THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 November 2013

Khảo sát của World Bank tại Việt Nam: Ngành thuế tham nhũng nhất



Ngày 31/10, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Lê Hồng Hải phát biểu: “Ngành thuế chúng tôi đang thực hiện ký cam kết “không tham nhũng” trong toàn cán bộ, viên chức với mục tiêu làm lành mạnh các hoạt động của ngành”. Trong khi đó, kết quả khảo sát được công bố hôm 31/10 của Ngân hàng Thế giới (WB) về vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp, thuế vụ đứng đầu bảng về ngành doanh nghiệp phải đưa hối lộ nhiều nhất.
tham_nhung_9
Theo WB, tham nhũng đang là một trong 3 vấn đề bức xúc nhất bao gồm thu nhập và giá sinh hoạt dưới góc nhìn của cán bộ công chức, doanh nghiệp và người dân
Theo VnEconomy trích khảo sát của WB kết hợp với Thanh tra Chính phủ cho thấy ngành thuế đứng đầu trong top 5 ngành doanh nghiệp phải đưa hối lộ nhiều nhất, bên cạnh tài chính, ngân hàng, kho bạc và hải quan. Báo cáo thường niên về Môi trường Kinh doanh thế giới và Việt Nam 2014 vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 29/10 còn cho thấy trong khi các quốc gia trong Đông Nam Á đạt được những bước đột phá mạnh mẽ, Việt Nam vẫn tiếp tục tụt một bậc so với báo cáo năm 2013 xuống vị trí 99/189 nước được khảo sát. Trong đó, nhiều chỉ tiêu “sát sườn” với các doanh nghiệp bị đánh giá ở mức rất thấp, đặc biệt là lĩnh vực nộp thuế tụt 11 bậc, từ xếp hạng 138 trên 183 quốc gia, xuống vị trí 149 trên 189 quốc gia.
Cam kết “nói không với tiêu cực” nhưng không thiếu những vụ như 6 cán bộ thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT), Chi cục Thuế tỉnh Hải Dương, bị khởi tố và bắt giam về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hồi tháng 9 vừa qua; hay dùng chức vụ của mình để “hù dọa” doanh nghiệp “nộp phí” như trường hợp của Trần Quốc Long (khi xảy ra hành vi phạm tội vốn là cán bộ Chi cục thuế quận Tân Bình, TP.HCM). Thậm chí có những trường hợp có hành vị nhận hối lộ song chỉ bị xử phạt hành chính như câu chuyện về ông Phan Thanh Phú, cán bộ Phòng Kiểm tra thuế, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, mà báo Pháp luật & Xã hội phản ánh đã gây những hoài nghi trong dư luận thời gian qua.
Báo cáo có chỉ ra rằng doanh nghiệp vừa là nạn nhân vừa là “tác nhân” tạo ra cái vòng luẩn quẩn cho hoạt động tham nhũng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số 63% doanh nghiệp được hỏi cho rằng cơ quan công quyền cố tình kéo dài thời gian giải quyết công việc thì cũng chừng ấy doanh nghiệp thừa nhận có “bôi trơn” và công việc sau đó được giải quyết thực nhanh chóng. Tại phiên thảo luận sáng 31/10 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền của tỉnh Lâm Đồng còn cho biết: “Dân nói ngày xưa các cán bộ phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế, lấy thông tin đánh địch, giờ nhân dân đóng thuế nuôi cán bộ, mua điện thoại cho cán bộ, trả tiền điện thoại cho cán bộ nhưng dân gọi không nghe”. Điều đó có nghĩa là, nếu không có “môi trường” thì “phong bì” không thể trở thành thứ “luật bất thành văn”, “nhét” và “dúi” cũng không trở thành “phản xạ có điều kiện” của các doanh nghiệp.
Vân Du
Tổng hợp
Theo SM Online