THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 October 2013

Những quan điểm (cần đổi mới) của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo




Khắc Hải
Xóa đói giảm nghèo là một lĩnh vực mà tất cả các quốc gia đều phải lưu tâm để đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế. Việt Nam đã thể hiện sự cam kết qua việc đưa xóa đói giảm nghèo vào Chương trình mục tiêu Quốc gia và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận hiện tại qua thời gian đã bộc lộ yếu điểm và không theo kịp sự biến đổi của các vấn đề xã hội.
quan-diem-nha-nuoc-ve-xoa-doi-giam-ngheo
Nghèo đói là một vấn nạn xã hội (social issue)
Trong những năm qua, nền kinh tế – xã hội của nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên ta vẫn là một nước nghèo. Công cuộc xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Tuy đã đạt được một số kết quả song vẫn còn những thách thức, tồn tại lớn. Bên cạnh đó các phương pháp tiếp cận áp dụng phổbiến từ trước đến nay đã bộc lộ tính không phù hợp và kém hiệu quả. Để thành công trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, chúng ta phải có phương pháp tiếp cận mới.
ngheo-suc-khoe-420x221
Nghèo không chỉ là thiếu kinh tế, mà còn là sức khỏe, thông tin…

Định nghĩa về nghèo đói

Hiện tượng nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men. Hiện tượng này không chỉ là thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo:
“”Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương (Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993)”" 
xoa-doi-giam-ngheo-la-van-de-quoc-te
Xóa đói giảm nghèo để nâng tầm tiếng nói quốc gia
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế-xã hội có tính toàn cầu, là sự thể hiện tính công bằng trong phân phối và chuyển tải các thành quả về phát triển kinh tế đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân. Vì vậy, để đảm bảo công bằng xã hội, để nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế thì không riêng Việt Nam mà tất cả các nước đều phải chú ý thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngày nay giải quyết vấn đề đói nghèo đã được đặt thành nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Việt Nam. Việc đưa xóa đói giảm nghèo lên tầm chương trình mục tiêu quốc gia đã minh chứng điều này. Vậy quan điểm và cách xoá đói giảm nghèo hiện nay như thế nào?
tao-cong-an-viec-lam-de-xoa-doi-giam-ngheo
Tạo nhiều công ăn việc làm là một hình thức xóa đói giảm nghèo phổ biến

Quan điểm về xoá đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. Nhìn chung, ở đâu kinh tế phát triển, ngành nghề và hoạt động kinh tế đa dạng, việc làm đầy đủ, thì ở đó số hộ nghèo đói giảm nhanh, số hộ giàu tăng lên và bộ mặt xã hội của cộng đồng thay đổi nhanh chóng.
Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo.
Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước.
nha-nuoc-va-nguoi-ngheo-cung-phai-co-trach-nhiem-420x315 (1)
Nhà nước và người nghèo đều phải có trách nhiệm và cam kết cao
Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững.
Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, Nhà nước đã giành nhiều kinh phí cho các chương trình xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh những thành tựu đáng kể của xoá đói giảm nghèo còn có vấn đề nổi cộm đó là tình trạng tham nhũng, cắt bớt phần tài chính từ các dự án, chương trình mà lẽ ra người nghèo được hỗ trợ để giúp họ thoát nghèo đói. Quan điểm này có tác dụng hạn chế tình trạng tiêu cực đang diễn ra trong triển khai hiện nay, tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp tiêu cực
Việc hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình. Thời gian qua, việc cho vay vốn hộ nghèo đói chưa thật hiệu quả, phần nhiều còn thiên về số lượng lượt hộ vay vốn nên khoản vay còn nhỏ bé, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bứt phá, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vấn còn khá phổ biến. Nhìn chung, hiệu quả thực sự của các nguồn tài chính cung cấp cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn bị hạn chế. Thực tế cho thấy nguồn vốn cho người nghèo vay sẽ phát huy tác dụng nếu có sự hướng dẫn sản xuất, tư vấn sử dụng vốn vay.
Như vậy, dựa trên các quan điểm của Nhà nước về xoá đói giảm nghèo đã nêu, có nhiều cách tiếp cận về xoá đói giảm nghèo được áp dụng như cách tiếp cận từ trên xuống là phương pháp giao chỉ tiêu kế hoạch, giao nguồn lực và quy định các nhiệm vụ phải thực hiện của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; cách tiếp cận từ dưới lên là cách tiếp cận từ người nghèo – xoá đói giảm nghèo bắt đầu từ người nghèo; hoặc cách tiếp cận từ các nguồn lực đó là cách tìm ra các nguồn hạn chế nhất để tìm cách tác động vào chúng nhằm đạt mục tiêu về xoá đói giảm nghèo.
Nhưng hiện nay các cách tiếp cận này đang bộc lộ những điểm không phù hợp và kém hiệu quả. Để đạt được thành tựu lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững cần phải có phương pháp tiếp cận mới. Phần này xin hẹn độc giả ở một bài viết khác có tiêu đề: Nhánh rẽ mới đến 1 quốc gia không đói nghèo.  

Nguồn: Coshare.vn