Qua chuyện anh thanh niên Đặng Ngọc Viết vì quá uất ức do mâu thuẫn về đất đai với quan chức địa phương tham nhũng ở Thái Bình mà liều mình bắn chết một, làm bị thương ba quan tham rồi tự vẫn, mới thấy thấm câu nói dân gian “ con giun xéo lắm cũng quằn “.
Sinh mạng con người là cái gì đó thật quý giá, thiêng liêng. Có thể “ của đi thay người “, rồi của cải có thể bằng sức lao động của con người có thể làm lại được, chứ mất mạng thì xong. Chắc có lẽ anh Đặng Ngọc Viết đã bị dồn vào “bước đường cùng”.
Ở đây, mình không bàn đến lỗi phải trái do ai, chỉ thử tìm nguyên nhân vì sao điều đó có thể xảy ra.
Trong một xã hội, khi khoảng cách giàu nghèo cách biệt quá xa, mà cái nghèo cũng có nhiều… đẳng cấp: Nghèo vì không đủ khả năng để sắm sửa đua đòi cho bằng chị bằng em, hay nghèo đến độ dù lao động cực lực mà vẫn bữa đói bữa no, thì xã hội bất an loạn lạc cũng bắt đầu từ đây.
Chủ nghĩa tư bản xuất xứ từ Châu Âu, nơi đẻ ra ông tổ của chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là Marx – Engel, vẫn duy trì một hệ thống an sinh xã hội, – để không chỉ những người nghèo có được những trợ cấp tối thiểu để sống, mà không phải đi xin ăn, cướp giựt ai, – mà còn để những người giàu có thể hưởng thụ cuộc sống an lành trong xã hội mà ai ai cũng ít nhất có cơm no, áo ấm. Nói tới đây, mình mới nhớ ông tổ của CNCS cũng hướng tới điều này trong sách vở, mà không thực hiện được trong thực tế, bởi sự cào bằng thành quả lao động của một vị giáo sư bằng với một anh bốc vác.
Lấy ví dụ ở Đức, nơi cưu mang mình. Khi người lao động bị thất nghiệp, họ vẫn nhận được một năm tiền thất nghiệp bằng 60 đến 67 (nếu có con ) phần trăm lương như lúc còn đi làm. Và năm thứ hai là trợ cấp thất nghiệp trong lúc sa cơ thất thế… Xuống mức tận cùng là trợ cấp xã hội cho bất kì thành phần nào trong xã hội bởi lý do không kiếm được việc làm hay do lười lao động hay làm việc ” chui “…vv… Ngân sách nhà nước tư bản Đức cấp cho các khoản chi xã hội chiếm tới 26,7% GDP – để đảm bảo cuộc sống mọi người dân họ không rơi vào cảnh ” bần cùng sinh đạo tặc “, khiến trai thì cướp giựt hay gái phải bán đời mình để cứu giúp gia đình; trẻ thì bỏ học đi móc bọc nilông, già phải lụi cụi đi bán từng tấm vé số để sống qua ngày như ở nước thiên đường XHCN ta.
Trợ cấp xã hội sau khi đã thanh toán tất tần tật những chi phí cơ bản như tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm bệnh tật, tiền điện nước…, sẽ phát thêm mỗi người tiền ăn uống độ 350 Euro,- khoảng hơn 10 triệu VNĐ mỗi tháng.
Mỗi đứa trẻ từ lúc sinh ra đến lúc 25 tuổi khi có công ăn việc làm, được nhà nước cấp cho khoảng 180 Euro mỗi tháng, bất kể cha mẹ đứa trẻ giàu hay nghèo. Thường thì số tiền Và nó có nhiệm vụ phải học hết cấp phổ thông ( lớp 9 ), để đủ điều kiện hoặc đi học nghề, hoặc tiếp tục học lên đại học hoàn toàn miễn phí.
Mỗi sản phụ , kể cả người cha của đứa trẻ, đều có quyền nghỉ việc tạm thời có ăn lương để lo cho con mình đến ba tuổi.
Mỗi người dân khi đến tuổi hưu, đều nhận được lương hưu do cấp bậc lương lúc đi làm; hoặc dù không đi làm vẫn nhận được trợ cấp hưu trí từ quỹ an sinh xã hội.
Tuy nhiên, với dân trí cao như ở Đức, chuyện lạm dụng trợ cấp xã hội dành cho những người thất nghiệp dài hạn là một điều đáng xấu hổ trong khi còn khả năng lao động. Bởi khi dân trí con người hiểu được chuyện bên kia châu lục vẫn ảnh hưởng đến an sinh nơi mình sống, và sẳn sàng trích ra một khoảng nào đó trong đồng tiền bằng sức lao động lương thiện của mình cho những nước nghèo xa xôi như tận Châu Phi, thì chuyện nhận tiền qua quỹ trợ cấp xã hội là chuyện bất đắc dĩ mà thôi.
THEO FB HUỲNH MINH TÚ