ĐẤT VIỆT- 02/10/2013 Bộ GD-ĐT đã ban hành một số văn bản pháp luật gây phản ứng trong dư luận”. Cũng chính vì vậy mà Bộ GD-ĐT đã rút kinh nghiệm sâu sắc về ban hành văn bản "thiếu tính thực tế", trước hành động đó, chưa thấy phản ứng gì từ phía Bộ công an, Bộ y tế... nhưng Bộ GD-ĐT đã dũng cảm dám rút kinh nghiệm, sửa sai.
Bộ GD-ĐT rút kinh nghiệm soạn thảo
Trong văn bản được công bố ngày 30/9, ông Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã lý giải việc Bộ GD-ĐT xây dựng và ban hành thông tư 24 bổ sung chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đối với người có công với cách mạng và con của họ nhằm “thực hiện chủ trương đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước đối với những người có công với cách mạng, đảm bảo cơ hội và quyền lợi học tập suốt đời của người dân”. Việc đưa bà mẹ Việt Nam anh hùng vào đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển sinh vào.
Trước đó ngày 4/7, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư quy định việc cộng điểm ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi tuyển sinh.
Bộ GD ban hành thông tư 28 bỏ cộng điểm ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng |
Theo đó, các trường hợp được bổ sung vào đối tượng 03 trong chính sách ưu tiên trong tuyển sinh gồm: bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng”.
Trước phản hồi của dư luận, Bộ GD-ĐT đã tiếp thu, điều chỉnh kịp thời bằng việc ban hành thông tư bãi bỏ quy định với những đối tượng ưu tiên không phù hợp với thực tế hiện nay tại thông tư 24. Từ điều chỉnh cụ thể này, Bộ GD-ĐT đã “rút kinh nghiệm sâu sắc về soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật”.
Phạt ngoại tình, "chì chiết"....âm thầm gỡ bỏ?
Tự điều chỉnh lại việc ban hành văn bản sai phạm, tự rút kinh nghiệm....có lẽ lần đầu tiên xảy ra với Bộ GD -ĐT nói riêng và các Bộ ngành nói chung.
Bộ Tư pháp đã ban hành dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp quy định: Trong đó, điều 46 quy định 'Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng'.
Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Các hành vi khác cũng sẽ bị chịu mức phạt này.
Mới đây, Dự thảo “Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” ra đời khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Ngoại tình có thể bị phạt 1 triệu (Ảnh minh họa) |
Theo dự thảo này, “người thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần... bị phạt từ 1,5 đến 2 triệu đồng”
Chưa hết, quy định gây bất bình nhất là: “Mức phạt 500.000 đến 1.000.000 đồng cũng áp dụng với người thường xuyên đe dọa đuổi thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét, nếu thường xuyên lăng mạ, chì chiết mức tiền tăng thêm 500.000 đồng”.
Người chửi bới, chì chiết thành viên trong gia đình sẽ bị quy vào nhóm hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự và bị phạt từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Nếu tiết lộ và phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư thì mức phạt tăng thêm 500.000 đồng.
Ngày 19/7, Hội đồng thẩm định do Bộ Tư pháp chủ trì họp thẩm định lần 2 với Dự thảo Nghị định này của Bộ Công an, qua đó Đại diện ban soạn thảo Cục tham mưu cảnh sát quản lý hành chính - Bộ Công an đã xin ý kiến Hội đồng thẩm định hủy bỏ một số quy định do chồng lấn, không có tính khả thi.
Đại diện Bộ Công an cũng thừa nhận những hành vi này được quy định quá cụ thể, chi tiết, chỉ mang tính định tính chưa mang tính định lượng sẽ rất khó thực hiện, khi thực hiện cũng khó áp dụng để xử phạt.
Hàng loạt các dự thảo phạt mới ra đời, sau đó một thời gian bỗng dưng "biến mất" và cũng không thấy bất cứ Bộ nào đưa ra lời xin lỗi hay sự tự "rút kinh nghiệm....
Quy định "Ngực lép không được lái xe" cũng tự "bay hơi"
Nhiều quy định bất hợp lý từng bị phản đối như “ngực lép” không được lái xe lại tiếp tục được đưa ra trong một dự thảo thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ GTVT ghi ngày 7/8/2013. Tuy nhiên, cả hai Bộ đều khẳng định họ không soạn dự thảo này.
Theo dự thảo, người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m được xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe máy 50 cm3 trở lên. Ảnh: HTD |
Dự thảo thông tư liên tịch ghi rõ “Quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe”, trong đó tiếp tục bê nguyên nhiều quy định đã được đưa ra trong Quyết định 33 do Bộ Y tế ban hành năm 2008 từng gây phản ứng trong dư luận, khiến Bộ này sau đó phải rút lại.
Trước một loạt các quy định, các dự thảo phạt ....của các Bộ được ban hành, nhưng không có bất cứ dự thảo nào tồn tại được lâu. Những dự thảo, quy định đều biến mất và không để lại bất cứ lời xin lỗi nào đối với người dân. Liệu Bộ GD - ĐT có phải là Bộ đi đầu cả nước vì đã tự rút kinh nghiệm sau lần ban hành sai văn bản pháp luật ?.
Huyền Hồ