(NLĐO) - Sáng qua, thằng cháu học lớp 4 của tôi cầm quyển sách tới trước mặt: “Ông nội ơi, tại sao người ta nói miệng nhà quan có gang, có thép? Trong miệng mà có gang có thép làm sao nói chuyện được?”.
Đã giải thích rõ cho thằng cháu là
ý người xưa muốn nói đến những kẻ làm quan có quyền chức, có
thế lực, muốn nói gì cũng được; nói phải, nói trái gì con
dân cũng chỉ biết cúi đầu nghe theo… Ấy vậy mà hôm nay, vô tình
thấy báo đài đưa tin về cái vụ Thủy điện sông Tranh 2, giật
mình chợt thấy, miệng các “quan cán bộ” bây giờ cũng… gang
thép từa lưa.
Nói cho… đã miệng!
Lời ông Nguyễn Kim Sơn là có lý bởi vụ việc ngay sau đó đã được TS Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, kết luận: “Công trình này lỗi từ khâu thiết kế, thi công, giám sát cho đến khâu khai thác vận hành...” (Báo Tuổi Trẻ ngày 22-3).
Nhiều người dân chất vấn: Lỗi như thế là lỗi hệ thống, vậy thì có ai bị xử lý kỷ luật không? Câu trả lời là… hãy đợi đấy vì trên ông Hải còn có rất nhiều quan của EVN nhưng đến giờ chưa thấy ai ra mặt nhận trách nhiệm!
Không biết ông Hồng có thử đi kiểm tra trước khi phát biểu hay không?
Phận gái kém gì tài trai!
Nhà nước ta đang ra sức thực hiện bình đẳng giới nên hiện nay có rất nhiều chị em được tạo điều kiện để cống hiến, cũng làm bà này, bà nọ như ai. Thế nhưng, có nhiều “chị em” được người ta nhớ không phải vì những đóng góp lớn lao cho xã hội, cho nhân dân mà là do những phát ngôn gây sốc.
Nói như vậy là ý bà bộ trưởng cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước vô can, chỉ có dân chúng là không biết giữ gìn vệ sinh, không biết làm người tiêu dùng khôn ngoan. Nhiều bạn đọc đã kêu trời: "Thảo dân" thì biết hàng nào là hàng bẩn và hàng nào là hàng sạch? Nếu biết, dám chắc rằng hạng "phó thảo dân" cũng phải chọn hàng sạch mà ăn. Chỉ trừ người điên mới chọn hàng bẩn”.
Sốc khi nghe quan nói về phí!
Ngồi cùng mâm với ông thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhưng lại ở “chiếu trên” là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Những ngày này, đi đâu, làm gì, cũng nghe người dân bàn tán về cái “tối kiến” thu phí bảo trì đường bộ (nghe đâu do bị phản đối quá nên đang tính đổi thành “phí hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân").
Do không dám khẳng định nên bộ trưởng “đẩy cây” sang tận Mỹ, Nga, Anh, Nhật: “Ở những nước đó cũng còn ùn tắc giao thông. Cho nên, chúng ta đang hướng đến mục tiêu giảm, còn giảm tới mức độ nào thì phụ thuộc vào tất cả chúng ta”.
Đúng là miệng nhà quan…
Nói cho… đã miệng!
Trong vụ đập thủy điện Sông Tranh 2 bị “lủng” làm nước
thấm ra lênh láng, đe dọa hằng trăm ngàn người dân sống ở hạ
du, có rất nhiều tuyên bố “trật chìa” của các vị lãnh đạo “ở
trển” nhưng tôi chỉ lấy ví dụ lời của ông Trần Văn Hải, Trưởng
Ban Quản lý Dự án thủy điện 3. Ông Hải nói rằng: “Chúng tôi khẳng
định đó không phải là các vết nứt mà là các khe nhiệt rò rỉ nước, hoàn
toàn nằm trong tầm kiểm soát. Việc siêu âm đập là không cần thiết vì
chẳng có gì để mà siêu âm cả. Chúng tôi khẳng định là đập vẫn an toàn.
Người dân lo sợ vì họ không hiểu biết…”. (Báo Pháp Luật TPHCM ngày
21-3).
Nước chảy như thác thế kia mà "quan" Hải cho rằng chỉ "rò rỉ". Có lẽ phải định nghĩa lại từ "rò rỉ" chăng?
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy
Bắc Trà My, người đang “lo nỗi lo của dân” huyện nhà thì cho
rằng: “Ban quản lý thủy điện bảo rằng vết nứt không gây nguy hiểm là vô
lý. Nước từ khu vực lòng hồ rò rỉ qua thân đập chảy mạnh như suối mà
nói bình thường thì thật đáng ngờ…”. Lời ông Nguyễn Kim Sơn là có lý bởi vụ việc ngay sau đó đã được TS Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, kết luận: “Công trình này lỗi từ khâu thiết kế, thi công, giám sát cho đến khâu khai thác vận hành...” (Báo Tuổi Trẻ ngày 22-3).
Nhiều người dân chất vấn: Lỗi như thế là lỗi hệ thống, vậy thì có ai bị xử lý kỷ luật không? Câu trả lời là… hãy đợi đấy vì trên ông Hải còn có rất nhiều quan của EVN nhưng đến giờ chưa thấy ai ra mặt nhận trách nhiệm!
Một ông “quan” khác cũng có những phát ngôn khiến nhiều
người dân “bó tay” là ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ
thực vật (Bộ NN – PTNT). Cách nay chừng một tuần, trả lời phỏng
vấn của Báo Người Lao Động xung quanh vấn đề trái cây tẩm hóa chất, ông
Hồng nói: “Không phải lo ngại! Trước hết, cần phải xem xét đây có thể
là giống ưu việt với thời gian bảo quản dài hơn loại trái cây thông
thường. Như quả bưởi Diễn được hái từ tháng 8 âm lịch nhưng để đến Tết
Nguyên đán vẫn ăn được! Và thực tế có nhiều loại trái cây để vài tháng
sau ăn vẫn ngon. Thứ hai là thuốc bảo quản đang được sử dụng phổ biến
trên cam, quýt được thế giới công nhận có nguồn gốc từ hoóc-môn thực vật
là rất an toàn”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng khuyên người dân “không phải lo ngại" trước nghi vấn trái cây tẩm độc
Thế nhưng, về vấn đề này, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam
cho biết, trên thị trường người ta sử dụng cả hóa chất khai hoang,
diệt cỏ (chất 2,4D) để bảo quản trái cây! Không biết ông Hồng có thử đi kiểm tra trước khi phát biểu hay không?
Phận gái kém gì tài trai!
Nhà nước ta đang ra sức thực hiện bình đẳng giới nên hiện nay có rất nhiều chị em được tạo điều kiện để cống hiến, cũng làm bà này, bà nọ như ai. Thế nhưng, có nhiều “chị em” được người ta nhớ không phải vì những đóng góp lớn lao cho xã hội, cho nhân dân mà là do những phát ngôn gây sốc.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khi trả lời
Báo Tuổi Trẻ về dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
đã làm dấy lên một làn sóng… ngờ vực năng lực làm nội trợ
của hàng triệu phụ nữ Việt Nam. Bà Mai cho rằng “với dự thảo lần
này thì nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4
triệu đồng/tháng đã được xem là khoan sức dân rồi”. Chưa hết, bà thứ
trưởng còn khẳng định: “Mục tiêu sửa lần này cũng ổn định 5 năm, tức
là mức này cũng sẽ giữ đến hết năm 2018”.
Thứ
trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai được hàng triệu phụ nữ hỏi ý
kiến sau phát ngôn: "Giảm trừ như thế đã là khoan sức dân"
Mang phát biểu này đi khảo sát ý kiến “chớp nhoáng” của
1.000 gia đình công chức, người lao động ở TPHCM, chúng tôi nhận
được câu trả lời: “Ý bà thứ trưởng nói là “khoan thủng”,
“khoan dùi đục đẽo” sức dân chứ không phải “khoan thư sức dân”
như hiền nhân đã dạy! Mặt khác, dư luận cũng bái phục bà thứ
trưởng về tầm nhìn xa. Biết đâu 5 năm nữa, lạm phát chỉ có
0,1% thì mức giảm trừ ấy đã là tiến bộ!
Một “quan” nữ cũng từng có những phát biểu khiến người
dân ngỡ ngàng là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Cách nay
chưa lâu, khi đi triển khai và kiểm tra công tác an toàn- vệ sinh
thực phẩm trên địa bàn TPHCM, bà bộ trưởng đã nhăn mặt: “100% mứt
các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn,
50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là
đồ bẩn!”.
Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với phát ngôn ấn tượng: "Ăn chi toàn là đồ bẩn?"
Nói như vậy là ý bà bộ trưởng cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước vô can, chỉ có dân chúng là không biết giữ gìn vệ sinh, không biết làm người tiêu dùng khôn ngoan. Nhiều bạn đọc đã kêu trời: "Thảo dân" thì biết hàng nào là hàng bẩn và hàng nào là hàng sạch? Nếu biết, dám chắc rằng hạng "phó thảo dân" cũng phải chọn hàng sạch mà ăn. Chỉ trừ người điên mới chọn hàng bẩn”.
Đình đám không kém thời gian gần đây là “miệng” của các
quan giao thông vận tải (GTVT) nói về việc thu phí bảo trì
đường bộ. Mới ràng ràng đây, trả lời phỏng vấn trên Báo Tiền
Phong ngày 21-3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã ví von rất
chi là… hay ho: “Nếu bạn mua một thỏi son để làm đẹp, phải mấy trăm
nghìn, nhưng bạn đóng phí bảo trì đường bộ cho một chiếc xe máy, chỉ
phải mất 100 nghìn thôi. Thế thì làm đẹp có khi còn đắt hơn cả đóng phí
cho bảo trì đường bộ".
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông: "Làm đẹp có khi còn đắt hơn cả đóng phí cho bảo trì đường bộ" đấy!
Ối giời đất ơi, sao lại có kiểu so sánh lạ lùng như vậy?
Đâu phải mọi người phụ nữ đều có nhu cầu mua thỏi son mấy trăm
ngàn? Nhiều gia đình công nhân chỉ dám mua mỗi ngày một bó rau
muống 10.000 đồng rồi chia ra ăn sáng chiều. Những người phụ
nữ trong các gia đình ấy đâu có nhu cầu làm đẹp với chi phí
mấy trăm ngàn đâu mà ông thứ trưởng so sánh?Ngồi cùng mâm với ông thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhưng lại ở “chiếu trên” là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Những ngày này, đi đâu, làm gì, cũng nghe người dân bàn tán về cái “tối kiến” thu phí bảo trì đường bộ (nghe đâu do bị phản đối quá nên đang tính đổi thành “phí hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân").
“Ác đạn cu li” nhất là tuyên bố hùng hồn của ông bộ
trưởng trong buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện
tử Chính phủ: “Việc thu này đảm bảo công bằng, thực tế, người sử dụng
nhiều hạ tầng phải nộp phí nhiều hơn. Người sử dụng xe máy thì nộp phí
vừa phải, mức 500.000 đồng/năm, còn đối với người đi bộ, xe đạp thì
không phải nộp”.
Bộ trưởng Thăng đã khẳng định: "Đi xe đạp, đi bộ thì không phải đóng phí" rồi đấy nhé!
Nghe vậy, mấy người có xe đạp và… không có gì (tức người đi
bộ) sướng rơn. Vậy là chúng mình khỏi phải đóng phí nhé!
Thế nhưng bạn đọc Nguyễn Quốc Cường lại cắc cớ: “Nếu sau khi người
có các phương tiện cá nhân đã nộp đầy đủ phí theo quy định mới, mà tình
hình ùn tắc không được đẩy lùi, thì bộ trưởng có sẵn sàng đề xuất Chính
phủ trả lại những khoản phí đã đóng, thậm chí là lãi suất ngân hàng cho
người dân hay không?”. Do không dám khẳng định nên bộ trưởng “đẩy cây” sang tận Mỹ, Nga, Anh, Nhật: “Ở những nước đó cũng còn ùn tắc giao thông. Cho nên, chúng ta đang hướng đến mục tiêu giảm, còn giảm tới mức độ nào thì phụ thuộc vào tất cả chúng ta”.
Điều đó có nghĩa, khi người dân đã đóng phí rồi mà nạn
ùn tắc giao thông vẫn không được khắc phục thì “đó là lỗi của
chúng ta” chứ không phải của “tôi” đâu nhé!
Đúng là miệng nhà quan…
Thảo Dân