Bộ trưởng Tài chính lo lắng thu ngân sách 2013; Từ việc Chính phủ muốn nới trần bội chi đến chuyện Bộ Tài chính cực chẳng đã muốn giảm lương công chức khiến nhiều chuyên gia lo ngại ngân khố quốc gia đang rất đáng báo động
Ông Cao văn Tuấn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho hay, thống kê về Thuế Giá trị gia tăng (VAT= Value Added Tax ) hàng tháng cho thấy chỉ còn 31% doanh nghiệp kê khai thuế VAT. Như vậy, đến 70% doanh nghiệp hiện nay dù chưa chết nhưng không phát sinh hoạt động, kê khai thuế VAT. "Điều này thể hiện tình hình doanh nghiệp nộp thuế cho ngân sách đang rất khó khăn", ông Tuấn nhận định. Sau 9 tháng đầu năm, số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 544.000 tỷ đồng, bằng 66,6% dự toán. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thường kỳ quý III ngày 10.10.2013, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng với kết quả này, dự báo sẽ không thể đạt tiến độ thu của ngân sách theo dự toán. "Nếu so với tiến độ thu 9 tháng của các năm trước, thường đạt xấp xỉ 80% dự toán cả năm, kết quả này cho thấy nhiệm vụ năm nay hết sức khó khăn và ngân sách sẽ hụt thu", lãnh đạo Bộ Tài chính thừa nhận. Như vậy, đây sẽ là năm đầu tiên thu ngân sách không đạt dự toán đề ra.
Kết quả thu nội địa cũng cho thấy rõ nguy cơ không thể đạt dự toán năm 2013 khi chỉ đạt 65% dự toán. Ngoài ra, hơn một nửa khoản thu không đạt dự toán. 40 địa phương (chủ yếu là các địa phương trọng điểm thu) đều không đạt tiến độ.
Với tổng số thu trong năm 2013, sau 9 tháng là gần 544.000 tỷ đồng, ngân sách đã chi khoảng 685.000 tỷ. Dù túi tiền quốc gia đang ngày eo hẹp nhưng Bộ Tài chính cho biết vẫn đảm bảo nguồn chi lương trong năm 2013, 2014 và giữ nguyên mức lương tối thiểu.
Tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 9, để minh chứng “túi tiền quốc gia" đang rất hạn hẹp vì nhiều nguồn thu giảm mạnh, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: “Trước đây cứ 100 đồng GDP, chúng ta có trên 30 đồng để đầu tư, nay chỉ còn 19 đồng”.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2013 ước tính đạt 461 nghìn tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán năm.
Trong số trên, thu nội địa 299,6 nghìn tỷ đồng, bằng 54,9% dự toán năm; thu từ dầu thô 67,3 nghìn tỷ đồng, bằng 68%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 90,3 nghìn tỷ đồng, bằng 54,2%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước là 89,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,5% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 67,5 nghìn tỷ đồng, bằng 62,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 65,1 nghìn tỷ đồng, bằng 54%; thu thuế thu nhập cá nhân 32,1 nghìn tỷ đồng, bằng 58,6%; thu thuế bảo vệ môi trường 7,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,7%; thu phí, lệ phí 6 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2013 ước tính đạt 563 nghìn tỷ đồng, bằng 57,6% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 98,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 95 nghìn tỷ đồng, bằng 55,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) ước tính đạt 400,7 nghìn tỷ đồng, bằng 59,4%; chi trả nợ và viện trợ 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 61,1%.
Như vậy, 8 tháng đầu năm 2013, bội chi ngân sách đạt 102 nghìn tỷ đồng, tương đương với mức bội chi cùng kỳ năm 2012.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/8/2013 tín dụng ước tính tăng 5,4% so với tháng 12/2012; tổng phương tiện thanh toán tăng 8,4%; số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tính tăng 9,5%.
(nguồn http://vneconomy.vn/
Để cứu vản tình hình tài chánh ngày càng tuột dốc; Hiệp hội Các nhà Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề xuất Thủ tướng, các Bộ, ngành và Quốc hội một số giải pháp có thể mang lại hàng tỷ đôla trong bối cảnh túi tiền quốc gia đang ngày một eo hẹp mà việc chi tiêu khó thắt chặt. Qua đó một đề xuất làm tăng túi tiền quốc gia thêm rộng, VAFI cho rằng nên mạnh dạn bán những bất động sản có giá trị lớn ở vị trí trung tâm TP HCM, Hà Nội để xây đường tàu điện nội đô, giải quyết nhanh tình trạng ách tắc giao thông. Cụ thể, theo VAFI đó là các khu trung tâm thương mại, khách sạn lớn đang được quản lý bởi doanh nghiệp nhà nước hay là phần vốn góp của thành phố trong các liên doanh nước ngoài như: Tổ hợp văn phòng Daewoo, Khách sạn Rex, Caravelle, Metropole Hà Nội. “Đắt giá nhưng chúng không mang lại một đồng ngân sách nào cho các thành phố”.
Song song là phải chuyển nhanh các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả thành công ty cổ phần. Mục đích là thu cổ tức hàng năm. Theo ước tính của VAFI, những doanh nghiệp chưa có kế hoạch cổ phần hóa như VNPT, Petrovietnam, SCIC, Viettel, EVN, Vinafone, các công ty Xổ số kiến thiết…
Dù với biện pháp nào củng không thể cứu cổ xe không phanh của tập đoàn ngu dốt Mafia csVN. Một biện pháp duy nhất là giải thể toàn bộ bọn bán nước, buôn dân việt gian cộng sản, như vậy mới đưa được VN ngang tầm với các nước quanh vùng và DÂN SINH mới HẠNH PHÚC.
XEM THÊM:
1.Thâm hụt ngân sách của Việt Nam cao nhất khu vực
http://tuoitre.vn/Kinh-te/
2.TP. Hồ Chí Minh: Tìm cách "cứu ngân sách"
http://www.doanhnhansaigon.vn/
3.Gánh nặng ngân sách ở Việt Nam - BBC Vietnamese - Kinh tế http://www.bbc.co.uk/
4.Ngân sách nhà nước
http://vi.wikipedia.org/wiki/
5.Thâm hụt ngân sách 2014 đề xuất tăng lên 5,5% GDP
http://www.doanhnhansaigon.vn/
6.Túi tiền quốc gia đang eo hẹp
http://
Trịnh Khánh Tuấn, ngày 20.10.2013