THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 October 2013

Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất từ Trung Quốc



LYKHACCUONG-NGUYENPHUTRONG



Hàng trăm ngàn người dân xếp hàng trên đường phố tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10, tưởng như là để đón Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, đến trong chuyến thăm ba ngày. Nhưng họ không phải đứng chào đón Lý Khắc Cường. Đó là một tang lễ cấp quốc gia dành cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng huyền thoại, ông chỉ đứng sau Hồ Chí Minh trong sự tôn thờ các anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Và nhiều người Việt Nam nhìn thấy chuyến thăm Việt Nam của ông Lý Khắc Cường như một cuộc tấn công và cho rằng ông nên hoãn chuyến đi lại để tránh ảnh hưởng đến chuyện đau buồn của người dân Việt Nam. “Thiếu tôn trọng” và “ngạo mạn ” là hai tính từ được sử dụng cho ông Lý Khắc Cường.
Xúc động! Lý Khắc Cường miêu tả cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Nguyễn Tấn Dũng như là một “bước đột phá”. Chuyến đi nằm trong hai tuần ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, nhằm hàn gắn mối quan hệ vốn đã bị sứt mẻ trong những năm gần đây do những tuyên bố lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở biển Đông.
Trong khi đó Tập Cận Bình, chủ tịch và là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm Indonesia, Malaysia và tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Á- Thái Bình Dương APEC). Ông Lý Khắc Cường đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Brunei cùng với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội mười quốc gia thành viên Đông Nam Á (ASEAN) và ông đã đi thăm Thái Lan. Barack Obama đã có dự kiến là sẽ tham dự cả hai hội nghị APEC và ASEAN, nhưng Barack Obama đã phải hủy kế hoạch do những đấu đá chính trị ở Washington, do đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại càng nổi bật hơn.
Việt Nam là quốc gia ASEAN có sự nghi ngờ đối với Trung Quốc nhiều nhất. Sau nhiều thế kỷ thù địch và một cuộc chiến đẫm máu ngắn xẩy ra vào năm 1979, đến này những tranh chấp lãnh thổ vẫn chưa nguôi, phần tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp là rộng nhất đối so với bốn quốc gia khác tuyên bố chủ quyền tại biển Đông (Brunei, Malaysia và Philippines). Không chỉ cả hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa ở phía Nam, mà Việt Nam còn tự coi mình như một quốc gia đã bị quốc gia phương Bắc đuổi bất hợp pháp khỏi quần đảo Hoàng Sa, khi quân Trung Quốc tràn xuống đánh lực lượng miền Nam Việt Nam và chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Các cuộc đối đầu ở quần đảo này về đánh bắt cá và khai thác dầu khí xảy ra thường xuyên.
Tuy nhiên, trong những tháng trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, hai nước đã ký kết một thỏa thuận “đối tác chiến lược ” mới. Trung Quốc là nước có thương mại lớn nhất của Việt Nam là đối tác quan trọng và thậm chí không thể đếm được số lượng buôn bán trái phéo diễn ra tại biên giới. Trong khi đó ông Lý Khắc Cường đã đi xa hơn trong vũng lầy tranh chấp lãnh thổ để đạt được một thành công không thể hơn nữa tại thời điểm này. Ông thậm chí còn đồng ý về một thỏa thuận “hợp tác hàng hải” với nhóm làm làm việc chung.
Ở Trung Quốc, sự việc này đã giúp che dấu và làm lu mờ đi những ký ức nhức nhối của năm 2010, tại một cuộc họp tại Hà Nội, bà Hillary Clinton, đã tham gia vào tranh chấp Biển Đông bằng tuyên bố rằng có “lợi ích quốc gia ” của Mỹ ở Biển Đông. Trung Quốc đã đổ lỗi cho sự can thiệp sâu của Mỹ là do Việt Nam và Philippines và Mỹ nên đứng ra ngoài tranh chấp đó. Hôm nay tờ ChinaDaily, một tờ báo chính thức của truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã trích dẫn lời của một nhà phân tích Trung Quốc rằng: ” Hà Nội đã nhận ra rằng trên thực tế họ không thể tin tưởng vào Washington trong việc hỗ trợ về chủ quyền ở các quần đảo tranh chấp.”
Có thể thấy. Những chuyến đi của Lý Khắc Cường và Tậm Cận Bình là một lời nhắc nhở về cuộc chơi lớn, sức mạnh Trung Quốc trong khu vực đã trưởng thành, và làm thế nào Obama lại có thể vắng mặt. Ở khắp mọi nơi họ khoe bày sức mạnh kinh tế của họ. Tại Thái Lan, Ông Lý Khắc Cường đã tỏ ra rất vui mừng khi ông thay mặt chính phủ Trung Quốc cung cấp sự giúp đỡ cho Thái Lan trong hai lĩnh vực xấu của nền kinh tế Thái Lan, bằng cách đồng ý mua thêm gạo và cao su. Ông Tập đã nổi lên một ý tưởng về một ” cấu trúc ngân hàng châu Á ” với việc Trung Quốc sẽ giúp đáp ứng một trong những nhu cầu cấp bách nhất của khu vực. Tại Brunei, ông Lý trước đã đề xuất một hiệp ước mới với ASEAN, nhằm thực hiện tầm nhìn của ông về một “thập kỷ kim cương” trong quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu đây là một cuộc tấn công quyến rũ thì cũng đã có một quốc gia trong hiệp hội ASEAN vẫn không màng đến sự quyến rũ này. Trung Quốc đang tức giận Philippines vì họ đã kiện Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc. Nhưng điều đó lại đúng với ý định của Trung Quốc là nhằm cô lập Philippines đối với các thành viên khác. Tuy nhiên các học giả Việt Nam cho rằng, chính phủ của họ hoàn toàn nhận thức được điều này và đã không loại trừ khả năng sẽ tham gia vào hành động pháp lý của Philippines.
Một vài tuần hoạt động ngoại giao cũng không thể thay đổi thực tế cơ bản tại đây, và rằng Đông Nam Á nhìn Trung Quốc như một đối tác thương mại chính của họ và Mỹ như người bảo lãnh chính của họ. Tuy nhiên họ cũng đã nhận thức được rằng sức mạnh trong khu vực đang thay đổi. Một bài bình luận trên báo Jakarta Post, một tạp chí tiếng Anh ở Indonesia, tờ này đưa ra một lập luận thẳng thừng rằng “đó là Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là nước lãnh đạo của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21”. “Obama không đến được là do chính phủ họ bị ngừng hoạt động, Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm sang chấu Á và nhấn mạnh vào sự tham gia về quân sự.”
Báo chí Trung Quốc đưa lên những bài viết mừng vui về những thúc đẩy thực sự ấn tượng về một sự thay đổi quyền lực, những tham gia tranh luận vượt ra cả ngoài khu vực Đông Nam Á. Thậm chí tân Hoa Xã còn đưa tin “Trung Quốc với khả năng của một siêu cường, chủ quyền không thể thay đổi, thời đại của một quốc gia đạo đức giả cần phải chấm dứt.”
Có một số sự cảm thông ở Đông Nam Á nhưng rất ít các quốc gia muốn một trật tự quốc tế do Mỹ đứng đầu phải nhường đường cho sự thống trị bởi Trung Quốc. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng những lời chỉ trích về thời gian của chuyến thăm của ông Lý tới Hà Nội là không công bằng. Dù gì đi nữa thì Lý Khắc Cường cũng đã dành thời gian để gửi lời chia buồn tại một thời điểm tang tóc của Việt Nam. Nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất đối với động cơ của Trung Quốc.
Theo Economist/DOANH NHÂN BIÊN HÒA