Việt Nam thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva.
Thứ ba, 12/11/2013 -Truyền hình vệ tinh VOA Asia 12/11/2013-
Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út và Cuba đã thắng cử vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm nay biểu quyết về 14 thành viên mới của Hội đồng 47 ghế. Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng phản đối các ứng viên gây nhiều tranh cãi lấy làm bất bình trước kết quả biểu quyết này.
Cùng được chọn vào các nhiệm kỳ 3 năm có Algeria, Anh, Pháp, quần đảo Maldives, Macedonia, Mexico, Maroc, Namibia, và Nam Phi.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở New York nói các ứng viên như Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út, Việt Nam và Algeria có thành tích nhân quyền kém cỏi trong nước khiến họ không thể là các thành viên hữu ích trong hội đồng.
Tổ chức UN Watch có trụ sở ở Geneva, hoạt động như một cơ quan theo dõi các hoạt động toàn diện của Liên Hiệp Quốc, nói rằng để cho các quốc gia như thế tham gia vào Hội đồng Nhân quyền có tác dụng giống như “biến một kẻ chuyên phóng hỏa thành người đứng đầu một sở cứu hỏa”.
Tổ chức này cũng bao gồm cả Cuba trong số các ứng viên mà tổ chức phản đối.
Một trong những lời phản đối thông thường nhất nhắm vào các ứng viên này là họ thường đàn áp bất đồng chính trị.
Những lời phản đối khác phát xuất từ những bộ luật về lao động có tổ chức, lối hành xử tệ hại của lực lượng an ninh, và sự duy trì chế độ độc quyền độc đảng.
Các thành viên của Hội đồng Nhân quyền được bầu theo khu vực. Trong nhiều trường hợp, các ứng viên ra tranh cử mà không có đối thủ.
Hoa Kỳ hiện đang ở trong Hội đồng Nhân quyền và nhiệm kỳ sẽ đáo hạn vào năm 2015.
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva.
Thứ ba, 12/11/2013 -Truyền hình vệ tinh VOA Asia 12/11/2013-
Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út và Cuba đã thắng cử vào Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm nay biểu quyết về 14 thành viên mới của Hội đồng 47 ghế. Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng phản đối các ứng viên gây nhiều tranh cãi lấy làm bất bình trước kết quả biểu quyết này.
Cùng được chọn vào các nhiệm kỳ 3 năm có Algeria, Anh, Pháp, quần đảo Maldives, Macedonia, Mexico, Maroc, Namibia, và Nam Phi.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở New York nói các ứng viên như Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út, Việt Nam và Algeria có thành tích nhân quyền kém cỏi trong nước khiến họ không thể là các thành viên hữu ích trong hội đồng.
Tổ chức UN Watch có trụ sở ở Geneva, hoạt động như một cơ quan theo dõi các hoạt động toàn diện của Liên Hiệp Quốc, nói rằng để cho các quốc gia như thế tham gia vào Hội đồng Nhân quyền có tác dụng giống như “biến một kẻ chuyên phóng hỏa thành người đứng đầu một sở cứu hỏa”.
Tổ chức này cũng bao gồm cả Cuba trong số các ứng viên mà tổ chức phản đối.
Một trong những lời phản đối thông thường nhất nhắm vào các ứng viên này là họ thường đàn áp bất đồng chính trị.
Những lời phản đối khác phát xuất từ những bộ luật về lao động có tổ chức, lối hành xử tệ hại của lực lượng an ninh, và sự duy trì chế độ độc quyền độc đảng.
Các thành viên của Hội đồng Nhân quyền được bầu theo khu vực. Trong nhiều trường hợp, các ứng viên ra tranh cử mà không có đối thủ.
Hoa Kỳ hiện đang ở trong Hội đồng Nhân quyền và nhiệm kỳ sẽ đáo hạn vào năm 2015.