10/11/2010 2:26
Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng - Ảnh: Ngọc Thắng |
Kiến nghị này không mới, nhưng nó vẫn mang tính thời sự khi các ĐBQH thảo luận tại nghị trường ngày 9.11 về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC).
Tiền hối lộ trở thành... một TTHC!
Theo ĐB Phạm Thị Hải (Đồng Nai), báo cáo của Chính phủ cho thấy 10 năm qua quá trình cải cách TTHC của các bộ, ngành, địa phương đã có bước chuyển và đạt được những thành tựu khả quan, nhưng nếu nhìn từ góc độ trách nhiệm với nhân dân, đặc biệt từ góc độ "vì dân phục vụ" là chưa đạt. "Khi giám sát tại địa phương người dân vẫn kêu là rất cực khổ, rất sợ khi phải đến các cơ quan nhà nước để xin giấy chứng nhận chủ quyền đất, xin giấy phép xây dựng nhà ở, xin vay vốn, xin cấp phép kinh doanh. Người dân phải đi lại rất nhiều lần đến rất nhiều cơ quan. Mỗi lần đến là một lần chờ đợi, chờ được nhận hồ sơ, chờ được cấp giấy hẹn, chờ đến hẹn theo luật định, chờ được nộp giấy đóng thuế, chờ nộp thuế, chờ nhận kết quả", ĐB Hải dẫn chứng và cho biết đó "không phải là chuyện cá lẻ".
Đặc biệt, ĐB này đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010, ý kiến thảo luận của các ĐBQH tại hội trường về việc "người dân, doanh nghiệp (DN) sẵn sàng đưa hối lộ để được việc và cán bộ công chức (CBCC) cũng sẵn sàng nhận tiền hoặc gợi ý đưa tiền để thực hiện nhiệm vụ, xem đó như là một TTHC trong quy trình cải cách TTHC". "Sự phục vụ tận tụy của những "đầy tớ nhân dân" theo ý kiến của cử tri vẫn còn rất dài và rất xa trong tiến trình cải cách TTHC", ĐB Hải nhấn mạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân mà theo ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), một trong những tồn tại của cải cách TTHC xuất phát từ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ban, ngành, địa phương chưa được nhấn mạnh và tập trung làm rõ. Còn theo ĐB Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận), nguyên nhân dẫn tới bức xúc của người dân và DN khi có chuyện đến cơ quan công quyền là do TTHC được ban hành "thông thường xuất phát từ nhu cầu quản lý sao cho thuận lợi của cơ quan công quyền, chứ ít nghĩ đến quyền lợi của người dân hoặc đối tượng có liên quan". ĐB Lý Kiều Vân (Quảng Trị) cho rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới những bất cập, khó khăn trong hạn chế cải cách TTHC là ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của CBCC.
Thăm dò chỉ số hài lòng của người dân
Theo ĐB Trần Thị Lộc (Bắc Kạn), để thực hiện tốt cải cách TTHC, điều quan trọng không chỉ là việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực này "mà phải thực hiện tốt cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của họ, xử lý nghiêm minh các hành vi nhận và môi giới hối lộ đối với CBCC, viên chức thực thi các TTHC". Cùng với đó là tổ chức nghiên cứu triển khai chế độ tiền lương cạnh tranh, cải thiện đời sống CBCC; sửa đổi Luật CBCC theo hướng tạo cơ chế cạnh tranh trong CBCC và "tạo cơ chế giám sát lẫn nhau trong đội ngũ này".
Cũng bàn về vấn đề này, ĐB Phạm Phương Thảo (TP.HCM) cho rằng, trong quá trình cải cách TTHC, "trách nhiệm thái độ phục vụ của công chức có tiến bộ, có thêm nụ cười, nhưng không ít CBCC còn sợ trách nhiệm, còn rơi rớt tình trạng ba không: không cười, không giải thích, nói với dân không chủ ngữ. Kể cả dân còn kêu là còn ba khó: cửa khó vào, người khó gặp, vẻ mặt khó coi". Để chấn chỉnh, bà Thảo kiến nghị cần thí điểm thi tuyển, cạnh tranh công khai một số chức danh, đổi mới cách đánh giá công chức làm sao cho sát, đúng, có chính sách thu hút nhân tài và tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công. Đặc biệt, thường xuyên khảo sát, thăm dò chỉ số hài lòng của người dân về kết quả cải cách TTHC.
ĐB Bùi Thị Hòa (Đắk Nông) cũng đồng tình nhận định "yếu tố con người phải được đặc biệt quan tâm trong cải cách TTHC" và cho rằng "cần minh bạch các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của đội ngũ CBCC để nhân dân giám sát. Kiên quyết xử lý CBCC có hành vi nhũng nhiễu phiền hà nhân dân".
Liều thuốc mạnh cho vấn đề này, theo ĐB Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long) là "trước hết cần đổi mới một cách cơ bản về tư duy, chuyển từ quản dân là chính sang hầu dân là chính. Hầu dân về mặt chính sách, pháp luật theo tinh thần chính quyền là công bộc của dân như Bác Hồ vẫn thường nhấn mạnh". Cũng theo ĐB này, chính quyền là của dân, do dân bầu ra và nuôi dưỡng bằng sự góp công, góp sức, góp của của người dân thì phải phục vụ tận tụy người dân.
Trước đa số kiến nghị của ĐBQH về việc ra Nghị quyết chuyên đề về giám sát cải cách TTHC, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, khi kết luận phiên thảo luận, cho biết Ủy ban TVQH sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của QH về vấn đề này và trình QH xem xét thông qua tại một phiên họp khác trong kỳ họp thứ 8.
Theo ĐB Phạm Thị Hải (Đồng Nai), báo cáo của Chính phủ cho thấy 10 năm qua quá trình cải cách TTHC của các bộ, ngành, địa phương đã có bước chuyển và đạt được những thành tựu khả quan, nhưng nếu nhìn từ góc độ trách nhiệm với nhân dân, đặc biệt từ góc độ "vì dân phục vụ" là chưa đạt. "Khi giám sát tại địa phương người dân vẫn kêu là rất cực khổ, rất sợ khi phải đến các cơ quan nhà nước để xin giấy chứng nhận chủ quyền đất, xin giấy phép xây dựng nhà ở, xin vay vốn, xin cấp phép kinh doanh. Người dân phải đi lại rất nhiều lần đến rất nhiều cơ quan. Mỗi lần đến là một lần chờ đợi, chờ được nhận hồ sơ, chờ được cấp giấy hẹn, chờ đến hẹn theo luật định, chờ được nộp giấy đóng thuế, chờ nộp thuế, chờ nhận kết quả", ĐB Hải dẫn chứng và cho biết đó "không phải là chuyện cá lẻ".
Hầu dân về mặt chính sách, pháp luật theo tinh thần chính quyền là công bộc của dân như Bác Hồ vẫn thường nhấn mạnh - Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng - Vĩnh Long |
Đặc biệt, ĐB này đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010, ý kiến thảo luận của các ĐBQH tại hội trường về việc "người dân, doanh nghiệp (DN) sẵn sàng đưa hối lộ để được việc và cán bộ công chức (CBCC) cũng sẵn sàng nhận tiền hoặc gợi ý đưa tiền để thực hiện nhiệm vụ, xem đó như là một TTHC trong quy trình cải cách TTHC". "Sự phục vụ tận tụy của những "đầy tớ nhân dân" theo ý kiến của cử tri vẫn còn rất dài và rất xa trong tiến trình cải cách TTHC", ĐB Hải nhấn mạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân mà theo ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), một trong những tồn tại của cải cách TTHC xuất phát từ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ban, ngành, địa phương chưa được nhấn mạnh và tập trung làm rõ. Còn theo ĐB Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận), nguyên nhân dẫn tới bức xúc của người dân và DN khi có chuyện đến cơ quan công quyền là do TTHC được ban hành "thông thường xuất phát từ nhu cầu quản lý sao cho thuận lợi của cơ quan công quyền, chứ ít nghĩ đến quyền lợi của người dân hoặc đối tượng có liên quan". ĐB Lý Kiều Vân (Quảng Trị) cho rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới những bất cập, khó khăn trong hạn chế cải cách TTHC là ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của CBCC.
Người dân vẫn kêu là rất cực khổ, rất sợ khi phải đến các cơ quan nhà nước - Đại biểuPhạm Thị Hải - Đồng Nai |
Thăm dò chỉ số hài lòng của người dân
Theo ĐB Trần Thị Lộc (Bắc Kạn), để thực hiện tốt cải cách TTHC, điều quan trọng không chỉ là việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực này "mà phải thực hiện tốt cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của họ, xử lý nghiêm minh các hành vi nhận và môi giới hối lộ đối với CBCC, viên chức thực thi các TTHC". Cùng với đó là tổ chức nghiên cứu triển khai chế độ tiền lương cạnh tranh, cải thiện đời sống CBCC; sửa đổi Luật CBCC theo hướng tạo cơ chế cạnh tranh trong CBCC và "tạo cơ chế giám sát lẫn nhau trong đội ngũ này".
Cũng bàn về vấn đề này, ĐB Phạm Phương Thảo (TP.HCM) cho rằng, trong quá trình cải cách TTHC, "trách nhiệm thái độ phục vụ của công chức có tiến bộ, có thêm nụ cười, nhưng không ít CBCC còn sợ trách nhiệm, còn rơi rớt tình trạng ba không: không cười, không giải thích, nói với dân không chủ ngữ. Kể cả dân còn kêu là còn ba khó: cửa khó vào, người khó gặp, vẻ mặt khó coi". Để chấn chỉnh, bà Thảo kiến nghị cần thí điểm thi tuyển, cạnh tranh công khai một số chức danh, đổi mới cách đánh giá công chức làm sao cho sát, đúng, có chính sách thu hút nhân tài và tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công. Đặc biệt, thường xuyên khảo sát, thăm dò chỉ số hài lòng của người dân về kết quả cải cách TTHC.
ĐB Bùi Thị Hòa (Đắk Nông) cũng đồng tình nhận định "yếu tố con người phải được đặc biệt quan tâm trong cải cách TTHC" và cho rằng "cần minh bạch các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của đội ngũ CBCC để nhân dân giám sát. Kiên quyết xử lý CBCC có hành vi nhũng nhiễu phiền hà nhân dân".
Liều thuốc mạnh cho vấn đề này, theo ĐB Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long) là "trước hết cần đổi mới một cách cơ bản về tư duy, chuyển từ quản dân là chính sang hầu dân là chính. Hầu dân về mặt chính sách, pháp luật theo tinh thần chính quyền là công bộc của dân như Bác Hồ vẫn thường nhấn mạnh". Cũng theo ĐB này, chính quyền là của dân, do dân bầu ra và nuôi dưỡng bằng sự góp công, góp sức, góp của của người dân thì phải phục vụ tận tụy người dân.
Trước đa số kiến nghị của ĐBQH về việc ra Nghị quyết chuyên đề về giám sát cải cách TTHC, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, khi kết luận phiên thảo luận, cho biết Ủy ban TVQH sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của QH về vấn đề này và trình QH xem xét thông qua tại một phiên họp khác trong kỳ họp thứ 8.
Nguyệt Minh