THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 December 2013

ĐÀM PHÁN CẤP BỘ TRƯỞNG 12 NƯỚC THAM GIA HIỆP ĐỊNH TPP

RFI- 07/12/2013

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Partnership (DR)
Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Partnership (DR)


Hôm nay, 07/12/2013, tại Singapore bắt đầu mở ra cuộc đàm phán cấp bộ trưởng của 12 nước tham gia xây dưng một hiệp định về thương mại xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP (Trans-Pacific Partnership). Hội nghị sẽ diễn ra trong bốn ngày. Mục tiêu chính thức là TPP sẽ được ký kết từ đây cho đến cuối năm. Tuy nhiên, con đường để TPP trở thành hiện thực vẫn còn nhiều chông gai. Hoa Kỳ bị chỉ trích vì các chiến thuật nhằm « thao túng » các đối tác.
 

Mười hai nước muốn tham gia TPP là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Nhóm nước này, với 800 triệu dân, chiếm đến 40% tổng sản phầm quốc nội toàn thế giới. Cuối tháng 11/2013, Hàn Quốc cho biết ý định sẽ tham gia đàm phán về TPP.

Đến cuộc đàm phán, sau hội nghị lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Bali, bộ trưởng các nước tham gia xây dựng TPP không đưa ra bất cứ một phát biểu chính thức nào.

Cho đến nay, Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều đàm phán bí mật song phương với các quốc gia. Tổng thống Mỹ Barack Obama khắng định Hiệp định TPP là một yếu tố trụ cột trong chính sách can dự trở lại của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương. TPP sẽ cho phép mở cửa thị trường nhiều hơn so với các hiệp định trao đổi mậu dịch tự do đã có.

Ông Deborah K. Elms, một chuyên gia về TPP ở Singapore, nhận định các đối tác đang cách không xa một thỏa thuận sau cùng, và hiệp định có thể sẽ được ký kết vào khoảng tháng 3/2014. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, đang trong chuyến công du Hàn Quốc, cũng thừa nhận rằng còn rất nhiều công việc cần phải làm để có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối năm.

Hiện tại giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản còn nhiều bất đồng xung quanh việc mở rộng thị trường xe hơi và nông nghiệp. Khác biệt quan điểm giữa các thành viên đàm phán TPP cũng rất lớn trong các vấn đề bằng sáng chế (đặc biệt về dược phẩm) hay dệt may…

Nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ trích các đàm phán bí mật của Hoa Kỳ với các đối tác TPP. Cựu nghị sĩ Nhật Bản Nobuhiko Suto – nguyên ủy viên Ủy ban đối ngoại Hạ viện - cho rằng Hoa Kỳ cần chấm dứt các đàm phán song phương về những vấn đề lẽ ra phải được thảo luận đa phương. Bà Jane Kelsey, giáo sư luật của đại học Auckland (New Zearland), gọi các đàm phán như vậy là « một chiến thuật thao túng, bởi nó loại ra bên lề những ai có lập trường phê phán, khiến họ khó có thể tiếp tục bác bỏ các thỏa hiệp ».