Nam Nguyên, phóng viên RFA2010-11-17Hiện tượng nước tràn đồng ở vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long không phải là lũ muộn như nông dân trông đợi. Người nông dân năm nay "Đói lũ"Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre nước lên cao tràn đồng trong tuần trước làm nông dân tưởng rằng lũ muộn cuối cùng đã về, người dân hy vọng lũ dù muộn nhưng cũng đem phù sa bồi đắp phần nào cho đồng ruộng và chút cá tôm cho những nơi ngập nước.Đồng bằng sông Cửu Long không có lũ về muộn, tình trạng một số tỉnh ở vùng hạ lưu vừa qua nước lên cao là do mưa kết hợp với triều cường chứ không phải lũ về muộn như nhiều thông tin trước đó.Tuy vậy, báo Saigon Giải Phóng điện tử trích lời ông Võ Thạnh, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang vào sáng Thứ Hai 15/11 khẳng định rằng, đồng bằng sông Cửu Long không có lũ về muộn, tình trạng một số tỉnh ở vùng hạ lưu vừa qua nước lên cao là do mưa kết hợp với triều cường chứ không phải lũ về muộn như nhiều thông tin trước đó. Theo ông Võ Thạnh, từ ngày 24/10 tới nay mực nước sông Tiền, sông Hậu đã giảm hơn 1 mét. Chứng minh việc đồng bằng sông Cửu Long không có lũ về muộn, vị chuyên gia khí tượng trưng dẫn các số liệu ghi nhận mực nước sông Tiền tại Tân Châu vào ngày 14/11 là 2,45m giảm trung bình mỗi ngày 0,05m so với mực nước hai ngày trước. Trong khi đó mực nước sông Hậu tại Châu Đốc vào ngày 14/11 là 2,30m, trung bình mỗi ngày giảm 0,04m trong bốn ngày liên tiếp. Trả lời chúng tôi, tối 15/11 TS Nguyễn Hữu Chiếm, chuyên gia tài nguyên môi trường Viện Đại học Cần Thơ đánh giá tình hình thực tế: Năm nay lũ ở đồng bằng sông Cửu Long coi như không có, tức là lũ từ thượng nguồn đưa xuống thì không có nước…lũ rất nhỏ. Có lẽ do biến đổi khí hậu làm mưa đột ngột phát triển ở một vài nơi thí dụ như miền Trung Việt Nam."Năm nay lũ ở đồng bằng sông Cửu Long coi như không có, tức là lũ từ thượng nguồn đưa xuống thì không có nước…lũ rất nhỏ. Có lẽ do biến đổi khí hậu làm mưa đột ngột phát triển ở một vài nơi thí dụ như miền Trung Việt Nam. Riêng đồng bằng sông Cửu Long một số vùng có lũ lụt là ở phiá hạ lưu như Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần gần biển nữa do triều cường nó làm ngập cục bộ chứ vùng lũ thì không bị lũ." Lợi và hại của triều cường và mưa lớnMưa lớn và triều cường có thể có những ảnh hưởng cả tốt lẫn xấu cho họat động canh tác và nuôi thủy sản, thí dụ những nơi gieo sạ vụ đông xuân sớm sẽ phải tốn chi phí gieo sạ lại. Giáo Sư Lê Sâm nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định:"Mưa lớn và triều cường bao giờ cũng có hai mặt là được và chưa được. Mặt được là đồng bằng hiện nay đang thiếu nước mưa như vậy có nước ngọt phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Còn mặt không tích cực, không tốt đó là triều cường thì mặn vào sâu nội đồng, cũng ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt. Ở vùng ven biển thấp, bao giờ cũng có đê biển và đê sông, nội đồng cũng có bờ bao. Nên tôi nghĩ rằng tùy theo từng nơi mức độ thiệt hại sẽ khác nhau." Giáo sư Lê Sâm đưa ra một thí dụ liên quan tới nuôi tôm nước lợ thì cả mưa lớn và triều cường đều có thể ảnh hưởng tới họat động sản xuất của nông dân. Ông nói: Mưa lớn và triều cường bao giờ cũng có hai mặt là được và chưa được. Mặt được là đồng bằng hiện nay đang thiếu nước mưa như vậy có nước ngọt phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Còn mặt không tích cực, không tốt đó là triều cường thì mặn vào sâu nội đồng"Tùy theo từng nơi độ lợ khác nhau, ví dụ mưa lớn độ lợ nhạt quá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển con tôm. Còn nếu mưa không lớn lắm mặn vào sâu độ mặn cao hơn thì ít nhiều cũng ảnh hưởng, tùy theo sinh thái và đặc thù của từng vùng." Trong khi đó TS Nguyễn Hữu Chiếm quan tâm tới tác động của triều cường xâm nhập mặn đối với các đô thị, thành phố do ảnh hưởng mưa lớn gây ngập lụt vừa qua: "Nhứt là ở thành phố thì không có lợi, ngay thành phố Cần Thơ khi có triều cường một số vùng, một số tuyến đường bị ngập lũ, TP.HCM cũng ngập vì triều cường. Có lẽ do đắp đê bao nhiều vùng cặp theo tuyến kinh rạch, do đó triều cường không tràn vào những tuyến kinh mương như hồi xưa nữa, đê đập khiến cho nước không có đường vô, thủy triều dâng lên thì tràn bờ, nhất là ở các thành phố." Qua số liệu đo đạc mực nước sông Tiền và sông Hậu, cùng sự khẳng định đồng bằng sông Cửu Long không có lũ về muộn của ông Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An giang. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải thích nghi với việc không hưởng lợi từ mùa lũ như mất nguồn lợi đánh bắt cá tôm, chi phí sản xuất cao. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ phát biểu: Năm nay lũ kém xa mọi năm, nếu như không có lũ sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó, thứ nhất lượng phù sa bồi đắp không có người dân sẽ bón phân nhiều hơn gia tăng chi phí, thứ hai vệ sinh đồng ruộng cũng khó khăn"Qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đài khí tượng thủy văn, năm nay lũ kém xa mọi năm, nếu như không có lũ sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó, thứ nhất lượng phù sa bồi đắp không có người dân sẽ bón phân nhiều hơn gia tăng chi phí, thứ hai vệ sinh đồng ruộng cũng khó khăn, thứ ba thiếu nước thì có thể xuống giống sớm nhưng nhiều khả năng hạn xảy ra hạn cuối vụ, bơm tưới nhiều thì sẽ giảm thu nhập của nông dân." Thời tiết đang diễn biến bất thường, kịch bản biến đổi khí hậu tiên liệu những vấn đề của 50 năm, 100 năm sắp tới. Ngay trong hiện tại chính quyền và người dân đồng bằng sông Cửu Long trước mắt đã chứng kiến sự kiện vùng lũ không có lũ, còn vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long lại ngập cục bộ vì mưa lớn và triều cường. Theo dòng thời sự
|
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog