THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 May 2012

Điều tra việc lao động bị ngược đãi tại Nga

Phải bỏ tiền chuộc 1.000 USD mới được trả hộ chiếu, còn không thì phải làm đủ 14 tiếng/ngày mới được ăn, ở nhờ và không có lương. Đó là tình cảnh khốn khổ của 40 lao động VN tại TP.Ekaterinbua, tỉnh Svetlov (Liên bang Nga), đang trông chờ được giải cứu.  
Ngày 3.5, qua điện thoại, anh Nguyễn Văn Thi, xóm 8, xã Đại Cương, H.Kim Bảng (Hà Nam) cầu cứu Thanh Niên: “Trong hợp đồng đã ký, chúng tôi chỉ làm việc 8 tiếng/ngày, nghỉ ngày chủ nhật. Nhưng trên thực tế, chúng tôi bị vắt kiệt sức làm việc 13-15 tiếng/ngày từ 8 giờ sáng đến 23 giờ đêm. Ngoài làm trong xưởng giày, chúng tôi còn phải bốc vác dưới thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá có khi lên tới -30 độ C. Quá mệt, cộng thêm ăn uống kham khổ, các lao động Trần Văn Hiệp và Đỗ Văn Thỏa bị ốm, mệt ngất tại xưởng, nhưng không nhận được sự quan tâm của ban giám đốc". Chị Trần Thị Đông (quê Hà Nam) nghẹn ngào trong điện thoại: “Sang bên này nam nữ như nhau, đều phải đi bốc vác, thức từ 4 giờ sáng mà chỉ được trả 40 rúp, tương đương 28.000 đồng/buổi. Tiền làm thêm rẻ mạt như vậy, chẳng khác nào bị bóc lột sức lao động”.
 Điều tra việc lao động bị ngược đãi tại Nga
Người thân mong ngóng tin tức từ lao động VN ở Nga - Ảnh: Vinh Hải
Theo lời kể của các lao động, do không thể tiếp tục chịu đựng, ngày 30.4 toàn bộ công nhân đã đấu tranh với chủ lao động của Trung Quốc và đòi Nguyễn Văn Dũng đưa họ về nước vì thực hiện sai hợp đồng lao động. Ông Trần Văn Mý, quê Tiên Lữ (Hưng Yên), chồng của lao động Trần Thị Oánh, cho hay: “Chủ Trung Quốc nói thẳng vì Nguyễn Văn Dũng bán lấy tiền, muốn làm thủ tục về nước thì phải bỏ tiền chuộc 1.000 USD mới được trả hộ chiếu. Còn không, phải làm đủ 14 tiếng mới cho ăn và ở nhờ, không có lương. Người thân của chúng tôi không được trả lương thì lấy đâu ra 1.000 USD để nộp. Hiện tại, người thân của chúng tôi rất hoang mang và hoảng sợ, visa cũng sắp hết hạn, nếu bị đuổi ra đường, vợ tôi không biết bấu víu vào đâu ở nơi đất khách quê người”.
Nhận được đơn trình báo của thân nhân người lao động, ông Đỗ Văn Ký, Trưởng công an xã Đại Cương, H.Kim Bảng (Hà Nam), cho biết đã gọi đối tác tuyển dụng lao động đến làm việc. Bước đầu, đối tác tuyển dụng đã thừa nhận sai. Công an xã đang phối hợp công an các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang để điều tra làm rõ, trong đó xác minh nội dung tố cáo người lao động bị bán cho chủ Trung Quốc với giá 50 triệu đồng/người.

Đường dây lao động "chui"
Chiều qua 3.5, ông Lương Thanh Nghị, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, cho biết đây là đường dây đưa người Việt sang lao động "chui" tại Nga. Theo ông Nghị, tình cảnh của các lao động hiện rất khó khăn, Đại sứ quán  Việt Nam tại Nga đang nỗ lực tìm mọi cách để bênh vực người lao động. Cũng trong chiều qua (theo giờ địa phương), ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng lãnh sự VN tại TP.Ekaterinbua, tỉnh Svetlov, đã có buổi gặp gỡ các lao động VN tại xưởng giày da. Do vụ việc không đơn giản, Đại sứ quán Việt Nam cần có thời gian để xác minh thông tin từ phía người lao động, chủ sử dụng lao động và chính quyền Nga. Hôm nay 4.5, Bộ Ngoại giao sẽ có thông tin chính thức về vụ việc này. Trao đổi với Thanh Niên sau buổi làm việc với Tổng lãnh sự VN, lao động Trần Văn Trọng cho hay: Tổng lãnh sự đã thuyết phục các lao động ở lại và hứa sẽ giới thiệu ký kết hợp đồng với doanh nghiệp người Nga theo thỏa thuận. Tuy nhiên, hầu hết các lao động đều có một nguyện vọng duy nhất là được về nước càng sớm càng tốt. Phía chủ sử dụng lao động người Trung Quốc cũng đã đồng ý trả tiền lương tháng 4 cho các lao động từ 300 - 500 USD/người.
Thu Hằng