(GDVN) - Điểm yếu
duy nhất của Mỹ là làm thế nào để có thể điều động được 11 hàng không
mẫu hạm, 88 tàu khu trục cùng các chiến hạm của mình đến Tây-TBD trong
thời gian ngắn nhất có thể.
- Chiến tranh tàu sân bay ở khu vực: Tàu sân bay Mỹ vẫn có uy phong lớn
- Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ sẽ làm cho các nước ASEAN được lợi?
- Mỹ sẽ can thiệp như thế nào khi Trung - Nhật xảy ra chiến tranh thật?
- Biển Đông: "Đằng sau nụ cười là chuẩn bị chiến tranh toàn diện"
- Tướng Shoigu: Tuổi thọ của xe tăng trong chiến tranh rất ngắn ngủi
- Nga đã nhảy vào cuộc, bắt đầu chuẩn bị kỹ càng cho chiến tranh mạng
- Hải quân TQ chuẩn bị chiến tranh trên biển để chống hạm đội Mỹ?
Bài báo nhận định rằng quân đội Trung Quốc (PLA) có lẽ sẽ phải chịu tổn thất đến 40% số tàu chiến trong các hạm đội của mình để có thể đánh chìm được một chiếc hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, ví dụ cụ thể là chiếc tàu sân bay USS Gerald R Ford mà quân đội Hoa Kỳ vừa tiến hành hạ thủy.
Đánh chìm tàu sân bay Mỹ không dễ như giả tưởng |
Trang Defencenews viết rằng đây cũng là nhận định được tờ Người đưa tin công nghiệp quân sự của Nga đánh giá trong một báo cáo gần đây của mình.
Tờ báo này cho biết hiện nay Trung Quốc được cho là đã sở hữu các hệ thống vũ khí có thể tấn công các cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ, trong số này đáng chú ý là tên lửa Đông phong DF-21D và 12 chiếc tàu khu trục được trang bị các loại tên lửa dẫn đường có điều khiển.
Hiện Hải quân Trung Quốc cũng có 2 chiếc khu trục hạm Type 051C cùng 6 chiếc Type 052C, tất cả đều được trang bị các tên lửa chống hạm YJ-83, C-805 và YJ-62.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nhìn vào các thông số và tính năng được quảng bá, những vũ khí này có thể tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với các cụm chiến đấu tàu sân bay của Mỹ tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương.
Một thông tin đáng chú ý nữa là Trung Quốc cũng đã mua và sở hữu 4 chiếc khu trục hạm lớp Sovremenny được trang bị các tên lửa chống tàu Moskit SSM P-270 từ nhà sản xuất Nga.
Tàu sân bay thế hệ mới đầu tiên Gerald R. Ford Mỹ được đổ nước, hạ thủy |
Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh đang thử nghiệm, Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu khoảng 15 chiếc khinh hạm Type 054A có trang bị tên lửa hải đối không phóng thẳng đứng, tên lửa chống hạm C-803.
Tờ Người đưa tin công nghiệp quân sự của Nga cho biết nết một cụm chiến đấu tàu sân bay của Mỹ xâm nhập vào vùng lãnh hải ven bờ biển Trung Quốc, hải quân PLA sẽ sử dụng các tàu chiến ven bờ Type 056 (khoảng 10 chiếc), tàu chiến cao tốc Type 022 (40 chiếc) mang tên lửa chống hạm để đối phó và phát động chiến tranh du kích trên biển.
Các tàu chiến loai này được cho là có khả năng phóng các tên lửa chống hạm YJ-83, C-803 khi xảy ra chiến tranh. Dự tính, Hải quân Mỹ nếu mất đi 1 chiếc tàu sân bay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ mất đi khoảng 10% sức mạnh.
Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc cũng không thể dễ dàng đánh chìm được tàu sân bay của Mỹ. Theo tạp chí Forbes, Mỹ đã chuẩn bị chu đáo các phương án chống đối kháng để ngăn chặn khả năng bị tàu chiến của Trung Quốc tấn công, gây tổn hại.
Tàu sân bay thế hệ mới đầu tiên Gerald R. Ford |
Mỹ hiện có rất nhiều phương triện trinh sát trên không ở các tầm cao, có thể do thám và phát hiện các căn cứ chứa tên lửa của Trung Quốc. Một khi xảy ra giao tranh, các tàng hình cơ F-35 với tầm hoạt động từ 200 đến 300 hải lý sẽ đảm bảo được cho các tàu sân bay hoạt động, chiến đấu mà không cần tiếp cận gần các khu vực duyên hải quanh Trung Quốc.
Báo Nga dự tính rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ tổn hại từ 30 đến 40% sức mạnh mới có khả năng đánh chìm được 1 chiếc hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ.
Theo báo này, điểm yếu duy nhất của Mỹ là làm thế nào để có thể điều động được 11 hàng không mẫu hạm, 88 tàu khu trục, tuần dương, 55 chiến hạm tác chiến ven bờ và 31 tàu tấn công đổ bộ đến phía tây của Thái Bình Dương trong một khoảng thời gian ngắn.
Những điểm đáng chú ý của tàu sân bay Gerald R. Ford
- Tàu sân bay số hóa
Tàu sân bay Gerald R. Ford đã áp dụng công nghệ hệ thống C4ISR (hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin, máy tính, tình báo, theo dõi, trinh sát) và thiết bị tự động hóa tiên tiến hơn, áp dụng rộng rãi hệ thống thao tác như máy hiển thị vi tính..., từ đó làm cho truyền thông tin của các hệ thống như trinh sát, thông tin, chỉ huy, vũ khí được nhanh chóng hơn, tác chiến tốc độ nhanh hơn. Máy bay hải quân cũng có năng lực tác chiến trung tâm mạng.
- Lực lượng chiến đấu máy bay không người lái
Được biết, máy bay trang bị cho tàu sân bay ngoài máy bay chiến đấu tấn công F-18E/F đang biên chế, sẽ còn trang bị máy bay chiến đấu F-35C Lightning II có tính năng tàng hình và sẽ trang bị rất nhiều máy bay chiến đấu không người lái.
Những máy bay không người lái này ngoài trang bị vũ khí dẫn đường chính xác, sẽ còn trang bị bộ cảm biến hồng ngoại và radar góc mở tổng hợp, có thể thực hiện các nhiệm vụ như tiến hành theo dõi, cảnh báo sớm, chi viện săn ngầm và tìm kiếm cứu nạn.
- Tàu sân bay "biến hình"
Máy phóng điện từ mới trang bị trên tàu sân bay có hiệu suất cao hơn so với máy phóng hơi nước truyền thống, số lần cất/hạ cánh máy bay chiến đấu sẽ không bị hạn chế, cũng có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu không người lái.
Đường băng được cải tiến và tăng cường có thể giúp cho tỷ lệ điều động của máy bay chiến đấu tăng mạnh lên 25%. Ngoài ra, tàu sân bay mới sẽ có khả năng "dỡ bỏ và đổi trang bị", tức là có thể căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ tác chiến trong tương lai, tiến hành điều chỉnh các thiết bị trên tàu một cách linh hoạt.
- Vũ khí có tính chất viễn tưởng khoa học
Được biết, Hải quân Mỹ có thể có kế hoạch trang bị các vũ khí khái niệm mới như pháo ray điện (railgun), vũ khí laser năng lượng cao, pháo hạt năng lượng cao trên tàu sân bay. Trong đó, máy phóng của pháo ray điện có thể làm cho điện từ trực tiếp biến thành động năng, sử dụng đạn pháo phóng bằng lực điện từ, tầm phóng xa nhất có thể đạt 300 km.
- Chi phi chế tạo lên đến 13 tỷ USD
Tàu sân bay Gerald R. Ford trải qua 8 năm chế tạo, tiêu tốn 13 tỷ USD, tích hợp những công nghệ quân sự mũi nhọn của Mỹ, được cho là lực lượng tấn công mặt nước mạnh nhất thế giới hiện nay. Quân Mỹ còn có kế hoạch trang bị 3 tàu sân bay cùng lớp.
- 50 năm không phải thay nhiên liệu
Hệ thống động lực hạt nhân mới của tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ làm cho chiếc tàu khổng lồ trên biển này "cả đời" không phải nạp nhiên liệu, mãi cho đến khi nghỉ hưu khi phục vụ được 50 năm.
- Trang bị 75 máy bay chiến đấu
Tàu sân bay Gerald R. Ford có thể mang theo 75 máy bay chiến đấu. Điều này hoàn toàn không nhiều trong đội ngũ tàu sân bay của Mỹ, nhưng, những máy bay chiến đấu này có năng lực tác chiến trung tâm mạng, điều này làm cho chúng có năng lực tác chiến tự chủ toàn diện mạnh.
- Có thể tấn công 220 lần/ngày
Hệ thống và trang bị tác chiến máy bay hải quân tiên tiến sẽ giúp cho tàu sân bay Gerald R. Ford có thể phát động ít nhất 220 cuộc tập kích đường không mỗi ngày. Số mục tiêu tấn công sẽ lên tới 1.000.
- Tàu sân bay số hóa
Chân vịt và bánh lái của tàu sân bay thế hệ mới đầu tiên Gerald R. Ford |
Tàu sân bay Gerald R. Ford đã áp dụng công nghệ hệ thống C4ISR (hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin, máy tính, tình báo, theo dõi, trinh sát) và thiết bị tự động hóa tiên tiến hơn, áp dụng rộng rãi hệ thống thao tác như máy hiển thị vi tính..., từ đó làm cho truyền thông tin của các hệ thống như trinh sát, thông tin, chỉ huy, vũ khí được nhanh chóng hơn, tác chiến tốc độ nhanh hơn. Máy bay hải quân cũng có năng lực tác chiến trung tâm mạng.
- Lực lượng chiến đấu máy bay không người lái
Được biết, máy bay trang bị cho tàu sân bay ngoài máy bay chiến đấu tấn công F-18E/F đang biên chế, sẽ còn trang bị máy bay chiến đấu F-35C Lightning II có tính năng tàng hình và sẽ trang bị rất nhiều máy bay chiến đấu không người lái.
Những máy bay không người lái này ngoài trang bị vũ khí dẫn đường chính xác, sẽ còn trang bị bộ cảm biến hồng ngoại và radar góc mở tổng hợp, có thể thực hiện các nhiệm vụ như tiến hành theo dõi, cảnh báo sớm, chi viện săn ngầm và tìm kiếm cứu nạn.
- Tàu sân bay "biến hình"
Máy phóng điện từ mới trang bị trên tàu sân bay có hiệu suất cao hơn so với máy phóng hơi nước truyền thống, số lần cất/hạ cánh máy bay chiến đấu sẽ không bị hạn chế, cũng có thể cất/hạ cánh máy bay chiến đấu không người lái.
Đường băng được cải tiến và tăng cường có thể giúp cho tỷ lệ điều động của máy bay chiến đấu tăng mạnh lên 25%. Ngoài ra, tàu sân bay mới sẽ có khả năng "dỡ bỏ và đổi trang bị", tức là có thể căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ tác chiến trong tương lai, tiến hành điều chỉnh các thiết bị trên tàu một cách linh hoạt.
- Vũ khí có tính chất viễn tưởng khoa học
Được biết, Hải quân Mỹ có thể có kế hoạch trang bị các vũ khí khái niệm mới như pháo ray điện (railgun), vũ khí laser năng lượng cao, pháo hạt năng lượng cao trên tàu sân bay. Trong đó, máy phóng của pháo ray điện có thể làm cho điện từ trực tiếp biến thành động năng, sử dụng đạn pháo phóng bằng lực điện từ, tầm phóng xa nhất có thể đạt 300 km.
- Chi phi chế tạo lên đến 13 tỷ USD
Tàu sân bay Gerald R. Ford trải qua 8 năm chế tạo, tiêu tốn 13 tỷ USD, tích hợp những công nghệ quân sự mũi nhọn của Mỹ, được cho là lực lượng tấn công mặt nước mạnh nhất thế giới hiện nay. Quân Mỹ còn có kế hoạch trang bị 3 tàu sân bay cùng lớp.
- 50 năm không phải thay nhiên liệu
Hệ thống động lực hạt nhân mới của tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ làm cho chiếc tàu khổng lồ trên biển này "cả đời" không phải nạp nhiên liệu, mãi cho đến khi nghỉ hưu khi phục vụ được 50 năm.
- Trang bị 75 máy bay chiến đấu
Tàu sân bay Gerald R. Ford có thể mang theo 75 máy bay chiến đấu. Điều này hoàn toàn không nhiều trong đội ngũ tàu sân bay của Mỹ, nhưng, những máy bay chiến đấu này có năng lực tác chiến trung tâm mạng, điều này làm cho chúng có năng lực tác chiến tự chủ toàn diện mạnh.
- Có thể tấn công 220 lần/ngày
Hệ thống và trang bị tác chiến máy bay hải quân tiên tiến sẽ giúp cho tàu sân bay Gerald R. Ford có thể phát động ít nhất 220 cuộc tập kích đường không mỗi ngày. Số mục tiêu tấn công sẽ lên tới 1.000.