà Hồ Liên Hoa (Giám đốc tiếp thị Khách sạn Hà Nội) giải thích cho sự vô lý này là để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tương ớt cao cấp của khách sạn. Bà Hoa cũng thừa nhận, hai lọ tương ớt có trong hộp bánh trung thu nhưng không phải để ăn kèm với bánh trung thu.
Bà Hoa cũng cho biết, bên ngoài 2 lọ tương ớt đều có hộp giấy và ở đó có hạn dùng rõ ràng. Tuy nhiên, khi đối chiếu với hiện vật do người tiêu dùng cung cấp, hai lọ tương ớt không có bao bì là hộp giấy ghi hạn dùng như bà Hoa nói.
Bà Hoa cho rằng, anh Mạnh bị đau bụng là vì ăn tương ớt đi kèm với hộp bánh trung thu, đó là việc không nên, vì tương ớt chỉ để ăn cùng với cơm hoặc các món khác.
Cũng theo bà Hoa, hiện nay khách sạn Hà Nội đang bán ra thị trường các sản phẩm bánh trung thu, trong đó có sản phẩm bánh trung thu “Mẫu Đơn Kết Nguyệt”. Khi mua hàng trực tiếp, người tiêu dùng đều được tư vấn về sản phẩm. Tuy nhiên, với những sản phẩm được mang biếu tặng, không có sự tư vấn rõ ràng, dễ dẫn đến hiểu lầm và sự việc đáng tiếc.