Download
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-05-02
Chuyện công an VN bắt giam, tra tấn, ép cung và giết người đã được các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước loan tải với đầy đủ chứng cớ, hình ảnh tài liệu.
Tuy nhiên chuyện sử dụng một hình phạt thời Trung Cổ đối với một phụ nữ ở Bắc Giang, do chính nạn nhân và một nhân chứng thuật lại với RFA, là một sự kiện chưa hề xảy ra và cũng chưa bao giờ được báo chí nói đến.
Nạn nhân là chị Hoàng Thị Xây, 51 tuổi, chủ mảnh đất có ngôi mộ của thân nhân công an viên tên Lý Văn Bảy nằm cạnh nơi đó. Theo quy định của chánh quyền thì người sống không thể ở cạnh người chết, nhưng viên công an thôn nhất quyết giành phần thắng về phía mình và bằng đủ mọi cách chèn ép, hăm dọa, xua đuổi chị Xây phải dọn đi nơi khác. Không để bị khuất phục, mà lại có phản ứng mạnh, chị đã bị nếm những hình phạt tàn ác, chỉ có thể xảy ra vào thời Trung Cổ.
Sở dĩ câu chuyện được khơi lại vì sau khi hay tin có năm dân oan đều là phụ nữ kéo đến trước trụ sở ủy ban nhân tỉnh khiếu kiện rồi bị bắt giam, đánh đập, bỏ lên xe chở đi đến chân núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, nằm sát biên giới Việt Nam-Trung Quốc, thả họ nơi đó, cách xa nhà hơn 100 km, để phải tự túc tìm phương tiện trở về nhà, do sự tình cờ đó, đài chúng tôi liên lạc với Tổ Dân Oan và được nghe ông Nguyễn Văn Thành thuật lại câu chuyện như sau:
"Ông công an nhân dân này lạm quyền, ông ấy đày ải và khủng bố đàn áp gia đình nhà này. Bắt đầu ông ấy phát triển ngôi mộ đó lên thì có chuyện va chạm. Khi va chạm thì chính ông công an Lý Văn Bảy cùng thôn này bắt đầu lập mưu.
Ông ấy lập mưu rất là nham hiểm, ông ấy dùng những người đàn bà với những người đàn bà của người trong gia đình giữa một cánh đồng để hốt bà Hoàng Thị Xây giữa một cánh đồng khi bà ấy đi thăm ruộng, trong đó bà có mang theo chuẩn bị cho một chuyến đi chợ có ít thôi, 2 triệu không trăm linh 8 nghìn đồng, bà đi thăm ruộng lúa để xem sâu bệnh để mà mua thuốc sâu về.
Khi đến ruộng lúa thì gia đình anh Bảy này lập mưu và anh ấy trấn áp bà tại giữa cánh đồng. Và đàn áp giữa cánh đồng thì có nhiều người làm chứng. Tất cả những người làm chứng đều bị gia đình nhà anh Bảy khống chế và đe dọa là “ai làm chứng thì tao rạch mồm ra”. Sau đó là 3 người phụ nữ khỏe mạnh đánh bà Hoàng Thị Xây, tuột hết quần áo, làm nhục hình và chuồi người ở trên cái vườn cạnh gần đó.
Sau đó bà Hoàng Thị Xây được dân làng và gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa bộ y tế. Trong quá trình ở bệnh viện người phụ nữ Hoàng Thị Xây này e sợ không dám nói, thế thì được gia đình cũng như mọi người khuyên bảo đến mười ngày sau mới dám nói ra để mà khám phụ khoa. Trong quá trình bị người ta dùng hành động dã man này thì cũng được làm vệ sinh kịp thời thì bây giờ cũng gây nên cái chuyện viêm loét nên nó cũng có ảnh hưởng.
Sau đó được điều trị gần một tháng sau khỏi bệnh và trở về nhà thì chị nghĩ tới chuyện đi dòi quyền lợi. Trong quá trình đi đòi quyền lợi thì bị bên công an với hai viện kiểm sát của xã, của huyện, của tỉnh, thì cái viện kiểm sát này người ta đều làm ngang trái, người ta bao che, người ta làm trái hết cái dự định của bà Hoàng Thị Xây."
“Em không nghĩ là chúng nó tổ chức đánh em. Em đi đến giữa cái bờ ruộng thì cái Nguyễn Thị Xiềng giật tóc và kéo cổ áo làm em ngã xuống, thì Lý Thị Phúc Liên ngay trước mặt em rồi, nó chạy đến nó giẫm đạp em, đá em. Em mới kêu cứu, bảo là “Giời ơi, cứu tôi với! Làng xóm ơi, cứu tôi với!” Thì Nguyễn Thị Xiềng bảo là “Không ai cứu mày đâu.”
Nó cầm cái khăn đội đầu của em nhét vào mồm em, không cho em kêu nữa. Nó túm hai tay em lại, với cái đầu tóc em nó túm lại, em còn mỗi hai cái chân. Lý thị Phúc Liên nó đạp, nó đá em chán rồi nó mới lột quần em ra, nó gọi Hà Thị Xoài, chị dâu nó, là vợ Lý Văn Bảy : “Chị Xoài đem ớt xuống.” Em thấy nó đem ớt xuống thì nó mới đổ ra tay nó thì em còn hai chân em đạp vào tay nó thì nó tuôn hết lên người em.
Xong rồi nó khóa hai chân em vào không cho hai chân em đạp được nữa. Nó lại đổ ớt ra hai tay nó nữa và nhét vào bộ phận sinh dục của em. Còn số tiền hai triệu linh tám nghìn đồng ở trong túi em nó lấy tất. Thì em nhổm dậy, em ngồi được dậy em không thấy tiền ở đâu rồi.
Thế thì lúc ấy có bà Lùng cầm cái liềm xuống cắt cỏ bảo là không biết ai làm gì ở đây. Nó thấy bà Lùng xuống cách chỗ em hai chục mét thôi, nó bỏ về. Còn cô giáo Lư cách khoảng ba bốn trăm mét thấy như thế thì bà ấy bảo lên can. Bà Nguyễn Thị Ba là mẹ Lý Văn Bảy, bà đứng ở bờ ao của Nguyễn Thị Xiềng bả canh ở đấy, nếu mà ai xuống can là không cho can. Khi cô giáo Lư bảo lên can thì bà ấy bảo là “Cái chuyện đấy không phải chuyện của cô. Cô miễn tham gia”.
Thế bà Lư bà ấy sợ bà quảy quang gánh, bà không cắt cỏ ở đấy nữa, bà quảy quang gánh bà ấy về bên dưới đồng bà ấy cắt.”
Bao lần khiếu nại, tố giác ở mọi cấp chính quyền, cuối cùng kẻ có sức mạnh vẫn cả thắng người dân lành vô tội, ít chữ, không phương tiện tự vệ.
Các dân oan cho biết một cấp chỉ huy công an Bắc Giang tên Vượng, biết rõ trường hợp chị Xây bị hành hung, bị ức hiếp, nhưng khi chúng tôi nhắc đến chuyện chị bị hãm hại, đương sự đã vội vã chối cãi:
Đỗ Hiếu : A lô.! Tôi cần gặp ông Vượng, công an Bắc Giang ạ.
Ông Vượng : A lô! Ừ, Vượng đây.
Đỗ Hiếu : Bà con dân oan ở Bắc Giang có cho biết là trong một vụ tranh chấp đất đai với công an thôn thì chị Hoàng Thị Xây bị đánh úp rồi bị xát ớt vào bộ phận sinh dục. Chuyện đó có không ông Vượng?
Ông Vượng : Xát ớt ai?
Đỗ Hiếu : Đúng là vụ đó có không ạ?
Ông Vượng : Nó bố láo đấy. Làm gì có chuyện xát ớt chỗ kín. Bố láo đấy. Không có đâu. Không có ạ.
Qua những cuộc liên lạc với phóng viên RFA chúng tôi, những người dân oan, cô thế luôn kêu ca về sự lộng hành của nhân viên công lực và mong các báo đài quảng bá rộng rãi tiếng kêu thống thiết của họ để công luận thế giới thấy rõ là quyền làm người ở Việt Nam bị tước đoạt, bị hạn chế, bị xóa bỏ.
Công an lạm quyền
Bắt nguồn từ một sự tranh chấp đất đai giữa một thường dân và một công an thôn, kẻ có quyền thế đã tìm cách hãm hại nạn nhân bằng một hành động kinh hoàng, ác độc, nghe qua khó ai tin đó là sự thật, đã xảy ra tại Bắc Giang cách đây 4 năm. Đến nay hung thủ và tòng phạm vẫn không bị luật pháp xử lý.Nạn nhân là chị Hoàng Thị Xây, 51 tuổi, chủ mảnh đất có ngôi mộ của thân nhân công an viên tên Lý Văn Bảy nằm cạnh nơi đó. Theo quy định của chánh quyền thì người sống không thể ở cạnh người chết, nhưng viên công an thôn nhất quyết giành phần thắng về phía mình và bằng đủ mọi cách chèn ép, hăm dọa, xua đuổi chị Xây phải dọn đi nơi khác. Không để bị khuất phục, mà lại có phản ứng mạnh, chị đã bị nếm những hình phạt tàn ác, chỉ có thể xảy ra vào thời Trung Cổ.
Sở dĩ câu chuyện được khơi lại vì sau khi hay tin có năm dân oan đều là phụ nữ kéo đến trước trụ sở ủy ban nhân tỉnh khiếu kiện rồi bị bắt giam, đánh đập, bỏ lên xe chở đi đến chân núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, nằm sát biên giới Việt Nam-Trung Quốc, thả họ nơi đó, cách xa nhà hơn 100 km, để phải tự túc tìm phương tiện trở về nhà, do sự tình cờ đó, đài chúng tôi liên lạc với Tổ Dân Oan và được nghe ông Nguyễn Văn Thành thuật lại câu chuyện như sau:
"Ông công an nhân dân này lạm quyền, ông ấy đày ải và khủng bố đàn áp gia đình nhà này. Bắt đầu ông ấy phát triển ngôi mộ đó lên thì có chuyện va chạm. Khi va chạm thì chính ông công an Lý Văn Bảy cùng thôn này bắt đầu lập mưu.
Ông ấy lập mưu rất là nham hiểm, ông ấy dùng những người đàn bà với những người đàn bà của người trong gia đình giữa một cánh đồng để hốt bà Hoàng Thị Xây giữa một cánh đồng khi bà ấy đi thăm ruộng, trong đó bà có mang theo chuẩn bị cho một chuyến đi chợ có ít thôi, 2 triệu không trăm linh 8 nghìn đồng, bà đi thăm ruộng lúa để xem sâu bệnh để mà mua thuốc sâu về.
Khi đến ruộng lúa thì gia đình anh Bảy này lập mưu và anh ấy trấn áp bà tại giữa cánh đồng. Và đàn áp giữa cánh đồng thì có nhiều người làm chứng. Tất cả những người làm chứng đều bị gia đình nhà anh Bảy khống chế và đe dọa là “ai làm chứng thì tao rạch mồm ra”. Sau đó là 3 người phụ nữ khỏe mạnh đánh bà Hoàng Thị Xây, tuột hết quần áo, làm nhục hình và chuồi người ở trên cái vườn cạnh gần đó.
Tất cả những người làm chứng đều bị gia đình nhà anh Bảy khống chế và đe dọa là “ai làm chứng thì tao rạch mồm ra”.Người ta đã chuẩn bị từ trước, họ mang ớt bột đưa vào bên trong bộ phận sinh dục của bà Hoàng Thị Xây là nhằm hủy diệt lẫn nhau. Cái phương pháp dã man này thì tôi thấy trong hai cuộc chiến tranh thế giới đến giờ phút chưa có trường hợp nào người ta tra tấn nguy hiểm và dã man như thế này.
Ông Nguyễn Văn Thành
Sau đó bà Hoàng Thị Xây được dân làng và gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa bộ y tế. Trong quá trình ở bệnh viện người phụ nữ Hoàng Thị Xây này e sợ không dám nói, thế thì được gia đình cũng như mọi người khuyên bảo đến mười ngày sau mới dám nói ra để mà khám phụ khoa. Trong quá trình bị người ta dùng hành động dã man này thì cũng được làm vệ sinh kịp thời thì bây giờ cũng gây nên cái chuyện viêm loét nên nó cũng có ảnh hưởng.
Sau đó được điều trị gần một tháng sau khỏi bệnh và trở về nhà thì chị nghĩ tới chuyện đi dòi quyền lợi. Trong quá trình đi đòi quyền lợi thì bị bên công an với hai viện kiểm sát của xã, của huyện, của tỉnh, thì cái viện kiểm sát này người ta đều làm ngang trái, người ta bao che, người ta làm trái hết cái dự định của bà Hoàng Thị Xây."
Đánh hội đồng nạn nhân
Tiếp lời ông Thành, chị Hoàng Thị Xây kể lại những gì mình phải chịu đựng và bị làm nhục trước sự chứng kiến của nhiều người:“Em không nghĩ là chúng nó tổ chức đánh em. Em đi đến giữa cái bờ ruộng thì cái Nguyễn Thị Xiềng giật tóc và kéo cổ áo làm em ngã xuống, thì Lý Thị Phúc Liên ngay trước mặt em rồi, nó chạy đến nó giẫm đạp em, đá em. Em mới kêu cứu, bảo là “Giời ơi, cứu tôi với! Làng xóm ơi, cứu tôi với!” Thì Nguyễn Thị Xiềng bảo là “Không ai cứu mày đâu.”
Nó cầm cái khăn đội đầu của em nhét vào mồm em, không cho em kêu nữa. Nó túm hai tay em lại, với cái đầu tóc em nó túm lại, em còn mỗi hai cái chân. Lý thị Phúc Liên nó đạp, nó đá em chán rồi nó mới lột quần em ra, nó gọi Hà Thị Xoài, chị dâu nó, là vợ Lý Văn Bảy : “Chị Xoài đem ớt xuống.” Em thấy nó đem ớt xuống thì nó mới đổ ra tay nó thì em còn hai chân em đạp vào tay nó thì nó tuôn hết lên người em.
Xong rồi nó khóa hai chân em vào không cho hai chân em đạp được nữa. Nó lại đổ ớt ra hai tay nó nữa và nhét vào bộ phận sinh dục của em. Còn số tiền hai triệu linh tám nghìn đồng ở trong túi em nó lấy tất. Thì em nhổm dậy, em ngồi được dậy em không thấy tiền ở đâu rồi.
Thế thì lúc ấy có bà Lùng cầm cái liềm xuống cắt cỏ bảo là không biết ai làm gì ở đây. Nó thấy bà Lùng xuống cách chỗ em hai chục mét thôi, nó bỏ về. Còn cô giáo Lư cách khoảng ba bốn trăm mét thấy như thế thì bà ấy bảo lên can. Bà Nguyễn Thị Ba là mẹ Lý Văn Bảy, bà đứng ở bờ ao của Nguyễn Thị Xiềng bả canh ở đấy, nếu mà ai xuống can là không cho can. Khi cô giáo Lư bảo lên can thì bà ấy bảo là “Cái chuyện đấy không phải chuyện của cô. Cô miễn tham gia”.
Thế bà Lư bà ấy sợ bà quảy quang gánh, bà không cắt cỏ ở đấy nữa, bà quảy quang gánh bà ấy về bên dưới đồng bà ấy cắt.”
Bao lần khiếu nại, tố giác ở mọi cấp chính quyền, cuối cùng kẻ có sức mạnh vẫn cả thắng người dân lành vô tội, ít chữ, không phương tiện tự vệ.
Các dân oan cho biết một cấp chỉ huy công an Bắc Giang tên Vượng, biết rõ trường hợp chị Xây bị hành hung, bị ức hiếp, nhưng khi chúng tôi nhắc đến chuyện chị bị hãm hại, đương sự đã vội vã chối cãi:
Đỗ Hiếu : A lô.! Tôi cần gặp ông Vượng, công an Bắc Giang ạ.
Ông Vượng : A lô! Ừ, Vượng đây.
Đỗ Hiếu : Bà con dân oan ở Bắc Giang có cho biết là trong một vụ tranh chấp đất đai với công an thôn thì chị Hoàng Thị Xây bị đánh úp rồi bị xát ớt vào bộ phận sinh dục. Chuyện đó có không ông Vượng?
Ông Vượng : Xát ớt ai?
Đỗ Hiếu : Đúng là vụ đó có không ạ?
Ông Vượng : Nó bố láo đấy. Làm gì có chuyện xát ớt chỗ kín. Bố láo đấy. Không có đâu. Không có ạ.
Qua những cuộc liên lạc với phóng viên RFA chúng tôi, những người dân oan, cô thế luôn kêu ca về sự lộng hành của nhân viên công lực và mong các báo đài quảng bá rộng rãi tiếng kêu thống thiết của họ để công luận thế giới thấy rõ là quyền làm người ở Việt Nam bị tước đoạt, bị hạn chế, bị xóa bỏ.
Theo dòng thời sự:
- Công an Bình Dương gạ tình vợ nạn nhân?
- Công an ngày càng lộng hành, phi pháp
- Đừng để dân “Tức nước vỡ bờ”
- Khởi tố, bắt tạm giam trung tá công an đánh chết dân
- Trung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết
- Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng nghi ngờ bị trả thù
- Nhân quyền Việt Nam nhìn từ bên ngoài
- Cách hành xử của công an đối với dân?