THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 November 2013

Thủ tướng CS thừa nhận quản lý thủy điện yếu kém ??



21/11/2013 17:17 (GMT + 7)
TTO - Có nhiều nguyên nhân gây hạn chế, yếu kém trong việc quản lý, vận hành thủy điện, trong đó có nguyên nhân chủ quan là yếu kém trong quản lý của cơ quan nhà nước, của Chính phủ, chính quyền địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói như vậy trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 21-11.
>> Xem toàn văn báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng tại đây
Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) nêu vấn đề: tại kỳ họp này, theo đề nghị của Chinh phủ, Quốc hội đồng ý nâng mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên 5,3% và phát hành 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên chúng tôi còn băn khoăn nếu không có giải pháp hữu hiệu thì lạm phát cao cộng với bất ổn kinh tế vĩ mô quay trở lại. Đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm của Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
Trong phần trả lời của mình, Thủ tướng nhấn mạnh nếu chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp như đã nêu: mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2014 là 5,8%, năm 2015 là 6%, kiểm soát lạm phát như mục tiêu đã đề ra là 7%, thì việc ổn định kinh tế vĩ mô, trả được nợ và giới hạn nợ công an toàn là khả thi, không có gì đáng lo ngại.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đặt câu hỏi: tại kỳ họp này, trong báo cáo của Thủ tướng phát biểu khi đánh giá về những nguyên nhân tồn tại yếu kém, có nguyên nhân Thủ tướng nêu rằng: nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm đã được đề ra vẫn còn khác nhau dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách trên một số vấn đề ngập ngừng, thiếu nhất quán, nhất là vai trò của Nhà nước và vai trò của kinh tế Nhà nước trong kinh tế thị trường. Phải chăng đây là nguyên nhân? Thủ tướng cho biết nếu không xử lý được được sự ngập ngừng, thiếu nhất quán này thì làm sao đổi mới mạnh, đổi mới thể chế theo tinh thần nghị quyết của Đảng để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo niềm tin thị trường và đặc biệt phải chăng sự thiếu nhất quán này dẫn đến sự chậm chạp trong vấn đề đổi mới, chuyển đổi, tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước?
Thủ tướng đã cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt tham nhũng?
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) nêu: trong báo cáo của chính phủ trình quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp về tình hình kinh tế, xã hội có một vấn đề được đại biểu Quốc hội rất quan tâm, đây vừa là nguyên nhân, vừa là bài học sâu sắc trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, đó là trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu. Là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng cho biết trách nhiệm giải trình và trách nhiệm người đứng đầu của mình trước Quốc hội về kết quả phòng chống tham nhũng của các cơ quan hành chính Nhà nước? Là người đứng đầu Chính phủ đến nay đã gần 2 nhiệm kỳ, Thủ tướng đã đề nghị cắt bỏ hoặc trực tiếp cắt bỏ được bao nhiêu ung nhọt quốc nạn tham nhũng?
Thủy điện vẫn là vấn đề nóng
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) đặt vấn đề: thủy điện đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc bảo đảm điện năng cho đất nước, tuy nhiên thời gian qua, việc lập quy hoạch, đầu tư xây dựng, thi công và vận hành thủy điện đã gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống người dân. Xin Thủ tướng cho biết những giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục nhanh những tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực này?
Đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) và một số đại biểu khác đặt vấn đề với Thủ tướng: Lũ và thủy điện vẫn đang gây đau xót cho người dân vùng hạ lưu. Chính quyền địa phương bức xúc vì việc thủy điện xả lũ không báo trước. Trước tình trạng trên, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như thế nào để tránh tình trạng hễ đến mùa mưa là thủy điện và lũ lụt làm khổ người dân, cơ quan chức năng đổ lỗi cho nhau còn người dân chỉ biết than trời? Thủ tướng có chỉ đạo gì đối với việc xả lũ không đúng quy trình của các thủy điện gây ngập lụt cho người dân?
Theo Thủ tướng, thủy điện là tiềm năng, là lợi thế lớn của nước ta, cần khai thác, sử dụng để phát triển đất nước. Trong những năm qua, thủy điện đóng góp quan trọng, đảm bảo điện năng cho phát triển kinh tế xã hội, đó là các mặt được, tích cực, hiệu quả của thủy điện. Nhưng bên cạnh, Thủ tướng thừa nhận vấn đề thủy điện đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cả về quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thi công xây dựng dự án. Nhiều hạn chế trong di dân, tái cư, bảo đảm môi trường sinh thái.
Thủ tướng cho rằng có nhiều nguyên nhân gây hạn chế, yếu kém trên, trong đó có nguyên nhân chủ quan là yếu kém trong quản lý của cơ quan nhà nước, của Chính phủ, chính quyền địa phương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tập trung chỉ đạo để khắc phục hạn chế yếu kém trên.
Tinh thần là dự án thủy điện phải đảm bảo kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và an toàn. Trên tinh thần đó, chính phủ tiếp tục chỉ đạo 3 nhóm giải pháp.
Cụ thể, đối với các dự án, nhà máy đang vận hành (268 nhà máy) thì sẽ rà soát, đánh giá lại kỹ thuật, an toàn của hồ đập, cái nào không an toàn phải ngừng ngay. Thứ hai là sẽ rà soát, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa cho tất cả diễn biến thời tiết, cả mùa mưu lũ, cạn kiệt và công khai quy trình này cho người dân biết. Chính phủ cũng sẽ tăng cường quản lý, buộc chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình vận hành, chủ đầu tư nào thực hiện không đúng sẽ xử lý nghiêm. Tùy theo mức độ vi phạm có thể xử hành chính, kỉ luật hay hình sự.
Chính phủ cũng chỉ đạo rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách để yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết trồng lại rừng đã mất do làm thủy điện.
Đối với nhóm 205 dự án đang khởi công, chính phủ cũng chỉ đạo phải rà soát thiết kế kỹ thuật có an toàn không, nếu chưa an toàn phải dừng lại. Đồng thời rà soát phương án tái định cư, phương án trồng lại rừng như thế nào, quy trình vận hành hồ chứa đã có những quy trình nào phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải thực hiện.
Đối với nhóm dự án chưa khởi công xây dựng (248 dự án): sẽ tiếp thu ý kiến QH, sẽ theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch, rà soát quy hoạch và phê duyệt chặt chẽ hơn.
Đăng đàn vào chiều nay, Thủ tướng nhận được hơn chục lượt chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhiều vấn đề khác nhau như: việc chậm ban hành văn bản, an toàn thủy điện, chống tham nhũng, ổn định kinh tế, quy hoạch làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, vì sao một số nơi như Biên Hòa, Cần Thơ, sân bay hoạt động cầm chừng, chưa hiệu quả nhưng lại đầu tư xây dựng sân bay Long Thành... thế nhưng Thủ tướng chỉ trả lời được vài vấn đề. Còn lại nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thủ tướng hứa sẽ trả lời cụ thể bằng văn bản sau.
T.MAI - C.MAI