17/11/2010 09:02:05
- "Cá nhân tôi coi căn hộ công vụ này như một phần thưởng của Nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng" - GS Ngô Bảo Châu trả lời trên blog cá nhân.
Trên blog của mình, GS Ngô Bảo Châu dẫn lời thắc mắc của độc giả Lucio: "Tôi không biết ý kiến này của tôi có được ông đăng hay không, nhưng cứ mạnh dạn nói thẳng với ông.
Tôi thấy việc ông Châu nhận nhà thật không công bằng với các nhà khoa học khác như bác Hoàng Tuỵ, người mà đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên. Cho đến giờ phút này ông Châu chưa có công trạng gì đáng kể cho VN, vậy tại sao ông nhận? Sau này ông có công thật sự như bác Tuỵ thì hãy xét sau.
Trên blog của mình, GS Ngô Bảo Châu dẫn lời thắc mắc của độc giả Lucio: "Tôi không biết ý kiến này của tôi có được ông đăng hay không, nhưng cứ mạnh dạn nói thẳng với ông.
Tôi thấy việc ông Châu nhận nhà thật không công bằng với các nhà khoa học khác như bác Hoàng Tuỵ, người mà đặt nền móng xây dựng ngành toán học từ những ngày đầu tiên. Cho đến giờ phút này ông Châu chưa có công trạng gì đáng kể cho VN, vậy tại sao ông nhận? Sau này ông có công thật sự như bác Tuỵ thì hãy xét sau.
Phòng khách căn hộ mới của GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Chinhphu.vn |
Về mặt kinh tế thì hãy làm phép tính. Căn hộ đó trị giá 600 ngàn USD, mỗi tháng cho thuê cũng được ít nhất 1500 USD, mỗi năm ông Châu chỉ về nhà có 3 tháng, vậy nếu Nhà nước trả công ông Châu 10 ngàn USD mộtt tháng thì 20 năm mới hết số tiền 600 ngàn USD đó. Làm như thế tức là đã trả công xứng đáng cho ông Châu, và không mang tiếng là trả lương thấp cho các nhà khoa học ở nước ngoài. Nếu ông Châu không làm được gì nhiều cho đất nước VN thì sao? Lúc đó lấy lại nhà à? Mà ông Châu có đủ tài năng đề làm nổi danh tất các các ngành khoa học của Toán của VN không? Tôi tin là không vì Toán học rất rộng lớn!
Tôi không hiểu ông Châu nghĩ gì mà dám nhận ngôi nhà đó và dám vượt mặt các những người có công thực sự với khoa học nước nhà như bác Tuỵ".
Và ông đã trả lời như sau: "Cá nhân tôi coi căn hộ công vụ này như một phần thưởng của Nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng.
Thế nào là cống hiến khoa học cho đất nước? Trong phạm vi khoa học cơ bản, một cách cống hiến là làm cho thế giới biết khoa học Viêt Nam có tồn tại. Bác Tụy đã làm được việc ấy trong phạm vi chuyên môn của bác, một chuyên ngành do chính bác có công xây dựng. Một số nhà toán học Việt Nam khác đã trở thành chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn của họ, và cũng đã làm được việc ấy. Tuy không ngồi làm việc dài hạn trong nước, tôi đã làm cho thế giới biết đến khoa học Việt Nam.
Một cách cống hiến khác là đào tạo nhiều nhà khoa học cho Việt Nam. Về điểm này thì còn xa tôi mới làm được như bác Tụy, và các anh chị lớn tuổi khác. Nhưng tôi còn nhiều thời gian hơn họ.
Theo tôi, cống hiến không phải là quá trình nhiều năm ngồi ăn lương của Nhà nước.
Bác Tụy và các nhà toán học Việt Nam tiền bối mà tôi biết, đều đã được Nhà nước phân nhà, cấp đất. Vì thế, tôi không thấy sự thiếu công bằng khi so sánh về giá trị. Thực ra so sánh ở đây cũng rất khập khiễng, vì căn hộ này là căn hộ công vụ mà cá nhân tôi không có quyền bán, chuyển nhượng. Nó là sở hữu Nhà nước.
Tôi tin là Nhà nước sẽ phổ biến hơn việc cấp căn hộ công vụ như một biện pháp để cuốn hút người tài. Đấy là cách các Đại học ở Trung Quốc đã làm từ mười năm trở lại đây. Không phải cái gì Trung Quốc làm, mình cũng phải làm. Vấn đề là nếu không làm thế thì làm gì ?
Bạn kính trọng hay coi tôi là trí thức tầm thường ham tiền, thực ra là việc của bạn. Dù sao cũng xin cảm ơn bạn đã đặt ra câu hỏi một cách thẳng thắn để tôi có dịp trả lời".
Tôi không hiểu ông Châu nghĩ gì mà dám nhận ngôi nhà đó và dám vượt mặt các những người có công thực sự với khoa học nước nhà như bác Tuỵ".
Và ông đã trả lời như sau: "Cá nhân tôi coi căn hộ công vụ này như một phần thưởng của Nhà nước đối với thành tích khoa học của mình. Có xứng đáng hay không còn tùy theo cách đánh giá của từng người. Cá nhân tôi cho là xứng đáng.
Thế nào là cống hiến khoa học cho đất nước? Trong phạm vi khoa học cơ bản, một cách cống hiến là làm cho thế giới biết khoa học Viêt Nam có tồn tại. Bác Tụy đã làm được việc ấy trong phạm vi chuyên môn của bác, một chuyên ngành do chính bác có công xây dựng. Một số nhà toán học Việt Nam khác đã trở thành chuyên gia đầu ngành trong chuyên môn của họ, và cũng đã làm được việc ấy. Tuy không ngồi làm việc dài hạn trong nước, tôi đã làm cho thế giới biết đến khoa học Việt Nam.
Một cách cống hiến khác là đào tạo nhiều nhà khoa học cho Việt Nam. Về điểm này thì còn xa tôi mới làm được như bác Tụy, và các anh chị lớn tuổi khác. Nhưng tôi còn nhiều thời gian hơn họ.
Theo tôi, cống hiến không phải là quá trình nhiều năm ngồi ăn lương của Nhà nước.
Bác Tụy và các nhà toán học Việt Nam tiền bối mà tôi biết, đều đã được Nhà nước phân nhà, cấp đất. Vì thế, tôi không thấy sự thiếu công bằng khi so sánh về giá trị. Thực ra so sánh ở đây cũng rất khập khiễng, vì căn hộ này là căn hộ công vụ mà cá nhân tôi không có quyền bán, chuyển nhượng. Nó là sở hữu Nhà nước.
Tôi tin là Nhà nước sẽ phổ biến hơn việc cấp căn hộ công vụ như một biện pháp để cuốn hút người tài. Đấy là cách các Đại học ở Trung Quốc đã làm từ mười năm trở lại đây. Không phải cái gì Trung Quốc làm, mình cũng phải làm. Vấn đề là nếu không làm thế thì làm gì ?
Bạn kính trọng hay coi tôi là trí thức tầm thường ham tiền, thực ra là việc của bạn. Dù sao cũng xin cảm ơn bạn đã đặt ra câu hỏi một cách thẳng thắn để tôi có dịp trả lời".
Trường ĐH Paris 11 tôn vinh GS Ngô Bảo Châu |
Trường Đại học Paris 11 (ở thành phố Orsay, ngoại ô Paris, Pháp) tối 16/11 đã tổ chức lễ tôn vinh giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields 2010. Trường Đại học Paris 11 là nơi giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng học tập và nghiên cứu. Trong diễn văn mở đầu buổi lễ, Giám đốc Đại học Paris 11, ông Guy Couarraze, đã khẳng định niềm tự hào của khoa Toán và Đại học Paris 11 được đón tiếp giáo sư Ngô Bảo Châu, người học sinh cũ, người đã đoạt giải thưởng Clay danh giá năm 2007 cùng với Giáo sư Gérard Laumon khi giải quyết hoàn toàn bổ đề cơ bản. Công trình này cũng được tạp chí Time của Mỹ xếp là 7 trong 10 khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm 2009. Theo ông Couarraze, trong con người Ngô Bảo Châu nổi lên hai điều vô cùng quý giá, đó là sự "say mê nghiên cứu khoa học" và "sự trung thành với đất nước Việt Nam nơi đã sinh ra anh". Ông Couarraze cho rằng Ngô Bảo Châu là "cây cầu nối" quý báu thúc đẩy hợp tác Pháp - Việt trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học, được đánh dấu bằng dự án hợp tác giữa trường Đại học Paris 11 với Đại học Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (Hà Nội). Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Pháp Valérie Pécresse nhấn mạnh Giải thưởng Fields mà giáo sư Ngô Bảo Châu giành được là phần thưởng cao quý đối với ngành toán học nói chung, Việt Nam nói riêng, đồng thời đem lại niềm vinh dự cho ngành toán học Pháp, đặc biệt là Đại học Paris 11. Bà Pécresse cũng bày tỏ vui mừng trước quyết định của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong việc tạo dựng cầu nối nghiên cứu khoa học giữa 3 châu lục Á-Âu-Mỹ. |
GS Ngô Bảo Châu (Theo Blog Thích Học Toán)