Thứ Hai, 30/09/2013 13:20
(NLĐO) - Chính phủ quy định những người đã có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ... bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo đó, kể từ ngày 11-11 tới đây, những người đã có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng đưa ra mức phạt 1-3 triệu đồng với hàng loạt hành vi vi phạm: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Nghị định 110 cũng đưa ra mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300-500 ngàn đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
Bên cạnh đó, để góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, tổ chức tảo hôn, Nghị định 110 đưa ra mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng tới 1 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn - PV). Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm trên, theo Nghị định 110, thuộc về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, phường.
Theo đó, kể từ ngày 11-11 tới đây, những người đã có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng đưa ra mức phạt 1-3 triệu đồng với hàng loạt hành vi vi phạm: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Nghị định 110 cũng đưa ra mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300-500 ngàn đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
Bên cạnh đó, để góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, tổ chức tảo hôn, Nghị định 110 đưa ra mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng tới 1 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn - PV). Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Thẩm quyền xử phạt đối với những vi phạm trên, theo Nghị định 110, thuộc về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, phường.
Hủy bỏ giấy tờ giả
Nghị định 110 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300-500 ngàn đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Ngoài ra, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nghị định 110 quy định biện pháp khắc phục hậu quả sẽ là hủy bỏ giấy tờ giả đối với các hành vi vi phạm này. |
T.Kha