THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 October 2013

Tiến sĩ và kẻ ít học ai giết đồng loại ghê hơn?!

ĐV- 24/10/2013 -  Vụ án bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nữ bệnh nhân xuống sông để phi tang càng nóng hơn khi dư luận chú ý tới hung thủ cuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. 


Ngày 19/10, Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng - Hà Nội), kiêm bác sĩ Khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật thẩm mỹ cho chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi) tại trung tâm riêng của mình. 
 
Tuy nhiên, do sự cố trong quá trình phẫu thuật đã khiến chị Huyền tử vong. Chưa dừng lại ở đó, vị bác sĩ này đã nhẫn tâm đem xác của nạn nhân ném xuống sông Hồng nhằm phi tang. 
 
Suýt có thêm một tiến sĩ y học
 
Không ít người bất ngờ bởi con người có những hành vi ấy đang cận kề với ngày bảo vệ luận án tiến sĩ.
 
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội, người từng có thời gian hơn 1 năm quản lý Tường khi đối tượng này mới ra trường vào công tác tại Bệnh Viện E Hà Nội cho biết: 
 
"Tường vào công tác tại Bệnh viện E Hà Nội. Năm 2002, Tường được tuyển dụng vào biên chế chính thức của bệnh viện và làm việc tại khoa Chấn thương chỉnh hình. 
 
Đến năm 2006 thì bác sĩ Tường chuyển sang bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Trong thời gian này, PGS. TS Đoàn Hữu Nghị là người trực tiếp quản lý Tường 1 năm.
 
“Vào thời điểm đó, Tường còn rất trẻ, mới ra trường nên về chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong thời gian làm tại Bệnh viện E, Tường chưa được mổ hay tham gia các ca phẫu thuật”.
 
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị cho biết thêm, sau khi rời Bệnh viện E, Tường học lên thạc sĩ và đang trong quá trình học tiến sĩ.
 
Phó GĐ bệnh viên Bạch Mai, PGS. TS Đỗ Doãn Lợi, cho biết: "Bác sĩ Tường vào bệnh viện làm việc từ 1/2006. Năm 2004, bác sĩ Tường học phẫu thuật cột sống ở TP. HCM. Bác sĩ Tường đã học ở ĐH Y Hà Nội".
 
Cũng theo ông Lợi thì trong quá trình làm việc của mình, bản thân bác sĩ Tường chưa có biểu hiện gì sai phạm trước đó. Ông Tường là người có học thức chuyên môn, được đào tạo cơ bản, trước đây đã từng học chuyên khoa định hướng ngoại, đến năm 2004 thì theo học chuyên khoa cột sống. 
 
“Bác sĩ Tường chỉ được học về chấn thương chỉnh hình, còn Bệnh viện Bạch Mai không có chuyên khoa thẩm mỹ và cũng được biết việc hoạt động của thẩm mỹ viện Cát Tường vẫn chưa có giấy phép hoạt động". 

Kẻ ít học tin lời hứa tiền lương cũng tiếp tay sát nhân
 
Trong vụ bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nữ bệnh nhân xuống sông, công an Hà Nội đã bắt giữ bảo vệ 17 tuổi, kẻ hỗ trợ trong việc phi tang xác nạn nhân xuống sông Hồng.
 
Đào Quang Khánh (17 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – bảo vệ của Thẩm mỹ viện Cát Tường bị bắt về hành vi "giết người" với vai trò đồng phạm của Nguyễn Mạnh Tường.
 
Được biết, Khánh học hết cấp 2 thì bỏ học lang thang, kiếm việc làm thêm.
 
Cách đây hơn 1 tháng, Khánh được nhận vào làm bảo vệ của Thẩm mỹ viện Cát Tường (45 đường Giải Phóng, Hà Nội) với mức lương 4 triệu đồng/tháng, tuy nhiên mới ở giai đoạn thử việc.
 
Tại cơ quan công an, với một bên mặt bị xước vì mới gặp tai nạn, Khánh khai nhận hành vi phạm tội của mình.
 
Khánh khai nhận: "Ông ấy hứa em giúp ông ấy thì sẽ được trả thêm 100% lương", lương của Khánh từ 4 triệu sẽ nâng lên thành 8 triệu đồng.

Một người sắp thành tiến sĩ nghĩ ra cách vất người xuống sông để rũ sạch tội, một kẻ ít học vì lời hứa vài triệu đồng cũng sẵn sàng quăng xác đồng loại, ai đáng tội hơn?
 
 
"Tường tỏ ra tự tin quá về khả năng của bản thân"
 
Trước hành động nhẫn tâm của Nguyễn Mạnh Tường , Giám đốc Bệnh viện E Hà Nội, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị (người từng có thời gian 1 năm quản lý Tường) cũng thừa nhận "khi nói về mình, Tường tỏ ra tự tin quá về khả năng của bản thân".
 
Có thể vì thế mà Tường có những hành động liều lĩnh. Dù không được đào tạo bài bản về phẫu thuật tạo hình nhưng vẫn liều thực phẫu thuật. 
 
Thêm nữa, khi tiến hành phẫu thuật tại cơ sở riêng dẫn tới tai biến, đáng ra Tường phải đưa sang Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu nhưng Tường vẫn tổ chức cấp cứu ở cơ sở dù chỉ có một mình là bác sĩ. Sau khi bệnh nhân tử vong lại nhẫn tâm phi tang để trốn tránh trách nhiệm”.
 
Tuy nhiên, đứng ở góc độ của nhà chuyên môn, PGS.TS Đoàn Hữu Nghị nhận định: “Sau 8 năm rời Bệnh viện E, Tường có thể đã được bồi dưỡng hoặc có chứng chỉ về phẫu thuật thẩm mỹ nhưng cũng chỉ có thể làm một số phẫu thuật nhỏ. Còn về việc gây mê và thực hiện các ca phẫu thuật lớn thì không được phép”.
Huyền Hồ (Tổng hợp)