HÀ NỘI (NV) - Sau hàng loạt hứa hẹn, tuyên bố cắt giảm chi tiêu, chi tiêu của hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn tăng. Bộ trưởng Tài chính CSVN mới thú nhận, “chi tiêu không ngừng tăng, tăng quá nhanh”.
Dân ở các xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang của. huyện Ngọc Hồi, Kon Tum, đu dây mỗi khi muốn băng qua sông Pôkô. (HÌnh minh hoạ: VnExpress) |
Việt Nam đang vừa bội chi, vừa thất thu nghiêm trọng về ngân sách. Bảy tháng đầu 2013, bội chi lên tới 102 ngàn tỉ. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN các địa phương đã xác nhận, năm nay, ngân sách sẽ thất thu từ hàng trăm tỉ đến hàng chục ngàn tỉ. Sài Gòn hiện được coi là nơi dẫn đầu về thất thu ngân sách. Nhà cầm quyền thành phố này dự đoán, thất thu ngân sách của năm nay sẽ ở mức khoảng 20,000 tỉ đồng.
Trước thực trạng vừa bội chi, vừa thất thu thường xuyên diễn ra, năm nào chế độ Hà Nội cũng tuyên bố sẽ cắt giảm 10% chi tiêu. Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Tài chính CSVN thú nhận, chi tiêu của hệ thống công quyền không những không giảm như đã hứa hẹn mà còn tăng vọt.
Đề cập đến chi tiêu của hệ thống công quyền, viên Bộ trưởng Tài chính cho biết, ngoài việc kêu gọi hệ thống công quyền cắt 10% chi tiêu như kế hoạch, ông ta dự tính đề nghị Quốc hội cắt thêm 10% nữa đối với chi tiêu cho hệ thống công quyền, nhằm tránh tình trạng vỡ nợ.
Hệ thống công quyền tại Việt Nam hiện tồn tại với rất nhiều nghịch lý. Trong khi ông Nguyễn Xuân Phúc, một trong những phó thủ tướng của Việt Nam, cả quyết, có khoảng 30% công chức Việt Nam đang hưởng lương nhưng không làm gì cả thì hệ thống này lại tuyển thêm 10,000 cán bộ cho hệ thống Hội Nông dân của 10,000 xã.
Theo tiết lộ của Bộ trưởng Tài chính CSVN, một trong những khoản chi thường xuyên khiến chi tiêu của hệ thống công quyền “không ngừng tăng, tăng quá nhanh” là chi cho hội họp, tiếp khách, công tác nước ngoài, đặc biệt là những khoản chi cho các hội nghị khoa học, hội thảo khoa học.
Tuy dẫn đầu về số lượng “giáo sư, tiến sĩ” ở Đông Nam Á, số lượng các bài viết của đội ngũ “giáo sư, tiến sĩ” trên toàn Việt Nam, được hệ thống tạp chí khoa học quốc tế chọn đăng hàng năm vẫn thua xa một trường đại học bình thường ở Thái Lan.
Cách nay bảy năm, Việt Nam ban hành một bộ luật để “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhưng bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, “chi tiêu vẫn còn quá lãng phí”.
Để đủ tiền cho chuyện phung phí ngân sách, hệ thống công quyền của Việt Nam ép dân chúng và doanh giới nộp đủ thứ thuế, phí và lệ phí. Giới nghiên cứu đã thử thực hiện một thống kê và xác định, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ thu thuế.
Cách nay bảy năm, Việt Nam ban hành một bộ luật để “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhưng bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, “chi tiêu vẫn còn quá lãng phí”.
Để đủ tiền cho chuyện phung phí ngân sách, hệ thống công quyền của Việt Nam ép dân chúng và doanh giới nộp đủ thứ thuế, phí và lệ phí. Giới nghiên cứu đã thử thực hiện một thống kê và xác định, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ thu thuế.
Căn cứ vào quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính Việt Nam, người ta cho biết, mỗi năm, trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, nguồn thu từ thuế và phí ở Việt Nam chiếm đến 26,2% GDP, vượt xa nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Qũy tiền tệ Quốc tế cũng đã thử so sánh và xác nhận, tỷ lệ thuế, phí trên GDP của Việt Nam cao gấp 1,2 - 1,8 lần so với các quốc gia trong khu vực.
Đáng chú ý là thu rất nhiều, bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của hệ thống công quyền lại chi rất ít cho đầu tư phát triển. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều trường học, bệnh viện, công trình giao thông bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách trong khi mức bội chi thì càng ngày càng lớn.
Phần lớn chi tiêu dẫn tới bội chi là những khoản chi để nuôi hệ thống công quyền. Nếu năm 2003, các khoản chi để nuôi hệ thống công quyền chiếm 51,9% tổng chi thì tới năm 2011, các khoản này đã chiếm đến 67,2% tổng chi.
Một vài chuyên gia kinh tế ước đoán, với những diễn biến như vừa qua trong thu – chi ngân sách, thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm nay sẽ lên tới 162 ngàn tỷ đồng. (G.Đ.)