20/04/2012 01:35:26
Trước khi xẩy ra vụ sạt lở, người dân nơi đây cho biết đã nhiều lần “cầu cứu” chính quyền sớm đền bù, giải tỏa để họ di dời đến nơi an toàn.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Theo một số người dân xóm Khuôn 1, xã Phục Linh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), nằm ngay chân bãi thải ở xóm Khuôn 2, các hộ dân đã nhiều lần mang đơn kiến nghị về việc đền bù, giải tỏa để di dời đi nơi khác an toàn hơn. Nhưng UBND xã Phục Linh nói rằng sẽ xem xét, chưa có phương án thỏa đáng.
Vẫn còn hộ dân đang nguy hiểm dưới chân bãi thải |
Còn anh Nguyễn Văn Hoan (ở xóm Khuôn 2) bức xúc: “Chúng tôi mong muốn được đền bù, di dời đi nơi khác. Bởi hàng ngày, chúng tôi phải sống trong lo sợ, đặc biệt mỗi khi trời mưa là chúng tôi phải đi lánh nạn. Bởi mưa, kéo theo gió thổi bụi bặm bay vào nhà, giếng nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vào tháng 6/2011, tôi đã làm đơn cầu cứu chính quyền nhưng đến nay chưa được trả lời”.
Tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, ông Hà Văn Xuân (90 tuổi), người thoát chết kỳ diệu qua vụ sạt lở vừa rồi, cho biết: “Người dân đến ở xóm Khuôn 1 ở từ khi chưa có bãi thải số 3”. Bà Tạc Thị Thịnh, trưởng xóm Khuôn 1 cũng xác nhận điều này đúng.
Nhiều người dân xã Phục Linh cho rằng, bãi thải số 3 bị sạt lở chôn vùi nhà dân, trách nhiệm này phải thuộc về mỏ than Phấn Mễ. Mỏ than này không ngừng đổ phế thải lên khu bãi thải số 3 rất gần khu ruộng và đầm nước dễ gây sụt lún, sạt lở.
Tuy nhiên, ông Hoàng Ngọc Diệp (Phó TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên,) khẳng định: “Vào năm 2008, phía Công ty đã đề nghị huyện, người dân di chuyển đến nơi ở mới và có phương án đền bù tái định cư. Công ty vẫn còn lưu các văn bản đo đếm diện tích nhà ở, cây trồng…”
“Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động có nền tảng, truyền thống lâu đời. Trước khi khai thác chúng tôi đều có phương án cụ thể và được phê duyệt”, ông Điệp nói.
Nhiều người dân xã Phục Linh cho rằng, bãi thải số 3 bị sạt lở chôn vùi nhà dân, trách nhiệm này phải thuộc về mỏ than Phấn Mễ. Mỏ than này không ngừng đổ phế thải lên khu bãi thải số 3 rất gần khu ruộng và đầm nước dễ gây sụt lún, sạt lở.
Tuy nhiên, ông Hoàng Ngọc Diệp (Phó TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên,) khẳng định: “Vào năm 2008, phía Công ty đã đề nghị huyện, người dân di chuyển đến nơi ở mới và có phương án đền bù tái định cư. Công ty vẫn còn lưu các văn bản đo đếm diện tích nhà ở, cây trồng…”
“Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động có nền tảng, truyền thống lâu đời. Trước khi khai thác chúng tôi đều có phương án cụ thể và được phê duyệt”, ông Điệp nói.
Mỏ than Phấn Mễ từng bị phạt 10 triệu đồng
Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2010, đơn vị này đã tổ chức thanh tra mỏ than Phấn Mễ việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường và phạt 10 triệu đồng. Lý do, mỏ than này đã cơ bản giải phóng mặt bằng xong và đưa vào sử dụng năm 2007, nhưng chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bàn giao đất và làm thủ tục thuê đất. Báo cáo thanh tra năm 2010 của Sở TN-MT cũng đã yêu cầu mỏ than Phấn Mễ hoàn thiện thủ tục báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bàn giao đất theo quy định trước ngày 28/2/2011. Dù vậy, đến cuối năm 2011, khi kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, mỏ than Phấn Mễ vẫn chưa bàn giao đất tại ở khu bãi thải số 3 và vành đai 2. |
Tiến Dũng