THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 November 2013

Coi thường nấm mốc ở thực phẩm khô sẽ bị ung thư!

ĐV- 03/11/2013  --   Nhiều người nghĩ nấm mốc trong thực phẩm khô vô hại. Nhưng các chuyên gia cho biết chính chúng dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư gan.


Ung thư gan là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đứng đầu trong số các ung thư thường gặp nhất. Mỗi năm cả nước có hơn 10.000 trường hợp phát hiện ung thư gan, trong đó hơn 80% được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển.

Thủ phạm gây ung thư

GS BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM, cho biết, nấm mốc là nguyên nhân chủ yếu sản sinh ra chất Aflatoxin cực độc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chất này có nhiều trong thực phẩm khô. Đặc biệt, loại nấm mốc Aspergillus flavus có nhiều ở các loại ngũ cốc như: bắp, gạo, đậu phộng, hạt hướng dương,...Nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, nấm có mũ,…và đều chứa chất Aflatoxin.
Nấm mốc trong thực phẩm khô là thủ phạm gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan
Nấm mốc trong thực phẩm khô là thủ phạm gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan
Lương thực thực phẩm khô dễ ẩm mốc do hút ẩm nhiều, nhất là trong thời tiết nóng ẩm như hiện nay càng bị hư hỏng nhiều. GS Hùng chia sẻ, nếu nghi ngờ thực phẩm mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ. Nhiều bà nội trợ thấy gạo, đậu bị mốc; nhưng tiếc không bỏ đi mà đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt. Nhưng thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao.
"Nấm mốc trong thực phẩm khô là thủ phạm gây ra căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Nếu nghi ngờ thực phẩm mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ. Nhiều bà nội trợ thấy gạo, đậu bị mốc; nhưng tiếc không bỏ đi mà đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt. Nhưng thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao", GS BS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo.
Theo GS Hùng, Aflatoxin là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng ưa nhất là gan. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B và ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì coi như lá gan bị “vùi dập”, tăng nguy cơ ung thư cao 60 lần so với nguời chỉ nhiễm viêm gan B.

Ung thư gan có thể chữa khỏi

Ung thư gan là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đứng đầu trong số các ung thư thường gặp nhất. Mỗi năm cả nước có trung bình hơn 10.000 trường hợp phát hiện UTG, trong đó hơn 80% được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển.

Theo các chuyên gia, ung thư gan có thể điều trị được; song hầu hết các bệnh nhân ung thư gan ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn ung thư tiến triển nên cơ hội sống không cao. Nguyên nhân là do ung thư gan tiến triển chậm, thông thường gần như không có triệu chứng gìnên khi các khối ung thư nằm trên bề mặt gan phát triển lớn thì bệnh nhân mới có cảm giác đau ở vùng dưới sườn bên phải và đi khám thì mới biết bệnh.

Ung thư gan có thể được điều trị khỏi nếu được tầm soát phát hiện và điều trị sớm
Ung thư gan có thể được điều trị khỏi nếu được tầm soát phát hiện và điều trị sớm
Ung thư gan liên quan chặt chẽ với viêm gan siêu vi B hay C, mà tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B hay C ở Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên các bệnh nhân viêm gan B, C thường không đi siêu âm để tầm soát ung thư cho đến khi có triệu chứng hoặc tình cờ làm siêu âm thì mới phát hiện ra và có không ít trường hợp khi được phát hiện thì đã quá chỉ định điều trị.

Theo TS BS Trương Bá Trung, Trưởng khoa Gan mật BV Đại học Y dược TP.HCM, ung thư gan có thể hoàn toàn phòng ngừa được bằng cách tránh thức ăn mốc meo; ngừa viêm gan B bằng vacxin; điều trị tốt viêm gan C; tầm soát phát hiện ung thư sớm để điều trị kịp thời. Khoảng 90% trẻ em và người lớn tránh được viêm gan B nhờ tiêm chủng, vacxin. Các bà mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho con từ khi bé còn là bào thai, bởi có rất nhiều bệnh bé dễ bị lây từ mẹ trong giai đoạn này.

Theo GS BS Nguyễn Chấn Hùng, hiện nay có một số trường hợp phát hiện sớm ung thư gan, điều trị kịp thời và có cơ may khỏi bệnh khá cao khi qua ngưỡng sống 5 năm sau phẫu thuật. Đáng buồn là tỷ lệ này không tới 10%.

Hoài Thương