THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 October 2013

Công chứng di chúc của người chết, đòi 70 triệu !...

Wednesday, October 02, 2013
HÀ NỘI (NV) Chuyện mới nghe tưởng như đùa, nhưng hoàn toàn có thật, xảy ra tại một phòng công chứng ở Hà Nội.
Bà Thu Lai, cư dân Hà Nội, tiết lộ rằng bà đã được một nhân viên văn phòng công chứng cố vấn thực hiện một dịch vụ “có một không hai.”




Phòng công chứng, nơi đáng nghi ngờ biến giả làm thật. (Hình: báo Tin Tức)

Bà kể: “Mẹ chồng của tôi đột ngột mất đi không kịp để lại di chúc, dẫn đến xung đột trong gia đình vì tranh chấp căn nhà của bà để lại. Khi đến văn phòng công chứng nhờ giúp giải quyết vấn đề tranh chấp, họ lại khuyên chúng tôi tìm cách quay ngược thời gian.”

Bà Thu Lai còn cho biết, căn nhà phố mà mẹ chồng của bà chết đi để lại rất có giá trị. Chồng của bà cũng qua đời trước đó không lâu. Căn nhà vì thế không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một thành viên nào trong gia tộc. Ðiều này gây bất hòa, mâu thuẫn không tránh khỏi giữa những người cùng huyết thống. Không muốn tình cảm gia đình bị xáo trộn, anh em tương tàn, bà Lai liền nhờ sự tham vấn của một cán bộ làm việc tại văn phòng công chứng ở Hà Nội.

Người này hứa hẹn sẽ tìm cách đi ngược lại thời gian, để mẹ chồng của bà Thu Lai “sống dậy” và tạo ra một tờ di chúc theo đúng pháp luật. Tốn phí để dựng lên một tờ di chúc hợp pháp đó được nhân viên phòng công chức “ngỏ lời” là 70 triệu đồng, tương đương 3,500 đôla.

Theo báo mạng Tin Tức, bà Thu Lai sợ “tiền mất tật mang” nên không dám làm theo lời cố vấn của nhân viên công chứng nọ. Tuy nhiên, thí dụ nêu trên cho thấy, rất khó tin vào giá trị thật của hồ sơ được thiết lập tại các phòng công chứng - định chế pháp luật của nhà nước Việt Nam.

Còn theo báo Tiền Phong, cách đây không lâu, bà Nguyễn Thị Tiêu, một cư dân phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội không am hiểu pháp luật, đã ký vào văn bản “Ủy quyền bán đất” thay vì văn bản bán một thửa đất nhỏ. Sự việc vỡ lở, bà đến phòng công chứng kêu cứu, nhưng các công chức tại đây thờ ơ, không giúp bà “sửa lại văn bản đã công chứng sai trước đây.” Người dân tội nghiệp này đành ngậm ngùi chấp nhận tổn thất đáng kể: mất một nửa thửa đất của mình.

Ông Trịnh Quan Chiến, thuộc Ðoàn Luật Sư Hà Nội cho biết: “Hiện nay, các công chức phòng công chứng không những yếu kém về chuyên môn, mà còn lạm quyền, làm nhiều điều trái pháp luật để kiếm tiền. (PL)