THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 September 2013

Du lịch Việt Nam: nạn lừa đảo du khách thể hiện bản chất mánh mung vặt của ĐCSVN !


Du khách tại Việt Nam lọt bẫy gánh hành rong khắp nơi

Sau hàng chục năm hô hào thiết lập “nền văn hóa ứng xử” tại các thành phố lớn để làm “đẹp mặt” trước du khách, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hầu như đã trắng tay.
Du khách ngoại quốc được mời, sau đó là "ép" phải mua hàng tại Sài Gòn. (Hình: báo Thanh Niên)
Du khách ngoại quốc được mời, sau đó là “ép” phải mua hàng tại Sài Gòn. (Hình: báo Thanh Niên)
Thay vào đó, tình trạng giăng bẫy để “chặt, chém” du khách, đặc biệt là người ngoại quốc lan tràn khắp nơi, đâu cũng có.
Báo Thanh Niên cho biết, người bán hàng rong án ngữ, bao vây, giăng đầy khu vực trung tâm Sài Gòn trong những ngày qua, ngày càng đông đảo. Họ vừa mời mọc, vừa cưỡng ép, vừa ra chiều răn đe, buộc du khách phải mua hàng, với giá “cắt cổ.” Dạo một vòng, du khách có thể sập hàng chục “bẫy.”
Một số nhân chứng cho biết, một người đàn ông bán dừa tươi trước trung tâm Taka, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) đã không đợi du khách đồng ý, nhanh tay “chém ngọt” trái dừa, trút hết nước vào ly. Không thể từ chối, du khách đành phải “dùng” nước dừa, và móc 10 đô ra trả theo lời ra giá của ông nọ, nhiều gấp 8 lần giá trái dừa bán ở chợ.
Một nhân viên bảo vệ Trung tâm thương mại Taka cho biết, đã liên tiếp nhắc nhở du khách qua lại, nên “tránh xa các gánh hàng rong.” Tuy nhiên, vì “bẫy” đã được giăng đầy, các du khách ngoại quốc lớ ngớ tội nghiệp, không biết đường nào mà tránh “bẫy.” Một du khách Đông Âu mới đây đã phải trả đến 1.8 triệu đồng, tương đương 90 đô để mua 9 trái dừa tươi.
Cũng theo báo Thanh Niên, phía trước Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần, quận 3 cũng đầy “cạm bẫy.” Đó là một nhóm bán sách, báo trong giỏ, thường “chém” tới 30 – 50 đô một cuốn, trong khi giá trị thật chỉ vào khoảng 5 đô.
Báo này còn cho hay, đã xảy ra nhiều cuộc tranh cãi giữa đôi bên, vì khách chỉ muốn cầm sách liếc sơ, chứ không muốn mua. Trong những trường hợp này, một nhóm “gánh hàng rong” bu vào tấn công, “xỉa xói” dữ tợn khiến du khách hoảng sợ, lật đật trả tiền rồi đi để không bị vây họa.
Cũng theo báo Thanh Niên, cả hướng dẫn viên du lịch cũng sợ những “gánh hàng rong.” Trong số họ, có vài người mặt mày hung dữ, sẵn sàng tấn công người khác không tiếc tay, còn du khách thì sợ đụng chạm trên đường dạo chơi.
Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty du lịch Việt cho rằng, nhà cầm quyền nên bắt chước giới quản lý du lịch ở Cambodia để bảo vệ du khách khỏi nạn chèo kéo, cưỡng ép phải mua hàng. Tình trạng này kéo dài, theo ông Trần Văn Long, khiến du khách “mất hứng” khi tìm đến các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam. Hậu quả tất nhiên là ngành du lịch Việt Nam mất khách ngày càng nhiều.
Thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, du khách ngoại quốc đến Việt Nam sáu tháng đầu năm 2013 là 3.5 triệu người, tăng 2.6% so với cùng giai đoạn của năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2012, số du khách ngoại quốc đến Việt Nam tăng 13.9%, và sáu tháng của năm 2011 tăng đến 18.1%. Từng có những thống kê trước đây nói du khách đã tới Việt Nam một lần, hiếm khi quay lại để gặp những cái bất như ý.

Du lịch Việt Nam nỗi buồn còn đó

Du lịch Việt Nam được đầu tư rất nhiều, nhưng vẫn chưa phong phú và đa dạng, mà trong khi đó tệ nạn chặt chém, vấn đề an toàn cho du khách ngày càng gia tăng. So sánh với Thái Lan thì sao?
Du khách tại TPHCM, ảnh chụp tháng 5 năm 2013. RFA PHOTO
Du khách tại TPHCM, ảnh chụp tháng 5 năm 2013.
RFA PHOTO

Du khách không hài lòng

Đi du lịch với mong muốn được thoải mái, thư giãn sau những vất vả lo toan của cuộc sống thường nhật. Thế nhưng du lịch Việt Nam đã không đem lại cảm giác như mong muốn cho du khách, kể cả du khách nội địa. Trái ngược lại với cảm giác đó, kết thúc chuyến du lịch, du khách chỉ cảm thấy mệt mỏi, bực tức và mong muốn trở về nhà sớm.
Tâm lý chung du khách trong nước hiện nay đều muốn đi du lịch nước ngoài, đôi khi chi phí du lịch nước ngoài còn rẻ hơn trong nước. Anh Ngô Nhật Đăng đang cư ngụ tại Hà Nội, vừa có chuyến du lịch Thái Lan, Anh chia sẻ với chúng tôi:
“Đi du lịch ở Thái Lan thật là tuyệt vời, lần đầu tiên 2 vợ chồng mới đi chung du lịch nước ngoài, bà xã anh ngạc nhiên rất là nhiều, bảo là sao họ phục vụ tận tình như thế, cách phục vụ của họ thật tuyệt vời. Không ngờ ăn uống bên này rẻ, mà nó sạch sẽ, giá cả rẻ hơn bên mình trên 30%. Khách sạn bình thường thì được lắm, rẻ hơn Việt Nam rất là nhiều. Ở Việt Nam, nếu muốn thái độ phục vụ tốt thì phải ở resort, 5 sao, giá cao mà ở Việt Nam thì chịu không nổi do giá cao hơn rất nhiều.”
Ở Việt Nam, nếu muốn thái độ phục vụ tốt thì phải ở resort, 5 sao, giá cao mà ở Việt Nam thì chịu không nổi do giá cao hơn rất nhiều.
-Ngô Nhật Đăng
Ngược lại ý kiến của anh Đăng, bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, Giám đốc công ty Du lịch Hòa Bình có thâm niên trên 10 năm trong ngành du lịch Bà cho chúng tôi biết:
“Hiện nay, khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều trong các tour của cty Du lịch Hòa Bình, không biết các công ty khác thì sao chứ công ty tôi các khách hàng truyền thống cũng cả chục năm nay thì họ vẫn đưa khách đều qua công ty.
Bà con trong nước có thể là người ta đi nhiều, đi nhiều lần thành ra người ta muốn tìm tuyến mới người ta đi thôi, khách du lịch nội địa họ đi những cái tuyến mà chẳng hạn như Nha Trang – Đà Lạt, rồi Phan Thiết, rồi Vịnh Hạ Long thì họ cũng đi một vài lần rồi họ cũng muốn tìm chỗ mới nên họ ra nước ngoài chứ không phải vì việc không an toàn mà họ đi ra nước ngoài. Tình hình an ninh tôi thấy gần đây có chuyển biến rất tốt, không có tình trạng chèo kéo như trước kia nữa, có những cái đội giữ trật tự của các điểm mà khách du lịch đến tham quan.”

Cần đầu tư thêm

Nạn chèo kéo du khách, ảnh chụp tại TPHCM tháng 5 năm 2013. RFA PHOTO.
Nạn chèo kéo du khách, ảnh chụp tại TPHCM tháng 5 năm 2013. RFA PHOTO.
Ưu thế của Việt Nam là có một nền văn hóa đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời, có các làng nghề, các lễ hội dân gian gắn liền với các cộng đồng dân tộc của cả nước. Vị trí địa lý tự nhiên, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái, từ đó du lịch Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng vì nhiều nơi hơn hẳn Thái Lan nhưng đã không được phát triển đúng mức, Anh Đăng cảm thấy buồn khi nói về du lịch Việt Nam, Anh tiếp tục chia sẻ :
“Ở Việt Nam, mình đi nhiều lắm, chưa có chỗ nào là chưa đi, mình cảm thấy đau xót, nếu như mình có một chiến lược du lịch hẳn hoi của quốc gia, mình đâu có thua kém họ, thậm chí hơn rất nhiều. Như Phuket – Thái Lan, bãi biển của họ làm sao bằng Phú Quốc – Nha Trang của Việt Nam mình được. Cái vấn đề, cái cốt lõi, tức là cách làm, cách nghĩ  bên nhà nước họ không có một chính sách đúng đắn, họ không có một cái tầm nhìn.
Với tư thế là một giám đốc công ty du lịch bà Lệ cũng thừa nhận rằng vị trí địa lý Việt Nam không thua kém gì Thái Lan và có nhiều điểm còn đẹp hơn nữa, Bà nói:
Tình hình an ninh tôi thấy gần đây là có chuyển biến rất tốt, không có tình trạng chèo kéo như trước kia nữa, có những đội giữ trật tự của các điểm tham quan.
-Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ
“Việt Nam thì có những điểm tham quan mà khách người ta rất thích đến, chẳng hạn như Hạ Long; và những cái điểm mà hiện nay là được UNESCO công nhận là những điểm thiên nhiên và chẳng hạn như là Nha Trang, thì đối với lại Thái Lan thì Thái Lan có sự đầu tư ở những tuyến lâu đời; còn ở VN thì coi như là gần đây cũng có sự đầu tư & cũng thu hút khách quốc tế như là khách Nga hay là khách các nước khác đến rất nhiều rất đông; và họ cũng đánh giá là bãi biển đẹp so với Pattaya.”
Tại Thái Lan du khách đi bất cứ đến điểm nào đều được mua hàng cùng giá với người dân bản xứ. Lực lượng cảnh sát du lịch Thái giám sát chặt chẽ các địa điểm du lịch để bảo đảm giá cả luôn được nhất định và an tòan cho khách hàng. Còn Việt Nam cho dù có rất nhiều cảnh sát các ban ngành, nhưng lực lượng cảnh sát du lịch thì không có nên xảy ra các vấn nạn trong kinh doanh cùng với sự tiếp tay để làm tiền du khách.
Thời gian gần đây các tờ báo trong nước đều lên tiếng, nạn du lịch bị chặt chém tại Việt Nam, điển hình là vào ngày 12/5/2013 VietNamNet đã đăng bài “Còn chặt chém, mất cắp, du lịch còn mất khách”, Anh Ngô Nhật Đăng cho chúng tôi biết cảm giác đi du lịch quốc nội:
“Đi du lịch để cảm thấy thoải mái, giảm strees, nghỉ ngơi sau khi đã lao động cực nhọc, chứ đi mà để rước thêm cái bực mình thôi. Mình cảm thấy đi du lịch tại nội địa mình nó gây ra nhiều cái còn stress nặng hơn, không cẩn thận hỏi trước là bị chặt chém về giá cả, là bị lừa, bị phòng đẩy từ chỗ này đến chỗ kia. Nếu như thế thì mình đi du lịch làm gì?”
Cho dù du lịch Việt Nam có rất nhiều triển vọng phát triển, nhưng các hiệp hội, ban ngành quản lý du lịch của nhà nước chưa đưa ra được biện pháp để ngăn chặn nạn chèo kéo, chặt chém khách cũng như vấn đề an ninh cho khách, vậy thì tương lai ngành du lịch Việt Nam sẽ ra sao?