SÀI GÒN (NV) .- Theo thống kê, Cà Mau hiện có khoảng 2,300 gia đình với chừng 10,000 người “cư trú trái phép giữa rừng”. Họ là những người dân mồ côi, bị bỏ rơi giữa xứ sở của chính mình.
10,000 người bị xem là “cư trú trái phép giữa rừng” hiện sống rải rác trên phạm vi có diện tích khoảng 30,000 héc ta, trước nay vẫn là các tuyến rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau. Tờ Người Lao Động vừa có một loạt bài ghi nhận cuộc sống của những người này.
Theo tờ Người Lao Động, đó là những người dân vô gia cư, hoàn toàn bế tắc về sinh kế, đành dắt díu nhau vào rừng kiếm sống qua việc mò sò, bắt ốc, cua, cá rồi đem chúng đổi cơm, áo, sống qua ngày.
Trong rừng, họ quần tụ thành từng xóm. Mỗi xóm chừng mươi gia đình. Bởi phải tự nuôi thân và tự lo cho nhau nên người ta gọi những khu dân cư lọt thỏm giữa rừng như thế là “xóm mồ côi”.
Các “xóm mô côi” không có tên trên bản đồ hành chính. Không có trường học, bệnh xá. Lúc nào quần áo lấm lem, ướt sũng thì no. Ngược lại, nếu quần áo sạch, khô vì bão, lũ, phải ở nhà, không thể đi kiếm cơm thì đói.
Các “xóm mồ côi” thường là chốn dung thân của vài thế hệ. Cha mẹ nghèo vào rừng kiếm sống, sinh ra con cũng nghèo nên đến đời cháu, chắt vẫn chưa đủ điều kiện thoát ra khỏi “xóm mồ côi”.
Phóng viên tờ Người Lao Động kể rằng, đa số trẻ con sống ở các “xóm mồ côi” thất học. Người có trình độ học vấn cao nhất trong những xóm này thường là chỉ đến lớp ba.
Một người đàn ông tên là Tô Văn Chiến, 62 tuổi, đang cư trú tại một “xóm mồ côi” như thế, kể với tờ Người Lao Động rằng, 24 năm trước, bế tắc về sinh kế, ông dẫn vợ con vào rừng. Đến nay, tính luôn cả cháu, chắt, gia đình ông đã trở thành đại gia đình với 80 người.
Theo lời ông Chiến thì đứa nào trong đám con, cháu, chắt của ông cũng phải theo người lớn vào rừng, ra bãi mò nghêu, bắt ốc,… kiếm ăn từ lúc biết… đi. Suốt 24 năm qua, đại gia đình này vẫn trong tình trạng lo từng bữa chứ không thể để dành tới ngày mai.
Cũng vì nghèo túng, những người dân mồ côi, sống lọt thỏm giữa rừng không được chăm sóc y tế khi cần. Sức khỏe và tính mạng của họ được ký thác cho Trời. Rất nhiều đứa trẻ chết oan vì những bệnh lặt vặt. Song cũng có những trường hợp thoát chết hi hữu.
Trần Văn Thích con anh Trần Văn Lịnh là một trường hợp như vậy. Thích bị té, chấn thương bộ phận sinh dục, bí tiểu, hôn mê. Nửa đêm, anh Lịnh chèo xuồng đưa con đi bệnh viện. Gặp lúc thủy triều xuống, kinh cạn trơ đáy, xuồng mắc cạn.
Tuyệt vọng, anh Lịnh ngửa mặt kêu Trời. Nghe tiếng kêu của cha, Thích giật mình tỉnh lại, tiểu hết phần nước đang ứ trong người. Sau đó, cha con ngồi chờ nước lên, chèo xuồng quay về nhà.
Tờ Người Lao Động kể rằng, tỉnh Cà Mau đã từng soạn một kế hoạch, theo đó, đến năm 2016 sẽ xóa toàn bộ các “xóm mồ côi”, đưa dân mồ côi ra khỏi rừng. Đã có một số người dân mồ côi được cấp nhà, cấp đất “tái định cư” nhưng phần lớn dân mồ côi sợ “thiện ý” đó của chính quyền.
Ông Ong Văn Giang, một người dân mồ côi, nay đang định cư ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu kể với phóng viên tờ
Người Lao Động: Về đây thì không còn sợ mưa gió, không còn sợ nước biển dâng ngập nhà nhưng sợ đói! Hàng ngày, tui vẫn phải lội vào rừng, xuống biển để mò nghêu, bắt ốc bán kiếm tiền mua gạo. Mà từ đây ra biển khá xa!
Cũng vì lẽ đó, hiện đang có một vài khu “tái định cư” bị bỏ hoang như khu “tái định cư” Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được “tái định cư” nhưng không biết làm gì để sống nên dân mồ côi bỏ nhà, tiếp tục quay vào rừng.
Chẳng riêng Cà Mau, Bạc Liêu cũng đang có hàng ngàn dân mồ côi. Diện tích tuyến rừng phòng hộ ven biển của Bạc Liêu hiện chỉ khoảng 4,000 héc ta nhưng đang có tới 900 gia đình với hơn 2,000 dân mồ côi. (G.Đ)
Trẻ con của những xóm mồ côi đã phải tự kiếm ăn từ khi còn rất bé. (Hình: Người Lao Động)
|
Theo tờ Người Lao Động, đó là những người dân vô gia cư, hoàn toàn bế tắc về sinh kế, đành dắt díu nhau vào rừng kiếm sống qua việc mò sò, bắt ốc, cua, cá rồi đem chúng đổi cơm, áo, sống qua ngày.
Trong rừng, họ quần tụ thành từng xóm. Mỗi xóm chừng mươi gia đình. Bởi phải tự nuôi thân và tự lo cho nhau nên người ta gọi những khu dân cư lọt thỏm giữa rừng như thế là “xóm mồ côi”.
Các “xóm mô côi” không có tên trên bản đồ hành chính. Không có trường học, bệnh xá. Lúc nào quần áo lấm lem, ướt sũng thì no. Ngược lại, nếu quần áo sạch, khô vì bão, lũ, phải ở nhà, không thể đi kiếm cơm thì đói.
Các “xóm mồ côi” thường là chốn dung thân của vài thế hệ. Cha mẹ nghèo vào rừng kiếm sống, sinh ra con cũng nghèo nên đến đời cháu, chắt vẫn chưa đủ điều kiện thoát ra khỏi “xóm mồ côi”.
Phóng viên tờ Người Lao Động kể rằng, đa số trẻ con sống ở các “xóm mồ côi” thất học. Người có trình độ học vấn cao nhất trong những xóm này thường là chỉ đến lớp ba.
Một người đàn ông tên là Tô Văn Chiến, 62 tuổi, đang cư trú tại một “xóm mồ côi” như thế, kể với tờ Người Lao Động rằng, 24 năm trước, bế tắc về sinh kế, ông dẫn vợ con vào rừng. Đến nay, tính luôn cả cháu, chắt, gia đình ông đã trở thành đại gia đình với 80 người.
Theo lời ông Chiến thì đứa nào trong đám con, cháu, chắt của ông cũng phải theo người lớn vào rừng, ra bãi mò nghêu, bắt ốc,… kiếm ăn từ lúc biết… đi. Suốt 24 năm qua, đại gia đình này vẫn trong tình trạng lo từng bữa chứ không thể để dành tới ngày mai.
Cũng vì nghèo túng, những người dân mồ côi, sống lọt thỏm giữa rừng không được chăm sóc y tế khi cần. Sức khỏe và tính mạng của họ được ký thác cho Trời. Rất nhiều đứa trẻ chết oan vì những bệnh lặt vặt. Song cũng có những trường hợp thoát chết hi hữu.
Trần Văn Thích con anh Trần Văn Lịnh là một trường hợp như vậy. Thích bị té, chấn thương bộ phận sinh dục, bí tiểu, hôn mê. Nửa đêm, anh Lịnh chèo xuồng đưa con đi bệnh viện. Gặp lúc thủy triều xuống, kinh cạn trơ đáy, xuồng mắc cạn.
Tuyệt vọng, anh Lịnh ngửa mặt kêu Trời. Nghe tiếng kêu của cha, Thích giật mình tỉnh lại, tiểu hết phần nước đang ứ trong người. Sau đó, cha con ngồi chờ nước lên, chèo xuồng quay về nhà.
Khu tái định cư Xẻo Quao có hơn 90% là nhà tạm. Hàng ngàn tỷ đồng đã và sẽ được chi cho việc xóa các “xóm mồ côi” nhưng thực tế cho thấy những kế hoạch này là thiếu căn cơ. (Hình: Người Lao Động)
|
Ông Ong Văn Giang, một người dân mồ côi, nay đang định cư ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu kể với phóng viên tờ
Người Lao Động: Về đây thì không còn sợ mưa gió, không còn sợ nước biển dâng ngập nhà nhưng sợ đói! Hàng ngày, tui vẫn phải lội vào rừng, xuống biển để mò nghêu, bắt ốc bán kiếm tiền mua gạo. Mà từ đây ra biển khá xa!
Cũng vì lẽ đó, hiện đang có một vài khu “tái định cư” bị bỏ hoang như khu “tái định cư” Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được “tái định cư” nhưng không biết làm gì để sống nên dân mồ côi bỏ nhà, tiếp tục quay vào rừng.
Chẳng riêng Cà Mau, Bạc Liêu cũng đang có hàng ngàn dân mồ côi. Diện tích tuyến rừng phòng hộ ven biển của Bạc Liêu hiện chỉ khoảng 4,000 héc ta nhưng đang có tới 900 gia đình với hơn 2,000 dân mồ côi. (G.Đ)