THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 November 2013

Petrolimex lãi lớn nhờ túi người tiêu dùng



Chủ nhật, 2013-11-24 07:54:11 - Nguồn: BaoDatViet.vn
(Doanh nghiệp) - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3, sau 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Petrolimex lên tới hơn 1.579 tỷ đồng, tăng 53% so với mức 1.030 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm ngoái. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Petrolimex báo lỗ lớn là do tăng giá và ở một số thời điểm, tiền lãi của doanh nghiệp còn đến từ việc xả quỹ bình ổn giá.
Lãi lớn do tăng giá
 
PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, thực chất Petrolimex lãi lớn là do giá tăng. Giá xăng dầu trong thời gian qua được điều chỉnh tăng 4 lần, giảm 5 lần. 
 
“Dù số lần tăng ít hơn giảm, nhưng thực ra mức giá tăng lại rất lớn (2.640 đồng/lít) và giá giảm chỉ 1.520 đồng/lít. Do đó, gốc gác vấn đề chính là cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay chưa được rõ ràng”, PGS. TS Ngô Trí Long nói.
 
Cũng theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc trích quỹ bình ổn cho Petrolimex hiện nay thế nào, cần sự vào cuộc xem xét của cơ quan tài chính. Thực tế, lãi chủ yếu của Petrolimex là lãi do kinh doanh. Mà kinh doanh trong hoạt động thương mại chính là chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Vì thế cần phải nghiên cứu lại cơ chế định giá xăng dầu hiện nay.
 
Dù số lần tăng ít hơn giảm, nhưng thực ra mức giá tăng lại rất lớn và giá giảm ít nên gốc gác vấn đề là cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay chưa được rõ ràng.
Dù số lần tăng ít hơn giảm, nhưng thực ra mức giá tăng lại rất lớn và giá giảm ít nên gốc gác vấn đề là cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay chưa được rõ ràng.
 
“Hiện, nhà nước đang tiến hành định giá, chứ để Petrolimex tự làm sẽ còn gây bức xúc hơn nữa. Lúc đó, Petrolimex sẽ tìm mọi cách để tăng giá và sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hơn nữa”, ông Long nói.
 
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, thực tế là khi muốn tăng giá, Petrolimex thường báo lỗ. Mức lỗ đúng hay sai rất khó nhận biết vì cơ quan quản lý chỉ dựa vào báo cáo của Petrolimex để phê duyệt. Vì thiếu minh bạch (cả từ doanh nghiệp và cơ quan quản lý) nên chưa thể kiểm soát được lỗ lãi của Petrolimex.
 
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết, việc công bố lỗ lãi của Petrolimex thường có dấu hiệu tiền hậu bất nhất. Khi muốn tăng giá, Petrolimex thông báo lỗ; nhưng khi muốn có lợi cho hoạt động kinh doanh lại thông báo lãi. Điển hình như hồi tháng 6/2011, để cổ phiếu có lợi trên sàn chứng khoán, Petrolimex đã công bố lãi trước thuế 898 tỷ đồng, trong khi trước đó thường xuyên báo lỗ.
 
Trong câu chuyện xăng dầu, có dấu hiệu cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước hiện chưa đủ năng lực để thẩm định chuyện lỗ lãi của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nói chung và Petrolimex nói riêng. 
 
“Doanh nghiệp như thùng không đáy. Không phải cứ lãi là họ không muốn tăng giá, mà tăng được càng nhiều càng tốt. Do đó, việc quan trọng nhất là liên bộ Công Thương - Tài chính phải có đủ năng lực để kiểm soát”, ông Phong nói.
 
Từ đầu năm 2013, Petrolimex đã có 4 lần tăng giá xăng với tổng mức 2.640 đồng/lít, 5 lần giá giảm chỉ 1.520 đồng/lít. Trong đó lần điều chỉnh gây sốc nhất là tăng giá đến 1.430 đồng/lít. 
 
Kiếm bội tiền từ quỹ bình ổn
 
Trong một số thời điểm, tiền lời của doanh nghiệp còn đến từ việc xả quỹ bình ổn giá. Cuối tháng 3/2013, Bộ Tài chính duy trì phương án cho doanh nghiệp đầu mối được sử dụng 2.000 đồng/lít xăng dầu từ quỹ bình ổn giá để bù đắp phần lỗ do giá thế giới tăng cao nhưng giá trong nước được giữ nguyên nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, mặc dù giá thế giới đã giảm lại. Vì thế, doanh nghiệp có lời cả ngàn đồng mỗi lít xăng dầu nhờ quỹ bình ổn.
 
Hoặc có thời điểm trong tháng 8/2013, so giá cơ sở với giá bán lẻ của Petrolimex, doanh nghiệp đã có lời 140 đồng/lít xăng A92 nhưng Bộ Tài chính vẫn cho xả quỹ bình ổn giá thêm 300 đồng/lít. Cộng với 100 đồng/lít lợi nhuận định mức doanh nghiệp được hưởng, doanh nghiệp có lời 540 đồng/lít. 
 
Theo chuyên gia xăng dầu Nguyễn Ngọc Sơn, đây là điều hết sức vô lý vì tiền này của người tiêu dùng góp vào, chỉ được dùng để bù lỗ, chứ không để cho doanh nghiệp lời.
 
Hà Oanh (Tổng hợp theo TPO, TTO)