>> Vụ 229kg heroin:Nhân viên sân bay chưa biết phát hiện ma túy
>> Những kịch bản vụ \'lọt lưới\' 229 kg ma túy
>> 600 bánh heroin lên máy bay: "Con voi chui lọt lỗ kim"
>> Vụ ‘lọt lưới’ gần 230 kg ma túy: Cảnh sát xứ Đài phá án như thế nào?
>> Đài Loan nghe lén 20 đường dây để bắt 229kg heroin
>> Vì sao sân bay Tân Sân Nhất lọt lưới lượng ma túy khủng?
>> Vụ buôn lậu ma túy lớn nhất Đài Loan xuất phát từ Việt Nam
Ngày 7/12, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam đã có báo cáo Bộ GTVT về công tác đánh giá và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân ngành Hàng không đối với vụ vận chuyển kiện hàng loa thùng 438 kg, chứa 229 kg heroin bên trong, trên chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Đài Loan bắt giữ tại sân bay Đào Viên ngày 17/11/2013 vừa qua.
229 kg heroin vận chuyển qua đường hàng không bị Đài Loan bắt giữ |
Theo đó, công ty TNHH Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) cho
biết, tất cả quy trình kiểm tra đều đúng nhưng nhân viên
soi chiếu lại không hoàn thành nhiệm vụ.
Cụ thể là, trong quá trình làm nhiệm vụ nhân viên
soi chiếu đã không thực hiện việc kiểm tra trực quan mặc dù đã thấy sự bất
thường trong quá trình soi chiếu là có đồ vật khác chèn chặt trong loa
thùng.
Nhân viên soi chiếu đã mắc lỗi đánh giá chủ quan,
yếu về nghiệp vụ an ninh hàng không khi cho rằng đấy là những vật thông thường
như giấy báo, cát tông được chèn để giữ các cấu kiện trong loa nên không tiến
hành kiểm tra trực quan và sau đó tiếp tục mắc sai lầm khi không thông báo cho
kíp trưởng.
Công ty TCS khẳng định, quá trình soi chiếu hàng
hóa bảo đảm an ninh hàng không, máy soi tia X đã hoạt động tốt, đảm bảo chức
năng và chất lượng soi; đảm bảo nguyên tắc 100% hàng hóa phải qua máy
soi.
Vậy nên, Cục Hàng không đã kiểm điểm, tiếp tục đình
chỉ năng định soi chiếu an ninh hàng không của nhân viên trực tiếp soi chiếu;
phê bình, rút kinh nghiệm đối với kíp trưởng.
Trước đó, cũng đã có nhiều sự việc nghiêm trọng xảy
ra nhưng sau khi điều tra kết quả, các câu trả lời đều là do sự nhầm lẫn của
nhân viên.
Ngày 11/10/2009, Trung tâm Tư vấn phát triển thương
hiệu và chất lượng TP.HCM đã khiến nhiều người bất bình khi công ty Vedan - một
công y xả nước thải gây ô nhiễm sông trầm trọng nhưng lại được trao giải “Sản
phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Giải thích về giải thưởng trên, bà Nguyễn Thị Sinh,
Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TPHCM cho rằng đó
chỉ là nhầm lẫn do nhân viên đánh máy và ngay sau đó đã ký quyết định đuổi việc
nữ nhân viên N.T.H.V, bộ phận văn thư đánh máy.
Cụ thể, bà V. lấy danh sách các doanh nghiệp đủ
tiêu chí tham gia để điền vào giấy chứng nhận mà không hỏi lại ý kiến của lãnh
đạo. Ngoài ra trong đêm trao giải, bà V. đã cung cấp danh sách cho MC dẫn đến
“sai sót” và trao nhầm giải cho Vedan.
Trước đó, vào đầu tháng 4/2013, một sự việc cũng
gây hoang mang cho nhiều khách hàng khi có thông tin sữa dê Danlait không rõ
nguồn gốc. Các thành phần sữa ghi trên bao bì không đúng với thành phần sữa thật
khi mang đi kiểm chứng. Cụ thể là hàm lượng Kali là 3553,7 mg/100g (bông bố của
Mạnh Cầm là từ 500-620mg/100g).
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn Thực
phẩm (Bộ Y tế) cho biết về việc hàm lượng Kali doanh nghiệp công bố là 500-620
mg/100g, nhưng kết quả kiểm tra hàm lượng này là 890/100g, ông Trung khẳng định,
đấy là “lỗi đánh máy của nhân viên”.
Ngày 15/3, khi khách hàng phát hiện siêu thị BigC The
Garden bán Nho xanh Việt Nam nhưng lại dán cờ Trung Quốc trên sản phẩm thì lãnh
đạo công ty cho biết đây là lỗi của nhân viên khi đóng hành lý sơ ý dán cả cờ
Trung Quốc vào.
Viet Bao.vn ( Theo Đất Việt