WESTMINSTER - Luật Sư Trần Danh San, người, vào ngày 23 Tháng Tư, 1977, đứng trước thềm nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng,” vừa qua đời lúc 1 giờ 30 sáng ngày 11 Tháng Mười Một, 2013, tại tư gia ở Westminster, California, thọ 77 tuổi.
Nhắc đến Luật Sư Trần Danh San, nhiều người nhớ đến ông như một luật sư kinh nghiệm, tài giỏi, đã cùng Luật Sư Triệu Bá Thiệp viết và đọc bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Việt Nam vào năm 1977, chưa đầy 2 năm sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam.
Luật Sư Trần Danh San (trái) và luật sư Triệu Bá Thiệp, 2 đồng tác giả “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng,” trong một sinh hoạt tại Little Saigon năm 2011. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Trong một lần trả lời phỏng vấn của Người Việt năm 2011, Luật Sư Trần Danh San kể lại thời điểm đọc bản Tuyên Ngôn: “Chúng tôi gồm hơn 10 luật sư trước 1975 đang hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngả tiến theo hai đường tập trung trước nhà thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng Tư. Chúng tôi đã dùng một cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ để đọc lên bản Tuyên Ngôn. Ngay lúc đó công an ập đến bắt chúng tôi về Tổng Nha Cảnh Sát cũ rồi sau đó giải về Phan Ðăng Lưu.”
Bản Tuyên Ngôn kêu gọi những người nông dân trên thế giới hãy hướng về Việt Nam, để thấy người nông dân Việt Nam phải lao động cực nhọc suốt ngày với bụng đói vì hoa màu làm ra mà không được sở hữu.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi công nhân trên thế giới hãy thấu hiểu thân phận công nhân Việt Nam đang phải làm việc cật lực để “dâng” lên đảng, lên lãnh tụ Cộng Sản, máu và mồ hôi nước mắt của họ.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi những nhà truyền giáo, khoa học gia, triết gia, văn nghệ sĩ, trí thức hãy ngưng tụng kinh, bước ra khỏi những tháp ngà nghiên cứu, bẻ gãy ngòi bút sáng tác mà hướng về Việt Nam, nơi nhà thờ, chùa chiền tự viện biến thành các trụ sở hợp tác xã, nơi mà các định luật khoa học bị bóp méo, nơi mà các văn nghệ sĩ trí thức chỉ có mỗi việc làm là tung hô nhà nước, tung hô đảng và lãnh tụ.
Bản tuyên bố kêu gọi các lực lượng văn minh trên thế giới đứng dậy, Liên Hiệp Quốc phải can thiệp để bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền được tôn trọng, để con người được bảo vệ...
Trong bức thư gởi đến Người Việt, cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ viết rằng: “Anh San là một luật sư kinh nghiệm, tinh thông luật pháp, hùng biện. Anh là một nhà tranh đấu nhân quyền kiên quyết, dũng cảm &” và là “một người bạn hào sảng, phóng khoáng, ân cần.”
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Khốn Cùng, theo lời Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, “là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.”
Luật sư Trần Danh San bị Cộng Sản giam cầm 12 năm. Ông vượt biên sang Hoa Kỳ năm 1992.
Theo lời anh Trần Ðăng, con trai út của Luật Sư Trần Danh San, tang lễ sẽ được tổ chức tại Peek Family Funeral Home. Lễ viếng bắt đầu vào ngày 18 Tháng Một Mười. Lễ hỏa thiêu vào ngày 19 Tháng Mười Một. (Ð.B.)
Nhắc đến Luật Sư Trần Danh San, nhiều người nhớ đến ông như một luật sư kinh nghiệm, tài giỏi, đã cùng Luật Sư Triệu Bá Thiệp viết và đọc bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Việt Nam vào năm 1977, chưa đầy 2 năm sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam.
Luật Sư Trần Danh San (trái) và luật sư Triệu Bá Thiệp, 2 đồng tác giả “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng,” trong một sinh hoạt tại Little Saigon năm 2011. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Trong một lần trả lời phỏng vấn của Người Việt năm 2011, Luật Sư Trần Danh San kể lại thời điểm đọc bản Tuyên Ngôn: “Chúng tôi gồm hơn 10 luật sư trước 1975 đang hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngả tiến theo hai đường tập trung trước nhà thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng Tư. Chúng tôi đã dùng một cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ để đọc lên bản Tuyên Ngôn. Ngay lúc đó công an ập đến bắt chúng tôi về Tổng Nha Cảnh Sát cũ rồi sau đó giải về Phan Ðăng Lưu.”
Bản Tuyên Ngôn kêu gọi những người nông dân trên thế giới hãy hướng về Việt Nam, để thấy người nông dân Việt Nam phải lao động cực nhọc suốt ngày với bụng đói vì hoa màu làm ra mà không được sở hữu.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi công nhân trên thế giới hãy thấu hiểu thân phận công nhân Việt Nam đang phải làm việc cật lực để “dâng” lên đảng, lên lãnh tụ Cộng Sản, máu và mồ hôi nước mắt của họ.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi những nhà truyền giáo, khoa học gia, triết gia, văn nghệ sĩ, trí thức hãy ngưng tụng kinh, bước ra khỏi những tháp ngà nghiên cứu, bẻ gãy ngòi bút sáng tác mà hướng về Việt Nam, nơi nhà thờ, chùa chiền tự viện biến thành các trụ sở hợp tác xã, nơi mà các định luật khoa học bị bóp méo, nơi mà các văn nghệ sĩ trí thức chỉ có mỗi việc làm là tung hô nhà nước, tung hô đảng và lãnh tụ.
Bản tuyên bố kêu gọi các lực lượng văn minh trên thế giới đứng dậy, Liên Hiệp Quốc phải can thiệp để bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền được tôn trọng, để con người được bảo vệ...
Trong bức thư gởi đến Người Việt, cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ viết rằng: “Anh San là một luật sư kinh nghiệm, tinh thông luật pháp, hùng biện. Anh là một nhà tranh đấu nhân quyền kiên quyết, dũng cảm &” và là “một người bạn hào sảng, phóng khoáng, ân cần.”
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Khốn Cùng, theo lời Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, “là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.”
Luật sư Trần Danh San bị Cộng Sản giam cầm 12 năm. Ông vượt biên sang Hoa Kỳ năm 1992.
Theo lời anh Trần Ðăng, con trai út của Luật Sư Trần Danh San, tang lễ sẽ được tổ chức tại Peek Family Funeral Home. Lễ viếng bắt đầu vào ngày 18 Tháng Một Mười. Lễ hỏa thiêu vào ngày 19 Tháng Mười Một. (Ð.B.)