THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 May 2011

Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2011-05-26
Tai nạn và thương tích xảy ra cho trẻ em là một nguy cơ thường xuyên, có tính toàn cầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 5 năm qua, trên thế giới, mỗi ngày có trên dưới 2000 em tử vong do bị tai nạn hay thương tích.

RFA Mekong projet
Các gia đình sống trên nhà sàn vào mùa nước lên thường xảy ra tai nạn thương tâm nếu không coi sóc kỹ con cái.

Mỗi năm hơn 7300 trẻ em tử vong do tai nạn

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh , Xã hôi Việt Nam đã phối hợp với UNICEF tức Quỹ Nhi Đồng Liên hiệp tổ chức hội thảo đẩy mạnh chương trình phòng chống tai nạn đối với trẻ em trong giai đoạn 2011 đến 2015. 
Theo số liệu do nhà nước Việt Nam công bố thì trong vòng 6 năm qua, từ 2005 tới 2011, trung bình mỗi năm, trên toàn quốc đã có hơn 7300 trẻ em tử vong do tai nạn hay thương tích gây ra, tức là mỗi ngày có 20 trẻ tử vong về lý do vừa nêu.
Các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong gồm có chết đuối ngoài sông nước, ao hồ gần 50%, tai nạn giao thông chiếm chừng 25%, phần còn lại là do bị bỏng, bị vấp ngã.
Các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong gồm có chết đuối ngoài sông nước, ao hồ gần 50%, tai nạn giao thông chiếm chừng 25%, phần còn lại là do bị bỏng, bị vấp ngã.
Hầu hết là trường hợp bị tai nạn hay thương tích là do sư bất cẩn của cha mẹ, người lớn, người chăm sóc trẻ. Địa điểm xảy ra tai nạn thường là tại nhà, nơi trường học, chốn công cộng. Mặt khác, môi trường xã hội và cuộc sống hàng ngày tại một xứ sở đang phát triển, như Việt Nam thì có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà cơ quan 
Trẻ em sống ở các vùng dọc sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được coi sóc rất kỹ . AFP
Trẻ em sống ở các vùng dọc sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được coi sóc rất kỹ . AFP
chức năng chưa có những biện pháp để ngăn ngừa hay can thiệp.

Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 đến 2015

Chương trình phòng chống tai nạn và thương tích nơi trẻ em trong giai đoạn 2011 tới 2015 đặt  mục tiêu giảm ít nhất mỗi năm khoảng 10% số trẻ em tại Việt Nam bị thương tích, hướng dẫn kiến thức về cấp cứu hầu giảm thiệt hại về nhân mạng, tinh thần và vật chất.
Nói về sự giúp đỡ của UNICEF đối với trẻ em Việt Nam, bà Lê Hồng Loan, Trưởng Phòng bảo vệ trẻ em của cơ quan quốc tế này cho biết:
Bảo vệ trẻ em thì chúng tôi có hỗ trợ nhiều hoạt động, bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức xâm hại, bóc lột và bạo lực, về phòng chống tai nạn thương tích thì UNICEF cũng có hỗ trợ,
bà Lê Hồng Loan
"Bảo vệ trẻ em thì chúng tôi có hỗ trợ nhiều hoạt động, bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức xâm hại, bóc lột và bạo lực, về phòng chống tai nạn thương tích thì UNICEF cũng có hỗ trợ, tôi không phụ trách lãnh vực này, tôi phụ trách bảo vệ trẻ em nói chung, vấn đề xâm hại, ngược đãi và bóc lột. 
Các chương trình hướng đến xây dựng hành lang pháp lý, xây dựng năng lực và phát triển hệ thống dịch vụ để phòng ngừa và can thiệp cho những trường hợp trẻ bị xâm hại và bị bóc lột."
Khi liên lạc với viên chức của UNICEF phụ trách phòng chống tai nạn, thương tích nơi trẻ em Việt Nam, bà Nguyễn Thị Y Duyên giải thích:
"UNICEF vẫn hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam với hy vọng là giảm được tai nạn, thương tích cho trẻ em. Năm tới thì cũng hy vọng sẽ giảm được, chúng tôi chỉ biết rằng cam kết của chính phủ Việt Nam cũng rất mạnh mẽ trong các chương trình và nỗ lực trong việc phòng chống thương tích cho trẻ em. 
Cụ thể là Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội cũng đã và đang xây dựng chương trình quốc gia về phòng chống 
Các phương tiện công cộng trên đường phố thường không an toàn cho trẻ em. AFP
Các phương tiện công cộng trên đường phố thường không an toàn cho trẻ em. AFP
tai nạn và thương tích trẻ em, năm 2011-2015 và dự kiến đến cuối năm nay sẽ được trình thủ tướng phê duyệt, hy vọng là kinh phí sẽ được phân bổ cho toàn quốc. 
UNICEF cũng đang hỗ trợ cho việc xây dựng chương trình đó, chúng tôi thấy cam kết của chính phủ Việt Nam là rất mạnh mẽ."
Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội cũng đã và đang xây dựng chương trình quốc gia về phòng chống tai nạn và thương tích trẻ em, năm 2011-2015 và dự kiến đến cuối năm nay sẽ được trình thủ tướng phê duyệt, hy vọng là kinh phí sẽ được phân bổ cho toàn quốc
bà Nguyễn Thị Y Duyên

Còn nhiều hạn chế

Một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng tại bênh viện Saigon, bà  Kim Xuân nói, thương tích, tai nạn giao thông nhất là đối với trẻ em vẫn là chuyện xảy ra hàng ngày trong thành phố và ở  thôn quê:
"Tai nạn ở trẻ em thì do nhiều nguyên nhân như để trẻ té, điện giựt, hay ở dưới quê thì bi té sông té nước, là do cha mẹ.
Ở Việt Nam đâu có chế độ gì để lo cho vấn đề tai nạn trẻ em. Như bây giờ ở thành phố, tai nạn xe rất nguy hiểm, nhiều người đi đường bị xe tông chết nhiều lắm, càng ngày càng khủng khiếp. Đi đường nhiều khi người ta chở con đi xe, bị xe đụng văng trẻ xuống đất, ngày nào báo đăng cũng có người chết, có khi chết cả 
Cảnh sát Cambodia cứu một bé gái Việt Nam 11 tuổi; ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh. AFP PHOTO
Cảnh sát Cambodia cứu một bé gái Việt Nam 11 tuổi; ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh. AFP PHOTO
hai mẹ con, tai nạn đâu có giảm. Xe ben với xe tải chạy ẩu lắm, ngày nào trời mưa là vụ xảy ra tai nạn là thường xuyên."
hiện Liên hiệp quốc và chánh phủ Hà Nội có nhiều ưu tiên dành cho chương trinh phòng chống thương tích và tai nạn nơi trẻ em nhưng nguồn lực còn hạn chế .
Ô. Craig Burgess, UNICEF
Theo ông Craig Burgess, đại diện UNICEF tại Việt Nam thì hiện Liên hiệp quốc và chánh phủ Hà Nội có nhiều ưu tiên dành cho chương trinh phòng chống thương tích và tai nạn nơi trẻ em nhưng nguồn lực còn hạn chế .
Người dân chưa thật sự tin cậy vào các chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vì hoàn cảnh sống của các em khác nhau rất xa. 
Có những gia đình vùng sâu vùng xa bao nhiêu năm chưa gặp mặt viên chức y tế. Có những trẻ bụi đời, lang thang kiếm ăn trên đường phố và hàng trăm ngàn trẻ mồ côi sống không hộ khẩu trên mọi miền đất nước làm sao UNICEF tiếp cận được để giúp đỡ cho chúng?


Theo dòng thời sự: