THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 December 2010

"Trại Giam Cổng Trời" (phần 7)


2010-12-28

Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được

RFA file

Một cuộc đấu tố của người cộng sản. Ảnh minh họa


Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được: đó là hầm đá kiên giam, nơi dành để gián tiếp giết tù nhân vì chỉ cần vào đây 10 ngày là sẽ vĩnh viễn ra đi, LM Nguyễn Văn Vinh là một trong những người chết từ hầm đá này. Mặc Lâm trình bày cùng với các nhân chứng sau đây mời quý vị theo dõi.

Ám ảnh bệnh tật

Tù nhân trong tất cả các trại giam của người Cộng Sản luôn giống nhau về nỗi ám ảnh bệnh tật hầu như bất tận. Những viên thuốc nhỏ nhoi mà thân nhân có dịp mang vào trại giam cho họ chỉ có thể chữa trị những cơn bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm sốt thông thường, nhưng khi người tù gặp các chứng như sốt rét rừng, kiết lỵ hay tiêu chảy thì mạng sống kể như chỉ còn biết trông chờ vào thượng đế.
Các loại thuốc dân gian được người tù tận dụng tối đa và trong nhiều trường hợp các chứng bệnh nguy hiểm đã được khống chế một cách kỳ diệu. Có lẽ do quen dần với sự khắc nghiệt của thiên nhiên khiến người tù trở nên miễn nhiễm trong một giai đoạn nào đó. Nhiều loại vi trùng mà bên ngoài bất cứ ai cũng lo sợ lại tránh xa những con người khốn khổ này.

Cưa chân như thời tiền sử

Khi người tù gặp tai nạn hay chấn thương thì sự thể lại khác, nhất là trong trường hợp bị nhiễm trùng do vết thương thì hậu quả thật khó lường. Linh mục Nguyễn Văn Lý, người tù nổi tiếng vì tranh đấu cho nhân quyền kể lại những kinh nghiệm mà ông từng chứng kiến như sau:
Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy.
LM. Nguyễn Văn Lý
-Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy. Người đó bị buộc chặt vào rồi nhét giẻ vào miệng, để khỏi la hét gì được. Họ cũng muốn cứu 
Linh mục Nguyễn Văn Lý bi lôi ra khỏi phiên tòa
Linh mục Nguyễn Văn Lý bi lôi ra khỏi phiên tòa
mình để mình sống nhưng rất kinh hoàng. Tôi biết một linh mục tên là Hùng đã bị cưa sống như vậy năm 81 hay 82 gì đó.
Bệnh tật không có thuốc men là tình trạng chung của tất cả các trại tù trên toàn cõi Việt Nam. Riêng tại trại giam CổngTrời thì tình trạng này lại càng bi đát hơn vì chính sách cô lập tù nhân hoàn toàn với bên ngoài của nó.
Trong suốt nhiều năm, những người tù Cổng Trời không hề gặp mặt thân nhân của mình cho đến khi tất cả âm thầm ra đi trong vòng tay của bạn tù. Một trong những người kiên cường nhất trong tổng số 70 tù nhân này là linh mục Nguyễn Văn Vinh, cuối cùng thì ông bỏ mình trong hầm đá của trại giam Cổng Trời vì không tuân theo những quy định mà cán bộ trại giam đưa ra.

Hầm đá: nấm mồ buốt giá

Linh mục Nguyễn Hữu Lễ kể lại điều mà ông cho là kỳ diệu khi phát hiện ra dấu tích của LM Vinh để lại trong hầm đá trứơc khi ông chết nhiều năm về trước:
-Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó. Người ta dùng đinh hay là đầu đinh để khắc tên dưới miếng ván mình nằm. 
Có một bữa tôi vô tình tôi nằm và mò mò phía dưới thì phát hiện ra những cái tên, một hàng dài rất nhiều. Có những cái tên khó đọc, có những tên đọc đựơc tôi thấy có tên của cha Vinh. Tôi không biết nhiều về cha Vinh ngài bị bắt năm nào tôi không biết. Tôi cũng khắc tên tôi theo. Sự kiện đó nó nói lên nơi đây đã từng giam giữ một số người trong đó nhiều người đã chết.
Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì kể rõ hơn cách thức mà người tù tại trại Cổng Trời bị nhốt trong hầm đá như thế nào qua lời tường thuật của Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh:
-Ở Hà Giang thì thực sự không khác gì nơi chúng tôi ở, nó chỉ rét hơn thôi. Nhưng nó là trại thủ tiêu. Nó không để chết lần chết mòn tự chết mà những người công giáo thì bị nó giết chết. 
Nó cho mặc quần đùi dẫn vào hang đá nó cùm ở trong đó. Theo như Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh kể lại cho tôi biết thì không ai sống quá 10 hôm. Người tù được cho mỗi ngày một nắm cơm bằng quả trứng. Nó bắt mặc như thế mà ngoài trời lạnh như thế, ban đêm trời mùa đông nó toàn chờ dịp Noel để nó cùm. Rất nhiều người công giáo bị thủ tiêu theo lối đó.
Trong tác phẩm "Cuộc Chiến Chưa Tàn" người tù biệt kích Trần Nhật Kim viết lại:
Còn một loại phòng giam khác là những hầm đá chìm dưới đất, vào mùa đông hầm càng lạnh hơn.  Khẩu phần ăn quá ít, mỗi bữa cơm nắm lại chỉ lớn bằng trái trứng vịt với muối.  Không có lấy một chút chất ngọt, chất béo.  Trong hoàn cảnh ngược đãi, thể xác sẽ bị hao mòn theo thời gian.  Có nhiều người đã qua đời ở đây.
Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài.  Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm.  Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn.  Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc
Chính tại căn hầm đặc biệt này, cùm xích và cai ngục cũng khác thường.  Vòng sắt dẹp ôm cổ chân lâu ngày sét rỉ, đường kính khoảng 4 phân tây, nhỏ hơn cổ chân bình thường.  Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài.  Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm.  Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn.  Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc vì vòng sắt xét rỉ, dơ bẩn.  
Không được chữa trị kịp thời và hình phạt kỷ luật vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày, vết thương lở loét sau mỗi cử động.  Cổ chân sưng lên khiến vòng sắt như nhỏ lại lún sâu vào thịt, vòng sắt nhám như mặt dũa cọ vào vết thương.  Cái đau nơi cổ chân bóp thắt trái tim, các bộ phận trong người như bị cắt ra từng mảnh.
Tù nhân có cảm giác vết thương ngứa ngáy khó chịu, như đang bị những dòi bọ gậm nhấm.  Muốn cử động cho bớt ngứa lại sợ vòng sắt làm vết thương chẩy máu.  Lâu ngày nằm một chỗ, bàn chân như nặng hơn, mất dần cảm giác nơi gan bàn chân.  Cảm giác nặng nề lên dần tới hông, như không còn chịu sự điều khiển của trí óc.  

Tàn nhẫn bao nhiêu mới trở thành độc ác?

LM Nguyễn Viết Cường cho biết những người tù tại Cổng Trời bị cùm thường vào mùa đông, cụ thể là trứơc lễ Giáng Sinh hằng năm như một lời nhắc nhở cho các giáo dân, tu sĩ, linh mục biết rằng Lễ Giáng Sinh sẽ là niềm đau khổ cho họ hơn là niềm tin hy vọng được mang xuống từ trời:
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ. Source nuvuongcongly
Ông Trần Nhật Kim một người lính biệt kích bị giải giam từ Nam ra kể lại trại giam Cổng Trời hành hạ tù nhân trong mùa đông như thế nào
-Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng. Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra
Người tù Trần Nhật Kim
Chờ đến mùa đông mới bắt đầu tra tấn hay cùm kẹp người tù là kinh nghiệm mà cán bộ trại giam tích lũy trong nhiều năm, để khi đem ra áp dụng cho người tù CổngTrời thì mức tác hại của nó ghê gớm không bút mực nào tả xiết. 
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra huống gì là cơ thể của những người tù quanh năm ốm đói.

Biệt giam, một cách tra tấn âm thầm khác

Hình thức biệt giam được dùng để hành hạ tinh thần người tù và cách ly họ một lần nữa trong cái thế giới vốn đã nhỏ hẹp và tăm tối. Rất nhiều hình thức biệt giam, từ nặng tới nhẹ mà cách gọi nó sẽ khác nhau. Kiên giam là cái tên dùng để chỉ mức độ biệt giam nặng nhất. 
Cát sô, trại kỷ luật, trại kiên giam đều có cùng một hình thức: cực nhỏ, tối tuyệt đối, bị cùm chân và cách biệt với mọi tù nhân khác. 
Những nơi này dành cho việc giam giữ các phạm nhân mà cán bộ trại giam cho là bất trị, hay kỷ luật những người vi phạm nội quy trại. Nhục hình trong những phòng tối này có thể làm cho người tù phát điên lên vì những sự tra tấn âm thầm nhưng hết sức hiệu quả. Không phải giam giữ suông mà người tù luôn luôn bị cùm bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trại giam.
Biệt giam một lần đã là một nhục hình khó quên nhưng bị biệt giam nhiều lần thì nhục hình ấy sẽ ra sao? Người tù lương tâm LM Nguyễn Văn Lý cho biết trường hợp của chính bản thân ông:
-Tôi đã ở tù 4 lần tổng cộng 17 năm và bị quản chế hơn 7 lần, án của tôi vẫn còn 5 năm tù và 5 năm quản chế nữa. Thường thời gian đầu lúc nào tôi cũng bị biệt giam cả. Đầu tiên năm 77 tôi bị hoàn toàn biệt giam một mình. Rồi đến đợt tù năm 83, ba năm đầu tiên hoàn toàn biệt giam. Không phải mình làm gì cả nhưng họ muốn khống chế như vậy để tạo điều kiện cho mình theo kiểu nói của họ là để ăn năn sám hối!
Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Đó là hình thức tẩy não mình đi. Trong điều kiện mình không có sách báo thông tin gì mà cứ ở một mình như vậy, người thiếu bản lãnh thì rất dễ bị khủng hoảng tư tưởng đi đến chỗ một loại đầu hàng nào đó, một sự khuất phục nào đó.
Phòng kỷ luật của trại giam Cổng Trời lại càng kinh khủng hơn, LM Nguyên Thanh kể lại những hình khổ mà người tù phải chịu khi bị giam trong trại kỷ luật nay:
-Riêng tại trại Cổng Trời thì phòng kỷ luật họ có một loại cùm nó đặc biệt hơn những trại khác. Tôi cũng đã bị ba bốn năm cùm liên tục ở chân. Riêng tại trại Cổng Trời thì nó dùng một loại cây gọi là cây gỗ nghiến tức là nó rất cứng giống như cây cẩm lai ở miền Nam. 
Họ xẻ đôi ra và họ khoét hai cái vòng bán nguyệt ở trên và ở dưới. Khi đặt ống chân vào đó thì nửa thân cây phía trên dập xuống nếu không lựa chiều cho vào chỗ nhỏ nhất của ống chân thì cái cây dập xuống nó có chiều rộng khá rộng cho nên nó có thể dập lên xương ống chân làm nát cả xương. Nhiều người khi vào nhà kỷ luật đó khi ra thì chỉ còn xương bọc da và chân bị hư rồi.
Cái cùm bằng gỗ cẩm lai mà linh mục Nguyên Thanh kể lại chỉ là một trong nhiều thứ dụng cụ mà Cổng Trời dành cho tù nhân. Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Máu và nuớc mắt của những tù nhân đổ xuống trong các lần tra tấn hay cùm kẹp xảy ra trong các trại giam trên khắp lãnh thổ Việt Nam như thế nào, mời quý thính giả đón theo dõi những lời kể từ các nhân chứng sống trong loạt bài Trại giam Cổng Trời kỳ tới.

Theo dòng thời sự: