Phần lớn cán bộ nghiện đều là con quan chức?
08.10.2013 | 07:14 AM -báo Người đưa tin -
Số lượng công chức nghiện, nếu được công bố, sẽ rất sốc đối với dư luận. Họ còn sốc hơn, khi những công chức đó, phần lớn con nhà khá giả, con quan chức cấp phòng ở huyện, cấp sở ở tỉnh trở lên.
Tin "hót" nhất, diễn ra ngày cuối cùng của tháng 9 vừa qua là hội đồng kỷ luật của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai quyết định kỷ luật cảnh cáo cán bộ Trần Anh Minh liên quan đến việc sử dụng trái phép chất ma tuý; còn sở Công Thương của tỉnh này thì đang có kế hoạch cho thôi việc đối với cán bộ Nguyễn Ngọc Anh (cán bộ chi cục Quản lý thị trường) vì hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều này cho thấy, các cơ quan Nhà nước đã bắt đầu tuyên chiến với công chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Vấn đề đặt ra là thủ trưởng các cơ quan có biết nhân viên nghiện không? Biết mà dung túng thì có bị xử lý vì đã che giấu hành vi vi phạm pháp luật không? Và làm thế nào để đội ngũ công chức thực sự trong sạch, không liên quan đến tệ nạn xã hội?
Khó xử lý công chức nghiện theo "tin đồn"
Chuyện là như thế này, ở nhiều tỉnh, cán bộ công chức nghiện thật nhưng thủ trưởng các cơ quan đó nói rằng, đó là tin đồn, không có bằng chứng, không xử lý được. Thật là nực cười, bởi tin đồn hay nghiện thật, ai cũng biết. Ở H.P, cán bộ nguồn còn nghiện, xin nghỉ việc không lương một thời gian để đi cai nghiện. Bảo, thủ trưởng cơ quan không biết là nguỵ biện. Số lượng công chức nghiện, nếu được công bố, sẽ rất sốc đối với dư luận. Họ còn sốc hơn, khi những công chức đó, phần lớn con nhà khá giả, con quan chức cấp phòng ở huyện, cấp sở ở tỉnh trở lên.
Cán bộ công an một số tỉnh mà chúng tôi có dịp tiếp xúc như: B.N, H.Y, H.D, H.P, H.N, Q.N..., kể với PV rằng: "Được giao nhiệm vụ kiểm tra lý lịch tư pháp công chức. Họ đã phát hiện, nhiều công chức nghiện chất ma tuý. Đến sở, ngành nào, thủ trưởng đều "bênh" nhân viên rất nhiệt tình. Khi vào cuộc, phát hiện ra, thông báo cụ thể, thủ trưởng lại xin giúp với nhiều lý do: Cháu nó là con bác A., cháu bà B., con ông C..., biết đấy nhưng không có chứng cứ, sao dám báo công an xử lý.
Hơn nữa, nó là "con ông, cháu cha", chưa xử lý nó, nó đã xử lý mình thì làm sao?". Cái kiểu thoái thác trách nhiệm dưới danh nghĩa "nhân đạo" này của một số thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp đã tạo điều kiện cho công chức nghiện có cơ hội nghiện nặng hơn. Họ không đủ dũng khí để loại bỏ công chức nghiện, vi phạm pháp luật này ra khỏi bộ máy của mình. Điều này thể hiện sự yếu kém về năng lực cũng như bộc lộ rõ thái độ dung túng, che giấu người vi phạm pháp luật của thủ trưởng đơn vị đó.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Ông Nguyễn Văn Hải, nguyên là lãnh đạo ban Tổ chức chính quyền - bây giờ là sở Nội vụ, đang nghỉ hưu ở Hà Nội, bộc bạch: "Khi tôi làm Trưởng ban Tổ chức chính quyền, nghe một số lãnh đạo ban, ngành, sở phàn nàn, cán bộ của họ là "con ông nọ, cháu bà kia" nghiện chất ma tuý nhưng không biết phải xử lý như thế nào? Tôi nói, anh cứ làm báo cáo lên ban, tôi chuyển bên công an giúp đỡ, xác minh, xử lý. Thế nhưng, các thủ trưởng này không dám báo cáo bằng văn bản, chỉ báo cáo miệng. Họ chỉ kêu ca, không dám "đụng chạm", không dám thừa nhận sự yếu kém trong lãnh đạo, quản lý cán bộ của mình hay thiếu bản lĩnh? Thấy đúng, phải kiên quyết xử lý đến cùng, không thể để vẩn đục đội ngũ công chức được".
Quy trách nhiệm thủ trưởng để xử lý tận gốc
Chúng ta có thể hiểu rằng, chế độ thủ trưởng, tức là thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cơ quan. Vì thế, trong cơ quan, có con nghiện - sử dụng trái phép chất ma tuý - thì thủ trưởng không thể không liên đới chịu trách nhiệm được. Lãnh đạo PC47, công an tỉnh B. cho biết: "Thủ trưởng ngành Đ. cam đoan, cơ quan tôi không có người nghiện ma tuý. Kiểm tra thực tế, có hai công chức "xịn" nghiện. Ngoài nghiện hai công chức này còn đến các tụ điểm ăn chơi thác loạn hàng đêm, gây bức xúc cho dư luận. Họ còn vay quỹ, nợ nần dây dưa, thậm chí quỵt nợ, thách thức cán bộ trong cơ quan. Có cán bộ phản ánh, thủ trưởng không xử lý mà cứ lờ đi là dấu hiệu của việc che giấu vi phạm. Công an áp giải đi xét nghiệm bất ngờ, phát hiện dương tính với chất ma tuý, hai công chức này còn đe dọa công an, gọi điện cho bác, chú, bố, chỉ đạo lãnh đạo công an xử lý người thi hành công vụ đúng. Chứng cứ rõ ràng, thế mà thủ trưởng cơ quan này vẫn chối bay, chối biến. Họ còn nói rằng, chẳng có ai "giám sát" việc xét nghiệm, ai đảm bảo, xét nghiệm đó là đúng, vô tư... Rõ ràng, đó là dung túng, bao che cho vi phạm pháp luật, cần phải xử lý người đứng đầu".
Trao đổi với PV báo Người đưa tin về việc xử lý công chức nghiện chất ma tuý, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ cho rằng: "Luật Công chức đã quy định rõ, cứ thế mà xử lý cán bộ nghiện. Thủ trưởng cơ quan biết, không dám đưa công chức nghiện ra để xử lý, cần quy trách nhiệm thủ trưởng. Tất nhiên, công chức nghiện, phần lớn là có "chỗ dựa" nên xử lý họ không đơn giản. Song, căn cứ vào kết quả làm việc hàng tháng, quý, năm, thừa lý do xử lý cán bộ nghiện, thừa chứng lý để loại bỏ họ khỏi cộng đồng công viên chức. Con nghiện không phải là tội phạm nhưng là người vi phạm pháp luật vì họ đã sử dụng trái phép chất ma tuý dẫn đến nghiện chất cấm. Thủ trưởng cơ quan có công chức nghiện nói rằng không xử lý được là nguỵ biện, che giấu vi phạm. Cần phải xem xét lại một cách toàn diện từ tư cách, năng lực, hành vi của người thủ trưởng này".
Luật gia Nguyễn Văn Phúc (Hà Nội) thẳng thắn: "Dấu hiệu che giấu vi phạm của thủ trưởng đơn vị có công chức nghiện là rõ ràng. Họ sợ ảnh hưởng đến uy tín, sợ bị cắt thi đua, sợ áp lực vô hình nào đó ảnh hưởng đến vị trí mình đang nắm giữ. Nếu những nỗi sợ hãi đó của họ được thể hiện, khi mà có phản ánh rằng, công chức A nghiện chất ma tuý, công chức B nghi nghiện, họ không có động thái xử lý thì sẽ bị xem xét ở góc độ có dấu hiệu che giấu người có hành vi vi phạm, không những bị xử lý theo luật Công chức mà nếu hành vi che giấu nghiêm trọng, có thể chuyển cơ quan điều tra, xác minh, xử lý hình sự".
Phát hiện “kém” nên phải “ém” đi?
Cách đây 10 năm, năm 2003, cục Phòng chống tệ nạn xã hội (bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tiến hành khảo sát ở 39 tỉnh, thành trên cả nước, với 1,9 triệu cán bộ công nhân viên chức và người lao động, phát hiện gần 2.000 người nghiện. Hầu hết là nam giới và hình thức sử dụng chất ma tuý ở mức tiêm, chích. Những cán bộ công nhân viên chức này bày tỏ nguyện vọng được tạo điều kiện để được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thay vì bắt buộc phải đi cai nghiện tập trung ở cơ sở chữa bệnh. Con số lớn như vậy, nhưng chính đại diện Cục này thừa nhận: Đó là con số nắm bắt được, thực tế còn nhiều hơn. Từ ngày đó đến nay, đã 10 năm trôi qua, vẫn chưa có một cuộc khảo sát, điều tra nghiêm túc, toàn diện về vấn đề này. Phải chăng, công chức nghiện ma tuý khó phát hiện xử lý tận gốc nên phải "ém" đi?
Quỳnh Chi
08.10.2013 | 07:14 AM -báo Người đưa tin -
Số lượng công chức nghiện, nếu được công bố, sẽ rất sốc đối với dư luận. Họ còn sốc hơn, khi những công chức đó, phần lớn con nhà khá giả, con quan chức cấp phòng ở huyện, cấp sở ở tỉnh trở lên.
Tin "hót" nhất, diễn ra ngày cuối cùng của tháng 9 vừa qua là hội đồng kỷ luật của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai quyết định kỷ luật cảnh cáo cán bộ Trần Anh Minh liên quan đến việc sử dụng trái phép chất ma tuý; còn sở Công Thương của tỉnh này thì đang có kế hoạch cho thôi việc đối với cán bộ Nguyễn Ngọc Anh (cán bộ chi cục Quản lý thị trường) vì hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều này cho thấy, các cơ quan Nhà nước đã bắt đầu tuyên chiến với công chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Vấn đề đặt ra là thủ trưởng các cơ quan có biết nhân viên nghiện không? Biết mà dung túng thì có bị xử lý vì đã che giấu hành vi vi phạm pháp luật không? Và làm thế nào để đội ngũ công chức thực sự trong sạch, không liên quan đến tệ nạn xã hội?
Khó xử lý công chức nghiện theo "tin đồn"
Chuyện là như thế này, ở nhiều tỉnh, cán bộ công chức nghiện thật nhưng thủ trưởng các cơ quan đó nói rằng, đó là tin đồn, không có bằng chứng, không xử lý được. Thật là nực cười, bởi tin đồn hay nghiện thật, ai cũng biết. Ở H.P, cán bộ nguồn còn nghiện, xin nghỉ việc không lương một thời gian để đi cai nghiện. Bảo, thủ trưởng cơ quan không biết là nguỵ biện. Số lượng công chức nghiện, nếu được công bố, sẽ rất sốc đối với dư luận. Họ còn sốc hơn, khi những công chức đó, phần lớn con nhà khá giả, con quan chức cấp phòng ở huyện, cấp sở ở tỉnh trở lên.
Cán bộ công an một số tỉnh mà chúng tôi có dịp tiếp xúc như: B.N, H.Y, H.D, H.P, H.N, Q.N..., kể với PV rằng: "Được giao nhiệm vụ kiểm tra lý lịch tư pháp công chức. Họ đã phát hiện, nhiều công chức nghiện chất ma tuý. Đến sở, ngành nào, thủ trưởng đều "bênh" nhân viên rất nhiệt tình. Khi vào cuộc, phát hiện ra, thông báo cụ thể, thủ trưởng lại xin giúp với nhiều lý do: Cháu nó là con bác A., cháu bà B., con ông C..., biết đấy nhưng không có chứng cứ, sao dám báo công an xử lý.
Hơn nữa, nó là "con ông, cháu cha", chưa xử lý nó, nó đã xử lý mình thì làm sao?". Cái kiểu thoái thác trách nhiệm dưới danh nghĩa "nhân đạo" này của một số thủ trưởng cơ quan hành chính sự nghiệp đã tạo điều kiện cho công chức nghiện có cơ hội nghiện nặng hơn. Họ không đủ dũng khí để loại bỏ công chức nghiện, vi phạm pháp luật này ra khỏi bộ máy của mình. Điều này thể hiện sự yếu kém về năng lực cũng như bộc lộ rõ thái độ dung túng, che giấu người vi phạm pháp luật của thủ trưởng đơn vị đó.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Ông Nguyễn Văn Hải, nguyên là lãnh đạo ban Tổ chức chính quyền - bây giờ là sở Nội vụ, đang nghỉ hưu ở Hà Nội, bộc bạch: "Khi tôi làm Trưởng ban Tổ chức chính quyền, nghe một số lãnh đạo ban, ngành, sở phàn nàn, cán bộ của họ là "con ông nọ, cháu bà kia" nghiện chất ma tuý nhưng không biết phải xử lý như thế nào? Tôi nói, anh cứ làm báo cáo lên ban, tôi chuyển bên công an giúp đỡ, xác minh, xử lý. Thế nhưng, các thủ trưởng này không dám báo cáo bằng văn bản, chỉ báo cáo miệng. Họ chỉ kêu ca, không dám "đụng chạm", không dám thừa nhận sự yếu kém trong lãnh đạo, quản lý cán bộ của mình hay thiếu bản lĩnh? Thấy đúng, phải kiên quyết xử lý đến cùng, không thể để vẩn đục đội ngũ công chức được".
Quy trách nhiệm thủ trưởng để xử lý tận gốc
Chúng ta có thể hiểu rằng, chế độ thủ trưởng, tức là thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cơ quan. Vì thế, trong cơ quan, có con nghiện - sử dụng trái phép chất ma tuý - thì thủ trưởng không thể không liên đới chịu trách nhiệm được. Lãnh đạo PC47, công an tỉnh B. cho biết: "Thủ trưởng ngành Đ. cam đoan, cơ quan tôi không có người nghiện ma tuý. Kiểm tra thực tế, có hai công chức "xịn" nghiện. Ngoài nghiện hai công chức này còn đến các tụ điểm ăn chơi thác loạn hàng đêm, gây bức xúc cho dư luận. Họ còn vay quỹ, nợ nần dây dưa, thậm chí quỵt nợ, thách thức cán bộ trong cơ quan. Có cán bộ phản ánh, thủ trưởng không xử lý mà cứ lờ đi là dấu hiệu của việc che giấu vi phạm. Công an áp giải đi xét nghiệm bất ngờ, phát hiện dương tính với chất ma tuý, hai công chức này còn đe dọa công an, gọi điện cho bác, chú, bố, chỉ đạo lãnh đạo công an xử lý người thi hành công vụ đúng. Chứng cứ rõ ràng, thế mà thủ trưởng cơ quan này vẫn chối bay, chối biến. Họ còn nói rằng, chẳng có ai "giám sát" việc xét nghiệm, ai đảm bảo, xét nghiệm đó là đúng, vô tư... Rõ ràng, đó là dung túng, bao che cho vi phạm pháp luật, cần phải xử lý người đứng đầu".
Trao đổi với PV báo Người đưa tin về việc xử lý công chức nghiện chất ma tuý, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng bộ Nội vụ cho rằng: "Luật Công chức đã quy định rõ, cứ thế mà xử lý cán bộ nghiện. Thủ trưởng cơ quan biết, không dám đưa công chức nghiện ra để xử lý, cần quy trách nhiệm thủ trưởng. Tất nhiên, công chức nghiện, phần lớn là có "chỗ dựa" nên xử lý họ không đơn giản. Song, căn cứ vào kết quả làm việc hàng tháng, quý, năm, thừa lý do xử lý cán bộ nghiện, thừa chứng lý để loại bỏ họ khỏi cộng đồng công viên chức. Con nghiện không phải là tội phạm nhưng là người vi phạm pháp luật vì họ đã sử dụng trái phép chất ma tuý dẫn đến nghiện chất cấm. Thủ trưởng cơ quan có công chức nghiện nói rằng không xử lý được là nguỵ biện, che giấu vi phạm. Cần phải xem xét lại một cách toàn diện từ tư cách, năng lực, hành vi của người thủ trưởng này".
Luật gia Nguyễn Văn Phúc (Hà Nội) thẳng thắn: "Dấu hiệu che giấu vi phạm của thủ trưởng đơn vị có công chức nghiện là rõ ràng. Họ sợ ảnh hưởng đến uy tín, sợ bị cắt thi đua, sợ áp lực vô hình nào đó ảnh hưởng đến vị trí mình đang nắm giữ. Nếu những nỗi sợ hãi đó của họ được thể hiện, khi mà có phản ánh rằng, công chức A nghiện chất ma tuý, công chức B nghi nghiện, họ không có động thái xử lý thì sẽ bị xem xét ở góc độ có dấu hiệu che giấu người có hành vi vi phạm, không những bị xử lý theo luật Công chức mà nếu hành vi che giấu nghiêm trọng, có thể chuyển cơ quan điều tra, xác minh, xử lý hình sự".
Phát hiện “kém” nên phải “ém” đi?
Cách đây 10 năm, năm 2003, cục Phòng chống tệ nạn xã hội (bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tiến hành khảo sát ở 39 tỉnh, thành trên cả nước, với 1,9 triệu cán bộ công nhân viên chức và người lao động, phát hiện gần 2.000 người nghiện. Hầu hết là nam giới và hình thức sử dụng chất ma tuý ở mức tiêm, chích. Những cán bộ công nhân viên chức này bày tỏ nguyện vọng được tạo điều kiện để được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thay vì bắt buộc phải đi cai nghiện tập trung ở cơ sở chữa bệnh. Con số lớn như vậy, nhưng chính đại diện Cục này thừa nhận: Đó là con số nắm bắt được, thực tế còn nhiều hơn. Từ ngày đó đến nay, đã 10 năm trôi qua, vẫn chưa có một cuộc khảo sát, điều tra nghiêm túc, toàn diện về vấn đề này. Phải chăng, công chức nghiện ma tuý khó phát hiện xử lý tận gốc nên phải "ém" đi?
Quỳnh Chi