THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 December 2013

Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Sách giáo khoa cho học sinh.

Mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách Quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách Quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục).

Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng Quốc gia...

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)

Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục

Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp
Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Hệ thống trường trung học còn có: Trung học tổng hợp, Trung học kĩ thuật  Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
 Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện đại học Đà Lạt.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Viện Pasteur Nha Trang.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60
Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.
giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230.