Nứt đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Không ảnh hưởng đến chất lượng công trình!
Phải nhanh chóng xử lý vết nứt thủy điện Sông Tranh 2
Phải nhanh chóng xử lý vết nứt thủy điện Sông Tranh 2
Địa phương “phản biện”
Liên tục trong ngày 21.3, các đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam và của trung ương đã tập trung khảo sát đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính hồ chứa nước TĐ Sông Tranh 2. Đặc biệt, đoàn công tác của Hội đồng Nghiệm thu cấp nhà nước gồm 8 chuyên gia, do TS Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - làm trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát các đường hầm thu nước trong lòng đập TĐ, bề mặt thân đập và họp trao đổi chuyên môn giữa các chuyên gia.
Trên bề mặt đập, hàng loạt công nhân vẫn đang mang ống nước, dây nhựa, khoan và đặt đường ống chia nước từ các khe về nơi khác. Nhiều ống nước bị bung dây đã bắn những vòi nước cao hơn 3 mét, phun thành vòi dài trên bờ đập. Trong khi đó, tại van nhiệt sát tràn đập chính nước vẫn tuôn xối xả...
Chiều 21.3, trong cuộc họp khẩn cấp tại huyện Bắc Trà My, ông Trần Văn Hải - GĐ Ban QL các DA TĐ 3, thay mặt EVN - cho biết, “EVN vừa gửi công văn khẩn về hiện tượng nước thấm tại đập TĐ Sông Tranh 2”, rồi đọc nguyên văn công văn này. Theo EVN, hiện tượng nước chảy ra từ thân đập là do nước thấm tại 4 vị trí khe nhiệt và 2 bên tường cánh của đập tràn.
Liên tục trong ngày 21.3, các đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam và của trung ương đã tập trung khảo sát đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục sự cố rò rỉ nước qua thân đập chính hồ chứa nước TĐ Sông Tranh 2. Đặc biệt, đoàn công tác của Hội đồng Nghiệm thu cấp nhà nước gồm 8 chuyên gia, do TS Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - làm trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát các đường hầm thu nước trong lòng đập TĐ, bề mặt thân đập và họp trao đổi chuyên môn giữa các chuyên gia.
Trên bề mặt đập, hàng loạt công nhân vẫn đang mang ống nước, dây nhựa, khoan và đặt đường ống chia nước từ các khe về nơi khác. Nhiều ống nước bị bung dây đã bắn những vòi nước cao hơn 3 mét, phun thành vòi dài trên bờ đập. Trong khi đó, tại van nhiệt sát tràn đập chính nước vẫn tuôn xối xả...
Chiều 21.3, trong cuộc họp khẩn cấp tại huyện Bắc Trà My, ông Trần Văn Hải - GĐ Ban QL các DA TĐ 3, thay mặt EVN - cho biết, “EVN vừa gửi công văn khẩn về hiện tượng nước thấm tại đập TĐ Sông Tranh 2”, rồi đọc nguyên văn công văn này. Theo EVN, hiện tượng nước chảy ra từ thân đập là do nước thấm tại 4 vị trí khe nhiệt và 2 bên tường cánh của đập tràn.
Đoàn công tác trung ương khảo sát đập ngày 21.3. Ảnh: T.T.Thư |
Nguyên nhân là do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập và theo các ống dẫn nước ra ngoài, hiện việc khắc phục đang được tích cực thực hiện. Cuối cùng, ông Hải bày tỏ “chúng tôi lấy làm tiếc về sự việc này”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Vân - GĐ Sở Công Thương tỉnh, trưởng đoàn; kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn - Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh, thành viên của công tác của UBND tỉnh - cho rằng, nhiều hơn chứ không phải chỉ 4 hay 6 vị trí thoát nước ra ngoài thân đập, lượng nước thoát ra rất nhiều, nhiều hơn 30 lít/giây, tồn tại nhiều vấn đề bên trong thân đập, cho thấy rõ ràng có vấn đề về thi công, chất lượng công trình, cần phải được kiểm tra bằng công nghệ thiết bị hiện đại để khắc phục tận gốc sự cố.
Ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - khẳng định: “Hiện tượng nước thấm chảy ra ngoài thân đập mới có từ sau khi xảy ra động đất và ngày càng nhiều hơn, chứ không phải chỉ xuất hiện những ngày gần đây như phía TĐ nói. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và cả cho sự an nguy của hàng chục vạn dân hạ du, chúng tôi đề nghị nên ngừng vận hành, xả đập để kiểm tra khắc phục chứ không nên cứ chờ nước hồ chứa xuống từ từ đến đâu thì xử đến đấy như phương án của phía TĐ”.
Lỗi “từ chủ đến tớ”
TS Dung - Trưởng đoàn công tác trung ương - cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi xác định nguyên nhân nước thấm chảy ra ngoài thân đập là do không có đường ống thu gom nước thấm phía bên rãnh trái trong hầm (chứ không phải bị tắc như phía TĐ nói), đây lại là đập không có màng chống thấm mặt đập phía thượng lưu hồ chứa, nên nước đọng trong rãnh này, ngấm qua khe co dãn trên thân đập phía hạ lưu (chứ không phải khe nhiệt như phía TĐ nói) và chảy ra ngoài”. TS Dung khẳng định: “Nguyên nhân xảy ra việc nước thấm chảy ra qua thân đập là do “lỗi từ chủ đến tớ”, tức là có lỗi cả từ thiết kế, thi công cho đến vận hành công trình. Tuy nhiên, hiện việc rò rỉ nước này chưa ảnh hưởng đến an toàn và vận hành của công trình”.
Ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - khẳng định: “Hiện tượng nước thấm chảy ra ngoài thân đập mới có từ sau khi xảy ra động đất và ngày càng nhiều hơn, chứ không phải chỉ xuất hiện những ngày gần đây như phía TĐ nói. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và cả cho sự an nguy của hàng chục vạn dân hạ du, chúng tôi đề nghị nên ngừng vận hành, xả đập để kiểm tra khắc phục chứ không nên cứ chờ nước hồ chứa xuống từ từ đến đâu thì xử đến đấy như phương án của phía TĐ”.
Lỗi “từ chủ đến tớ”
TS Dung - Trưởng đoàn công tác trung ương - cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi xác định nguyên nhân nước thấm chảy ra ngoài thân đập là do không có đường ống thu gom nước thấm phía bên rãnh trái trong hầm (chứ không phải bị tắc như phía TĐ nói), đây lại là đập không có màng chống thấm mặt đập phía thượng lưu hồ chứa, nên nước đọng trong rãnh này, ngấm qua khe co dãn trên thân đập phía hạ lưu (chứ không phải khe nhiệt như phía TĐ nói) và chảy ra ngoài”. TS Dung khẳng định: “Nguyên nhân xảy ra việc nước thấm chảy ra qua thân đập là do “lỗi từ chủ đến tớ”, tức là có lỗi cả từ thiết kế, thi công cho đến vận hành công trình. Tuy nhiên, hiện việc rò rỉ nước này chưa ảnh hưởng đến an toàn và vận hành của công trình”.
Ngày 21.3, nước vẫn còn chảy qua thân đập phía hạ lưu. Ảnh: T.T.Thư |
Đoàn công tác trung ương đề nghị chủ đầu tư TĐ phải tìm mọi cách giảm lượng nước rò rỉ qua thân đập, bởi lưu lượng nước thấm hiện nay là 30 lít/giây vẫn quá cao. “Phải nhanh chóng kết nối để thoát nước thấm ở rãnh trái trong hầm, giải quyết tận gốc nguồn nước thấm chảy ra, chứ không phải khai thông đường ống này như cách nói của ông Hải -Trưởng ban QL DA TĐ 3, vì chúng tôi đã phát hiện ra là không có đường ống này.
Phải giảm ngay lượng nước ở rãnh thu gom nước bên trái trong đường hầm, bởi đây là nguồn nước thấm chảy ra hạ lưu thân đập, có thể kết nối với rãnh bên trái để thoát nước. Khắc phục lớn và lâu dài là ở mặt đập, phải tìm cách chống thấm thay thế. Chúng tôi được biết là ngay đêm nay (21.3), EVN đã chỉ đạo nhà máy chạy hết công suất để giảm nhanh lượng nước trong hồ nhằm xử lý việc thấm chảy nước. Phải dừng ngay các biện pháp bơm hóa chất vào thân đập, mà nên phun ximăng hoặc nhựa đường”.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cho rằng: “Sự việc này gây ảnh hưởng lớn, làm bất an cho cả chính quyền và người dân trong tỉnh, những sai sót của công trình, chủ đầu tư cần thừa nhận, và giải quyết rốt ráo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, tính mạng và tài sản của người dân. Tỉnh đề nghị Đoàn công tác trung ương và chủ đầu tư, cùng với việc khẩn trương xử lý, khắc phục sai sót, cần phải công bố kết luận vụ việc, thông tin rộng rãi đến người dân để người dân an tâm”.
Phải giảm ngay lượng nước ở rãnh thu gom nước bên trái trong đường hầm, bởi đây là nguồn nước thấm chảy ra hạ lưu thân đập, có thể kết nối với rãnh bên trái để thoát nước. Khắc phục lớn và lâu dài là ở mặt đập, phải tìm cách chống thấm thay thế. Chúng tôi được biết là ngay đêm nay (21.3), EVN đã chỉ đạo nhà máy chạy hết công suất để giảm nhanh lượng nước trong hồ nhằm xử lý việc thấm chảy nước. Phải dừng ngay các biện pháp bơm hóa chất vào thân đập, mà nên phun ximăng hoặc nhựa đường”.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải cho rằng: “Sự việc này gây ảnh hưởng lớn, làm bất an cho cả chính quyền và người dân trong tỉnh, những sai sót của công trình, chủ đầu tư cần thừa nhận, và giải quyết rốt ráo để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, tính mạng và tài sản của người dân. Tỉnh đề nghị Đoàn công tác trung ương và chủ đầu tư, cùng với việc khẩn trương xử lý, khắc phục sai sót, cần phải công bố kết luận vụ việc, thông tin rộng rãi đến người dân để người dân an tâm”.
Trương Tâm Thư