26/04/2012 11:08:39
UBND Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong nội đô lên gấp 2 lần so với hiện nay và tịch thu phương tiện đua xe trái phép.
Các nội dung trên được ông Nguyễn Văn Khôi đề cập trong văn bản gửi Bộ Tư pháp, sơ kết 2 năm áp dụng mức phạt thí điểm đối với một số vi phạm quy định về giao thông đường bộ tại Nghị định 34 ngày 2/4/2010.
Theo UBND Hà Nội, sau thời gian triển khai Nghị định 34, từ 20/5/2010 đến 15/3/2012, Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý hơn 1,13 triệu trường hợp, thu phạt gần 290 tỷ đồng, trong đó vi phạm ở nội thành là gần 862.000 trường hợp, thu phạt gần 150 tỷ đồng.
Các nội dung trên được ông Nguyễn Văn Khôi đề cập trong văn bản gửi Bộ Tư pháp, sơ kết 2 năm áp dụng mức phạt thí điểm đối với một số vi phạm quy định về giao thông đường bộ tại Nghị định 34 ngày 2/4/2010.
Theo UBND Hà Nội, sau thời gian triển khai Nghị định 34, từ 20/5/2010 đến 15/3/2012, Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý hơn 1,13 triệu trường hợp, thu phạt gần 290 tỷ đồng, trong đó vi phạm ở nội thành là gần 862.000 trường hợp, thu phạt gần 150 tỷ đồng.
Các lỗi vi phạm nhiều gồm đi sai phần đường, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đi quá tốc độ… Công an đã tạm giữ hơn 3.600 ôtô, 36.500 môtô và hơn 250.000 bộ giấy tờ, tước giấy phép lái xe hơn 121.000 trường hợp.
Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt các chủ xe máy vi phạm giao thông trên đường xuyên Á (Q.12, TP.HCM). Ảnh: TTO |
Đồng thời, Thanh tra Sở GTVT cũng đã kiểm tra, xử lý hơn 103.000 trường hợp, thu phạt hơn 51 tỷ đồng.
Hà Nội cho rằng, việc nâng mức xử phạt vi phạm giao thông tại các đô thị lớn theo Nghị định 34 đã có tác dụng giáo dục, răn đe, nhiều trường hợp không dám tái phạm. Nhờ đó, tai nạn giao thông ở nội thành giảm cả 3 tiêu chí, số vụ giảm 14,7%, số người chết giảm 9,5% và người bị thương giảm 17,2%.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi, một số lỗi vi phạm vượt đèn tín hiệu giao thông, đi xe một bánh, không chấp hành sự chỉ huy, hướng dẫn của lực lượng làm nhiệm vụ… do không có hình thức tạm giữ phương tiện nên tính chất răn đe còn hạn chế.
Chính vì vậy, Hà Nội kiến nghị nâng mức xử lý vi phạm cao hơn hiện nay để đảm bảo tính răn đe, cho phép tịch thu phương tiện đua xe trái phép; tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính đến 10 ngày đối với các hành vi vi phạm như không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, đi ngược chiều đường một chiều, chở quá số người quy định từ 50% trở lên so với số người quy định được phép chở.
Ngoài ra, thành phố kiến nghị tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong nội đô lên gấp 2 lần so với hiện nay; tăng phạt tiền gấp đôi với chủ phương tiện vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Theo VNE