THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 November 2010

Lũ muộn đã tràn về Đồng Bằng Sông Cửu Long


2010-11-17

Mấy ngày qua, đồng bằng sông Cửu Long có hiện tượng nước tràn đồng. Người nông dân vui mừng cho rằng lũ muộn cuối cùng đã về, trong khi một số chuyên gia thì lại cho rằng đây chỉ là do mưa và triều cường.

AFP

Nông dân dùng gầu chuyển nước từ ruộng này qua ruộng khác. AFP


Nhưng dù là là lũ hay không lũ thì cuối cùng đồng ruộng cũng đã có nước sau bao nhiêu tuần chờ đợi. Bên cạnh những mừng vui của bà con nông dân, vẫn còn những nỗi lo khác, nỗi lo về biến đổi khí hậu và tác động của con người lên dòng Mê Kông từ thượng nguồn đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vì sao nông dân cần lũ

Nước đã về với đồng bằng sông Cửu Long sau nhiều tuần chờ đợi lũ muộn. Theo báo Tuổi Trẻ, nước trên các cánh đồng đã đột nhiên lên cao chừng 3 đến 4 ngày qua. Khắp các cánh đồng trắng nước, khác xa so với hình ảnh của tuần trước khi những cánh đồng khô cạn, gốc rạ phơi vàng. 
Nước trên các cánh đồng đã đột nhiên lên cao chừng 3 đến 4 ngày qua. Khắp các cánh đồng trắng nước, khác xa so với hình ảnh của tuần trước khi những cánh đồng khô cạn, gốc rạ phơi vàng.
Chỉ cách đây hơn một tuần, bà con nông dân và những nhà khoa học ở đồng bằng sông Cửu Long còn rất lo ngại không biết lũ năm nay có về. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu đại Học Cần Thơ cho biết:
TS.Lê Anh Tuấn: mực nước vẫn đang tiếp tục giảm dần. So với năm trước thì thấp hơn rất nhiều. Kỳ này thấp là tương đối kỷ lục. Nếu mà so với năm 1998, thì thấp hơn. Nó còn thấp hơn so với cả mấy chục năm trước.
Lúc đó, tại nhiều cánh đồng ở An Giang, mực nước đo được chưa đầy 50 cm.
TS.Lê Anh Tuấn: người dân nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long thì họ sống dựa vào mực nước của sông Mê Kông rất nhiều. Năm nay mực nước xuống thấp như thế này thì làm cho lượng phù sa đổ về rất ít, làm cho đồng ruộng bớt màu mỡ, làm cho sâu bệnh trên đồng ruộng không có điều kiện để dòng nước đảy đi, còn mấy loại độc chất trong đất như đất phèn còn, gây ảnh hưởng.
Năm nay mực nước xuống thấp như thế này thì làm cho lượng phù sa đổ về rất ít, làm cho đồng ruộng bớt màu mỡ, làm cho sâu bệnh trên đồng ruộng không có điều kiện để dòng nước đảy đi, còn mấy loại độc chất trong đất như đất phèn còn, gây ảnh hưởng 
Tức là nước lũ ít đi thì không đủ sức đẩy đi lượng phèn có trong đất trong mùa khô đi ra biển. Đồng thời lượng tôm cá từ thượng nguồn đổ về càng ngày càng ít dần đi. Cái này sẽ ảnh hưởng tới thời vụ đông xuân sắp tới.
Nông dân vui mừng khi lũ về. Nguồn ttreonline
Nông dân vui mừng khi lũ về. Nguồn ttreonline
Nhưng rồi, cuối cùng nước cũng về. 
Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, những nỗi lo trước đây vì thiếu nước, thiếu phù sa màu mỡ, hay lo đất bị phèn, sâu bệnh giờ đã có thể giải quyết nhờ lũ. Tuy nhiên vẫn có những bà con nông dân lo lắng vì nước lũ muộn làm thay đổi mùa vụ. Một số nơi nông dân thấy lũ ít, diện tích ngập giảm đi, nên đã chuẩn bị xuống giống. Những nơi đã reo giống, bà con lo không biết nước lũ về bây giờ có hại cho những hạt lúa mới reo hay không. 
Mùa lũ năm nay về muộn, một lần nữa lại đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà khoa học và lập chính sách tại Việt Nam. Bởi vì theo các chuyên gia, lũ muộn chính là kết quả của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, những nỗi lo trước đây vì thiếu nước, thiếu phù sa màu mỡ, hay lo đất bị phèn, sâu bệnh giờ đã có thể giải quyết nhờ lũ. Tuy nhiên vẫn có những bà con nông dân lo lắng vì nước lũ muộn làm thay đổi mùa vụ.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về các kịch bản biến đổi khí hậu xảy ra tại Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long bị coi là một trong các đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất do biến đổi khí hậu. Hiện chưa có thống kê, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tình hình biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho rằng biến đổi khí hậu đang diễn ra. 
Từ năm 2000 đến nay, mực nước trên sông Mê Kông đổ ra sông Tiền, sông hậu liên tục giảm sút. Năm 2009, nước lũ không về. Các tỉnh, thành ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phải đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn từ rất sớm. 

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng ĐBSCL

Nhiều nhà khoa học dự báo, các hiểm họa, thiên tai, dịch bệnh sẽ xảy ra ở mức độ nặng nề hơn cho đồng bằng sông Cửu Long nếu không có giải pháp can thiệp, giảm nhẹ ngay từ bây giờ.
Trong khi đó, việc xây các đập và hồ chứa nước tại thượng nguồn sông Mê Kông lại làm cho tình trạng của đồng bằng sông Cửu Long thêm nghiêm trọng. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn giải thích:
TS.Lê Anh Tuấn: năm nay là năm khô hạn xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Mùa mưa đến trễ, các cơn bão đi từ biển Đông vào Việt Nam cũng ít hơn, mưa ít thì các nước ở thượng nguồn tìm cách giữ lại nước của họ lại, kết  hợp với các đập ở Trung Quốc nữa nên lượng nước xuống thấp. Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động kép, vừa biến đổi khí hậu, vừa do các nước khác đối phó với biến đổi khí hậu làm tình hình ở đồng bằng sông Cửu Long thêm nghiêm trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động kép, vừa biến đổi khí hậu, vừa do các nước khác đối phó với biến đổi khí hậu làm tình hình ở đồng bằng sông Cửu Long thêm nghiêm trọng.
Ruộng lúa mênh mông ở đồng bằng sông Cửu Long. RFA
Ruộng lúa mênh mông ở đồng bằng sông Cửu Long. RFA
Cũng theo tiến sĩ Lê  Anh tuấn, vì ở địa hình thấp, là hạ nguồn của sông Mê Kông, việc xây các hồ chứa nước ở đồng bằng sông Cửu Long là điều không dễ dàng. Chính vì thế, giải pháp duy nhất lúc này mà các nhà khoa học đưa ra lúc này theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn là trữ nước trên các kênh rạch trên các sông nhánh của dòng Mê Kông, chọn giống cây sử dụng ít nước, khuyến cáo người dân trữ nước, điều chỉnh thời vụ.
Về mặt chiến lược lâu dài, chính phủ Việt Nam một mặt nghiên cứu tìm các giống lúa thích hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, một mặt tham gia vào Ủy hội sông Mê Kông để đàm phán với các nước khác trong khu vực trong việc chia sẻ nguồn lợi của sông Mê Kông. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết:
Giải pháp duy nhất lúc này mà các nhà khoa học đưa ra lúc này theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn là trữ nước trên các kênh rạch trên các sông nhánh của dòng Mê Kông, chọn giống cây sử dụng ít nước, khuyến cáo người dân trữ nước, điều chỉnh thời vụ.
TS.Lê Văn Bảnh: chính phủ đã có hướng quy hoạch lại vùng trồng lúa, nghiên cứu những giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu như nắng nóng, ngập mặn, ngập úng… Thứ ba là bố trí giống cây trồng cho phù hợp, thứ tư là áp dụng kỹ thuật thích ứng thích nghi với biến đổi khí hậu. Cuối cùng là tìm cách phối hợp với các nước trong vùng tạo mối liên kết trong vấn đề nước sông Mê Kông. Đặc biệt là các nước Đông Dương cần ngồi lại với nhau vì nước sông Mê Kông không chỉ ảnh hưởng cho một mình Việt Nam. 
Những gì đang xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long trong những năm qua đang cho thấy vựa lúa lớn nhất của Việt Nam đã và đang phải gánh chịu những ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và các tác động của con người. Những thảo luận đã được tiến hành, các báo cáo của chính phủ cũng đã và đang được hoàn tất. Nhưng điều mà người nông dân ở đây đang cần chính là kết quả thực sự từ những kế hoạch đó của chính phủ, để họ không còn phải tiếp tục lo lắng, chờ đợi mỗi mùa lũ muộn về như năm nay, bởi không ai biết lũ năm sau có lại về hay không.

Theo dòng thời sự: