Siêu bão tại miền Trung: Xác xơ sau một đêm kinh hoàng
(Soha.vn) - Bão số 11 vẫn đang hoành hành dữ dội tại miền Trung. Hiện đã có 4 trường hợp tử vong vì bão lũ.
Trên các đường phố Đà Nẵng, một khung cảnh tan hoang. Các công trình ven biển xác xơ, cây xanh được trồng mới từ 7 năm trước ngã đổ la liệt trên các trục đường, mái tôn nằm ngổn ngang trong các khu dân cư. Ít nhất tại Đà Nẵng có 11 người bị thương, hơn 100 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, gần 300 nhà sập một phần và hàng nghìn nhà tốc mái.
Cây ngã đổ la liệt khiến sau khi bão tan, phương tiện vẫn rất khó khăn khi lưu thông trên đường Bạch Đằng. Ảnh: CA Đà Nẵng.
Đến chiều nay, mưa đã ngớt, song những con gió vẫn quật liên hồi lên thành phố Đà Nẵng.
Mưa ngớt, người dân bắt đầu dọn dẹp đống đổ nát. Ảnh: Tiền phong
Tuyến đường Quang Trung dẫn đến Bệnh viện Đa Khoa TP Đà Nẵng bị tắc nghẽn trầm trọng do cây to ngã đổ chèn ngang đường. Ảnh: Tri thức
Các đơn vị phòng chống ứng cứu bão lụt thành phố Đà Nẵng cưa cây, giải tỏa đường xá. Ảnh: Tri thức
Nhà cửa tan hoang sau khi trận bão càn quét. Ảnh: Tri thức
Gió quật ngã những người dân đang di chuyển trên đường. Ảnh: Kênh14
Tại khu vực cầu Rồng trên sông Hàn (TP Đà Nẵng) một đoạn lan can bờ
tây sông Hàn gãy sụp xuống sông. Ảnh: Tuổi trẻ
Cát biển phủ dày một lớp trên mặt đường Trường Sa.
Tại Quảng Nam
Đến 10h ngày 15/10, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong vì bão lũ.
Ngôi nhà bị tốc mái, ngập lưng chừng tại Quảng Nam. Ảnh: Tuổi trẻ
Hiện mưa lớn vẫn chưa chấm dứt, nước trên các sông dâng cao cộng với các hồ thủy điện đang xả lũ nên nước lên rất mạnh. Nhiều vùng ở Hội An đã bị ngập khá nặng, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập. Còn tại các huyện miền núi Quảng Nam, cả trăm hecta cao su đã bị quật ngã.
Tại Quảng Ngãi
Gió bão liên tục gầm thét giật cấp 11 cấp 12 suốt nhiều giờ đồng hồ, kèm theo mưa lớn trong đêm qua đã làm hàng ngàn nhà dân bị tốc mái đổ sập, hàng trăm phương tiện tàu cá của ngư dân bị va đập hư hỏng và bị sóng biển đánh chìm, tuyến đường liên xã bị cây cối đổ ngổn ngang gây ách tắc giao thông.
Tại Huế
Theo ông Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch huyện Phú Lộc cho biết thông tin ban đầu có khoảng 20 nhà tốc mái, cây cối gãy đổ hàng loạt.
Nước tràn qua Đập Đá ở Huế. Ảnh: Tri thức
Tổng hợp theo Tuổi trẻ/Tri thức/Tiền phong
(Soha.vn) - Bão số 11 vẫn đang hoành hành dữ dội tại miền Trung. Hiện đã có 4 trường hợp tử vong vì bão lũ.
Trên các đường phố Đà Nẵng, một khung cảnh tan hoang. Các công trình ven biển xác xơ, cây xanh được trồng mới từ 7 năm trước ngã đổ la liệt trên các trục đường, mái tôn nằm ngổn ngang trong các khu dân cư. Ít nhất tại Đà Nẵng có 11 người bị thương, hơn 100 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, gần 300 nhà sập một phần và hàng nghìn nhà tốc mái.
Cây ngã đổ la liệt khiến sau khi bão tan, phương tiện vẫn rất khó khăn khi lưu thông trên đường Bạch Đằng. Ảnh: CA Đà Nẵng.
Đến chiều nay, mưa đã ngớt, song những con gió vẫn quật liên hồi lên thành phố Đà Nẵng.
Mưa ngớt, người dân bắt đầu dọn dẹp đống đổ nát. Ảnh: Tiền phong
Tuyến đường Quang Trung dẫn đến Bệnh viện Đa Khoa TP Đà Nẵng bị tắc nghẽn trầm trọng do cây to ngã đổ chèn ngang đường. Ảnh: Tri thức
Các đơn vị phòng chống ứng cứu bão lụt thành phố Đà Nẵng cưa cây, giải tỏa đường xá. Ảnh: Tri thức
Nhà cửa tan hoang sau khi trận bão càn quét. Ảnh: Tri thức
Gió quật ngã những người dân đang di chuyển trên đường. Ảnh: Kênh14
Tại khu vực cầu Rồng trên sông Hàn (TP Đà Nẵng) một đoạn lan can bờ
tây sông Hàn gãy sụp xuống sông. Ảnh: Tuổi trẻ
tây sông Hàn gãy sụp xuống sông. Ảnh: Tuổi trẻ
Cát biển phủ dày một lớp trên mặt đường Trường Sa.
Tại Quảng Nam
Đến 10h ngày 15/10, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong vì bão lũ.
Ngôi nhà bị tốc mái, ngập lưng chừng tại Quảng Nam. Ảnh: Tuổi trẻ
Hiện mưa lớn vẫn chưa chấm dứt, nước trên các sông dâng cao cộng với các hồ thủy điện đang xả lũ nên nước lên rất mạnh. Nhiều vùng ở Hội An đã bị ngập khá nặng, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập. Còn tại các huyện miền núi Quảng Nam, cả trăm hecta cao su đã bị quật ngã.
Tại Quảng Ngãi
Gió bão liên tục gầm thét giật cấp 11 cấp 12 suốt nhiều giờ đồng hồ, kèm theo mưa lớn trong đêm qua đã làm hàng ngàn nhà dân bị tốc mái đổ sập, hàng trăm phương tiện tàu cá của ngư dân bị va đập hư hỏng và bị sóng biển đánh chìm, tuyến đường liên xã bị cây cối đổ ngổn ngang gây ách tắc giao thông.
Tại Huế
Theo ông Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch huyện Phú Lộc cho biết thông tin ban đầu có khoảng 20 nhà tốc mái, cây cối gãy đổ hàng loạt.
Nước tràn qua Đập Đá ở Huế. Ảnh: Tri thức
Tổng hợp theo Tuổi trẻ/Tri thức/Tiền phong
Trung tan hoang sau bão Nari
Đến trưa 15/10, mưa bão đã ngớt. TP Đà Nẵng, nơi được xem là tâm của cơn bão Nari, tan hoang trong khi nhiều địa phương ở Huế phải đối đầu với ngập lụt do nước sông Hương dâng cao.
Bão đi qua, nhiều ngôi nhà ở Đà Nẵng bị đổ sập hoàn toàn.
|
Hàng quán của người dân ở các tuyến đường Hàm Nghi, Phạm Văn Đồng,
Hoàng Sa, Trường Sa... bị tốc mái, tấm nhôm bẹp dúm. Nhiều tấm bị gió
cuốn văng ra đường.
|
Cầu quay sông Hàn cũng chịu thiệt hại khi nhiều tấm sắt ốp phía
dưới thành cầu bị gió bão đánh tan hoang. Ít nhất có 6 điểm bị hư hại.
Nước sông Hàn vẫn đang ở mức cao.
|
Trên đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê), một quầy bán báo bị nhấc bổng, ném ra giữa đường.
|
Nhiều tuyến đường như Trần Phú, Bạch Đằng... cây lớn đổ đè lên cột điện. Thành phố mất điện trên diện rộng.
|
Cây lớn bật gốc ở hầu hết các tuyến đường.
|
Người dân cùng xúm lại dọn dẹp những mái tôn, cành cây trước nhà.
|
Nhiều cây lớn vẫn còn vắt qua dây điện, chắn ngang đường gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại.
|
Trong khi đó, sau bão, mưa lớn cùng thủy triều lên khiến nhiều nơi ở
thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) ngập nặng, nhiều nơi nước đã tràn
vào nhà.
|
Một số nơi nước ngập sâu tới bụng...
|
Thuyền nan trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân.
|
Bữa cơm trưa trong lũ của gia đình anh Tống Hải (xã Hương Vinh, Huế).
|
Nguyễn Đông-Trần Văn
Thứ Ba, 15/10/2013 23:33
Hơn 5 người chết và mất tích, 27 người bị thương, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị sập, tốc mái. Quảng Nam là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất
Cơn bão số 11 có sức gió mạnh cấp 15-16 đã quần thảo các tỉnh, thành từ Quảng Trị đến Quảng Nam suốt đêm 14 rồi sang trưa 15-10. Ngay khi vào đất liền, bão đã gây nên cảnh tan hoang, xơ xác.
Núp gầm giường mà run!
Đêm 14-10 là một đêm thức trắng của nhiều người dân ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng. Suốt đêm, gió rít liên hồi, mưa tuôn xối xả, mái tôn bay loạn xạ và điện cúp hoàn toàn.
Từ 1 giờ ngày 15-10, mưa gió liên tục gầm thét và tàn phá nhà cửa của người dân. Đến tầm 2-3 giờ, bão đổ bộ vào đất liền với sức gió giật cấp 15-16. Cả gia đình anh Vũ Đức Hạnh (ngụ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) không sao chợp mắt dù đã cẩn thận chằng chống nhà cửa trước đó. “Chưa bao giờ tôi chứng kiến bão mạnh như thế này. Nửa đêm, tôi nghe tiếng mái tôn nhà hàng xóm bay loạn xạ mà run” - anh Hạnh nhớ lại.
Cây xanh ngã đổ chắn ngang đường Quang Trung, TP Đà Nẵng Ảnh: Hoàng Dũng
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Tố Hương (ngụ quận Sơn Trà, TP Nẵng) lo lắng: “Gió giật mạnh chưa từng thấy. Nhà tôi kiên cố như thế này nhưng vẫn nghe mái tôn bần bật thì các nhà khác chắc bị thiệt hại nặng”.
Lúc đó, trên các tuyến đường Lê Duẩn, Trần Phú, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh… (TP Đà Nẵng), biển quảng cáo bị gió quật ngã hàng loạt, cây xanh đổ la liệt. Cúp điện, toàn TP Đà Nẵng chìm trong bóng tối.
Ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, gần sáng 15-10, hàng ngàn căn nhà bị tốc mái và đổ sập. Tuyến đường liên xã dài gần 10 km bị tê liệt do cây cối đổ chắn ngang.
Ông Nguyễn Xuân Hải (60 tuổi, ngụ xóm Cồn, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) kể: “Sống ngần này tuổi, đã quen với gió bão nhưng chưa lần nào tôi lại thót tim bởi sức tàn phá của bão như vậy”. Gia đình ông Hải từ già đến trẻ mới đầu hôm đã chui vào gầm giường, gầm tủ trú bão. “Rất may, bão chỉ gây thiệt hại về tài sản ở Lý Sơn chứ chưa làm chết người” - ông Hải nói.
Người dân tỉnh Quảng Nam sửa lại mái nhà sau bão Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Đến 7 giờ 30 phút, gió vẫn giật liên hồi ở TP Đà Nẵng. Còn tại phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, nhiều nhà dân sống ven sông Bàn Thạch đã bị cổ thụ gãy đè lên mái. Các tuyến đường ở TP Hội An; các xã Tam Phú, phường An Phú (TP Tam Kỳ) và một số khu vực của xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến (huyện Núi Thành) chìm sâu trong nước. Gió mạnh cuốn cả người đi đường và xe máy nên đến 9 giờ, người dân vẫn chưa dám ra khỏi nhà.
Trong đêm trước đó, người dân ở TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh phải gọi điện đến Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam kêu cứu về nhà sập, tốc mái đe dọa tính mạng. Đến 10 giờ hôm sau, gió vẫn hung hãn kèm mưa tuôn không ngớt.
Ngổn ngang sau bão
Trưa 15-10, tâm bão số 11 đã sang Lào nhưng cơn bão này đã để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành miền Trung. Khi bão đi qua, nhiều người mở cửa nhà mình đã không tin vào cảnh tượng trước mắt.
Khắp nơi đều chung cảnh hoang tàn, hàng trăm ngàn căn nhà bị sập, tốc mái. Những con đường dẫn xuống biển bị chặn bởi cây cối ngã rạp, một số tuyến đường bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Tuyến đường du lịch Hoàng Sa, Trường Sa (chạy dọc theo biển Sơn Trà - Điện Ngọc) ở TP Đà Nẵng ngổn ngang đất đá, cây cối. Hệ thống điện chiếu sáng vẫn bị tê liệt hoàn toàn. Hàng trăm người dân đã mang theo can, thùng kéo nhau đi mua xăng, dầu khiến các cây xăng quá tải.
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, bão số 11 đã làm một chiếc ghe chở 6 người đi săn chuột ở thôn Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền bị lật giữa cánh đồng nước sâu trên 3 m. Sau khi bị lật, 5 người trên ghe đã cố gắng bơi được vào bờ, riêng ông Nguyễn Văn Hậu (36 tuổi) vẫn mất tích.
Mưa bão đã làm tê liệt hoàn toàn hệ thống điện của 8 huyện, thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo UBND xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, sóng lớn đã làm vỡ tuyến đê dài 5 m từ trung tâm xã vào xóm Cồn Đâu. Đoạn đê biển này đã bị sạt lở nặng từ năm 2012, sau nhiều lần được kè đá thì nay đã bị xé toạc, nối biển với phá Tam Giang.
Theo thống kê sơ bộ, bão số 11 quét qua miền Trung đã làm hơn 5 người chết và mất tích (5 người ở Quảng Nam), 27 người bị thương. Ba người thiệt mạng là ông Trương Chạy (84 tuổi, ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn) bị xưởng cưa sập đè, anh Phạm Văn Quy (33 tuổi, ở xã Điện Phong, huyện Điện Bàn) bị té khi chằng chống nhà và một bé gái bị đất vùi lấp ở huyện Nông Sơn. Hai người mất tích là ông Võ Văn Ba (68 tuổi, ở TP Hội An) và bà Trần Thị Xuân (62 tuổi, ngụ xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)...
Quảng Nam là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão với hơn 5.000 căn nhà hư hỏng nặng nề, 181căn bị đánh sập hoàn toàn, 79.240 cây ăn trái ngã đổ...
Bão đã giật tung la phông tầng 2 của Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; khoảng 20 cán bộ, bác sĩ cùng nhiều bệnh nhân phải bỏ chạy. Nhiều tấm kính lớn của trụ sở trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đang xây dựng cũng bay tứ tung...
|
NHÓM PHÓNG VIÊN
"Thót tim bởi sức tàn phá của một cơn bão"
Thứ Ba, 15/10/2013 13:34
(NLĐO) – “Bão vào lúc nửa đêm... Cả gia đình tôi từ lớn đến bé, từ già đến trẻ mới xẩm tối đã chui vào gầm giường, gầm tủ trú bão. Sống ngần này tuổi, đã quen với gió bão nhưng chưa lần nào tôi lại thót tim bởi sức tàn phá của một cơn bão như lần này”, ông Hải - người dân đảo Lý Sơn bàng hoàng kể lại khi cơn bão đã đi qua.
Trưa 15-10, tâm bão Nari đã chuyển sang Lào nhưng cơn bão này đã để lại hậu quả rất nặng nề cho các tỉnh miền Trung.
Huế: Vỡ cửa biển mới
Đoạn đê bị sóng xé toang. Ảnh: Ngọc Thạnh- Quang Nhật
Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế, cho biết sóng lớn đã làm vỡ tuyến đê từ trung tâm xã vào xóm Cồn Đâu. Đoạn đê này bị vỡ với chiều dài gần 5 m, chỉ còn lại bờ kè đá mong manh ở mép biển, chỉ đi bộ qua được.
Tuy nhiên, sóng biển khá lớn cùng với nước phá Tam Giang dâng cao nên 51 hộ dân ở xóm Cồn Đâu bị cô lập hoàn toàn. Hiện UBND xã Hải Dương đã huy động lực lượng kè lại đoạn đê bị vỡ này.
Đoạn đê biển qua xóm Cồn Đâu đã bị sạt lở nặng từ năm 2012, sau nhiều lần kè đá thì hiện đã bị xé toạc, nối biển với phá Tam Giang.
Đoạn đê biển qua xóm Cồn Đâu đã bị sạt lở nặng từ năm 2012, sau nhiều lần kè đá thì hiện đã bị xé toạc, nối biển với phá Tam Giang.
Đà Nẵng: CSGT đội mưa chặt cây đổ
CSGT đội mưa chặt cây đổ trên đường phố Đà Nẵng. Ảnh: Kim Ngân
Đến trưa 15-10, Đà Nẵng đã ngớt mưa nhưng vẫn còn gió mạnh. Tại tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, những quán nhậu, nóc nhà dân xây dựng tạm bợ đều bị dỡ sạch. Cây cối trên đường này cũng bị quật ngã.
Nằm trước mặt biển, ngôi nhà của bà Huỳnh Thị Thu Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) được xây dựng kiên cố 2 tầng nhưng bão đêm 15-10 cũng làm tốc mái toàn bộ. Các cửa kính đều bị gió quật vỡ nát. Bà Hoa cho biết cơn bão Xangsane năm 2006 cũng làm ngôi nhà tốc mái tương tự.
Nhà bà Hoa bị tốc mái hoàn toàn
Bà Hoa dọn dẹp lại đống quần áo bị ướt
"Khoảng hơn 1 giờ sáng, dàn la-phông bắt đầu đổ sập. Tôi cùng gia đình vội vã chạy xuống tầng trệt lót chiếu nằm. Đến khoảng hơn 2 giờ sáng thì nghe gió cuốn mái tôn ầm ầm. Gió đẩy cửa kính vỡ vụn" - Bà Hoa kể.
Cây xanh to bật ngã kéo theo trụ điện ở đường Tôn Đức Thắng
Nhiều người vẫn liều ra xem sóng biển. Ảnh: B.Vân
Tại các tuyến đường Hồ Quý Ly (quận Thanh Khê), Tôn Đức Thắng (quận Liên Chiểu), những cây xanh to cũng bị bão quật bật gốc. Nhiều cây xanh ngã đổ kéo theo các trụ điện cũng đổ gãy.
Quảng Nam: 4 người chết, 2 người mất tích
Nhà sập, cây đổ tại Quảng Nam. Ảnh: Tr. Thường
Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam, tính đến trưa 15-10, địa phương này đã có 4 người chết, 2 người mất tích do bão Nari.
Ngoài 2 người tử vong trước đó là ông Trương Chạy (84 tuổi, xã Điện Phương, Điện Bàn) chết do sập nhà xưởng và ông Phạm Văn Quy (sinh năm 1981, xã Điện Phong, Điện Bàn) chèn nhà bị ngã như Báo Người Lao Động Online đã thông tin, còn có thêm 2 người chết. Nạn nhân thứ nhất là bé gái (huyện Nông Sơn), bị đất sạt lở đè tử vong, người thứ 2 chưa rõ danh tính.
Có 2 người mất tích trong lúc đi thả lưới đánh cá là ông Võ Văn Ba (68 tuổi, ở Hội An, không phải huyện Thăng Bình như thông tin ban đầu) và bà Trần Thị Xuân (xã Bình Giang, huyện Thăng Bình). Ngoài ra, cơn bão cũng khiến 7 người bị thương, đa số do chèn chống nhà cửa chống bão.
Về giao thông, nhiều đoạn đường bị sạt lở, ngập nước, trong đó có Quốc lộ 1 A đoạn từ TP Tam Kỳ đến Thăng Bình khiến giao thông bị chia cắt. Theo thống kê mới nhất, 40 chiếc tàu đã bị chìm và 5 chiếc bị hư hỏng nặng.
Lý Sơn : Vừa núp gầm giường vừa run!
Tàu cá bị sóng biển đánh mắc cạn.
Đến 10 giờ sáng nay (15-10), tuy tâm bão số 11 đã qua khỏi đảo Lý Sơn nhưng vẫn còn gió cấp 6 cấp 7 giật cấp 8 kèm theo mưa lớn. Nhà cửa, cây cối chưa được người dân dọn dẹp vì mưa bão còn diễn biến phức tạp. Hệ thống lưới điện thắp sáng, viễn thông, truyền thanh . . . vẫn chưa được khắc phục.
Tại vũng neo trú tàu thuyền, hàng trăm ngư dân phải băng mình trong dòng nước để cứu phương tiện có nguy cơ bị sóng nhấn chìm. Hàng trăm tàu cá bị xô đẩy, va đập làm hư hỏng ca-bin. Nhiều thân vỏ tàu, tàu cá bị sóng biển đánh chìm nhưng chưa thể trục vớt do nước cạn cộng với sóng dữ liên tục xô bờ.
Hệ thống viễn thông, điện thắp sáng trên đảo chưa khắc phục xong.
Ngư dân Võ Văn Phúc (32 tuổi, ở Thôn Tây xã An Vĩnh) nói rằng ông chưa từng thấy cơn bão nào hung dữ và dai dẳng như cơn bão này. Bão hoành hành tàn phá suốt gần 2 ngày khiến người dân trên đảo hoảng sợ.
“Cả đêm qua, mấy trăm anh em ngư dân chúng tôi suốt đêm túc trực tại cảng để trông giữ tàu. Tuy nhiên, không ai dám bước chân xuống tàu vì sợ sóng to, gió lớn cuốn trôi ra biển. Đến tờ mờ sáng, tụi tui ra kiểm tra tàu thì thấy tàu bị sóng biển đánh sát bờ, mắc cạn”, ông Phúc nói.
Tại xóm Cồn xã An Vĩnh, trên 100 hộ dân sống dọc tuyến kè biển thao thức cả đêm để chống bão.
Đưa tay chỉ mái nhà lợp tôn bị gió bão làm tốc gần hết phần mái trong đêm, Ông Nguyễn Xuân Hải (60 tuổi, trú ở Xóm Cồn, xã An Vĩnh) buồn rầu: “Bão vào lúc nửa đêm. Dù đã chủ động nhưng phần lớn các hộ dân sống ở đây không kịp trở tay nên để mặc gió bão gầm thét tung hoành. Sống ngần này tuổi, đã quen với gió bão nhưng chưa lần nào tôi lại thót tim bởi sức tàn phá của một cơn bão như lần này”.
Ông Hải cho biết cả gia đình ông từ lớn đến bé, từ già đến trẻ mới xẩm tối đã chui vào gầm giường, gầm tủ trú bão. "Rất may, gió bão chỉ gây thiệt hại về tài sản chứ không thiệt hại về người”, ông Hải nói.
Địa phương đang chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại. Ảnh: Văn Mịnh
Còn tại đảo Bé (An Bình) gió bão cũng làm tốc mái hàng trăm nhà dân, nhiều công trình dân sinh cũng bị tàn phá, gây thiệt hại nặng.
Ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết: Đến thời điểm này địa phương chưa thống kê hết thiệt hại. Tuy nhiên so với cơn bão số 9 năm 2009, thiệt hại do cơn bão này gây ra không nhỏ. Địa phương đang chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân khẩn trương khắc phục thiệt hại, đồng thời cử lực lượng hỗ trợ trục vớt số tàu thuyền bị sóng biển đánh chìm, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Hiện trên địa bàn chưa có trường hợp bị thương hoặc chết do bão.
Q. Nhật -B. Vân - K. Ngân - Trần Thường - V. Mịnh
Nhiều vùng tại Huế bị cô lập, phố cổ Hội An xác xơ
(Dân trí) - Tính đến 16h chiều 15/10, tại tỉnh TT-Huế đang có nhiều đoạn nước lũ cao, gây chia cắt đường đi và cô lập một số vùng trọng yếu. Tại phố cổ Hội An - Quảng Nam, cây cối, cột điện gãy đổ ngổn ngang sau bão...
Theo đó, Quốc lộ 49B đoạn qua xã Phong Hoà, chợ Điền Hoà, từ Vân Trình đi Thị trấn Phong Điền bị ngập từ 0,3-0,4m. Đoạn qua xã Hải Dương ngập 05-0,6m. Riêng đoạn từ cầu Ca Cút về Hải Dương vẫn chưa đi được. Ở đoạn qua xã Hương Phong ngập 0,3m, đoạn qua cầu Diên Trường (huyện Phú Vang) ngập 0,6m
Riêng tỉnh lộ 4 đoạn qua tràn Thủ Lễ (huyện Quảng Điền) ngập sâu 0,8m. Một số tuyến đường tỉnh lộ 8A, 8B, 10A qua xã Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Xuân (thị xã Hương Trà) bị ngập từ 0,3-0,5 m; tỉnh lộ 11B xã Phong An đi xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) ở đoạn Kim Cang bị ngập trên 0,6m. Đường ven biển đầm Lập An (huyện Phú Lộc) bị ngập nhiều đoạn sâu từ 0,3-0,5m.
Nước vẫn đang dâng cao ở Đập Đá
Tại TP Huế, đoạn qua Đập Đá vẫn đang bị ngăn lại không cho dân qua. Một số làng xóm ven sông thuộc khu vực hạ lưu sông Hương đã bị nước tràn vào. Huyện Quảng Điền ở xã Quảng Thành, Quảng An, Quảng Phước nước vẫn dâng lên.
Do triều cường đang lên, kết hợp nước trên các triền sông đang ở mức cao nên đã gây ngập lụt cho một số vùng. Hiện Huế có 1.686 nhà bị ngập, huyện Quảng Điền bị nặng nhất với 756 nhà, tiếp đến là Thị xã Hương Trà: 450 nhà, huyện Phong Điền: 350 nhà, và Phú Vang 130 nhà. Nhiều xã dọc theo triền sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương ngập bình quân 0,2-0,4m. Người dân địa phương đã có phương án chuẩn bị thức ăn tại chỗ, tuy nhiên nếu lũ kéo dài thì nguy cơ thiếu đói là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các hộ dân ở hạ lưu sông Hương đã bị nước tấn công vào nhà
Theo ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh TT-Huế, hiện toàn tỉnh mưa đã ngớt nhưng do nước vẫn đang đổ về nên phía hạ lưu có tình trạng nước lũ lên. Các hồ đập thủy điện đang làm nhiệm vụ điều tiết lũ tốt.
Lũ đã cuốn trôi 1 người dân ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền. Bão lũ cũng làm bị thương 11 người trên toàn tỉnh. Huế có 17 nhà tạm bị sập cùng 669 nhà bị tốc mái. Số nhà bị tốc mái nặng là rất lớn, đến 568 nhà chính với mức độ từ 20-50%. Huyện Phú Lộc và Nam Đông có nhà bị tốc mái nhiều nhất với 252-119 nhà.
Triều cường ở biển vẫn đang lên. Nước sông cũng tiếp tục lên gây lụt nhiều nơi.
Gió giật mạnh trên sông Hương vào 9h sáng nay
Nước chảy cuồn cuộn ngay sát mặt cầu Trường Tiền
Nước đã chảy ào ạt qua tràn Đập Đá
Tràn qua đường đi bộ ven sông Hương
Gác chắn không cho dân qua vùng nguy hiểm ở Đập Đá
Video lũ đang lên nhanh ở Huế
Một cây lộc vừng cổ thụ trên 100 năm tuổi đổ bật gốc trên đường Trần Hưng Đạo
Cây gãy chắn ngang đường làm xe cộ không thể qua lại ở gần Tam Tòa và đường Võ Thị Sáu
Phố cổ Hội An xác xơ sau bão
Trực tiếp thị sát vùng ven biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), Bộ trưởng Cao Đức Phát - Trưởng Ban Phòng chống bão lụt Trung ương - đánh giá cao sự quyết liệt của chính quyền địa phương cũng như ý thức phòng tránh thiên tai của người dân. Toàn bộ người dân đều đã ở nơi an toàn sớm trước khi bão đổ bộ vào thành phố nên dù bão lớn, tại Hội An đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại nào về người. Tuy nhiên thiệt hại về của là không thể tránh khỏi.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, Trưởng ban Phòng chống lụt bão Hội An, nhận định, đường đi của bão diễn biến phức tạp không như dự đoán ban đầu. Dù tâm bão ở Đà Nẵng nhưng điểm đổ bộ cuối cùng nằm ngay ở địa bàn huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), thành phố Hội An cũng bị ảnh hưởng bão nặng.
Nước dâng ngập nhiều nơi ở phố cổ
Các tuyến phố xác xơ sau bão
Gần trưa nay, sau khi bão đi qua, các nhân viên ngành điện, nhân viên công ty môi trường đô thị cùng người dân đã khẩn trương khắc phục hậu quả song đến thời điểm này mọi thứ vẫn rất ngổn ngang.
Ông Hoàng Trọng Hưởng, người dân ở nhà số 88 Lê Lợi (Hội An) cho biết: “Gần mấy chục năm ở đây, tui chưa từng thấy cơn bão nào lớn như thế này. Dù đã chèn chống nhà cửa cẩn thận nhưng cả đêm qua tôi không ngủ vì lo lắng khi gió mỗi lúc mỗi to. Đỉnh điểm gió mạnh kéo dài từ 23h khuya 14/10 tới 4h sáng nay 15/10. Trời sáng ra mở cửa nhìn ra đường, cả thành phố xác xơ cây cối, cột điện gãy đổ ngổn ngang. Tình hình này nước lũ có thể lên cao nữa”.
Quảng Trị: Mưa lớn kéo dài
Đến 16h chiều nay, địa bàn Quảng Trị đang có mưa to trên diện rộng. Lượng mưa đo được khoảng từ 100 – 120mm, có nơi lên đến 310mm. Rất có thể mưa lớn sẽ kéo dài trong đêm nay. Hiện mực nước ở các sông như: Đăkrông, Bến Hải, sông Hiếu, Sê Pôn, Thạch Hãn…đang có chiều hướng lên nhanh, vượt trên báo động II, sông Đăkrông xấp xỉ mức báo động III.
Trong ngày hôm nay, toàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện mưa lớn trên diện rộng
Huyện đảo Cồn Cỏ, địa phương vừa gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 10, nay tiếp tục bị thiệt hại nặng do bão số 11. Ông Lê Quang Lanh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết, tính đến 10h sáng 15/10, những công trình xây dựng, trụ sở và nhà dân trên địa bàn vừa khắc phục xong sau bão số 10 đã bị tốc mái trở lại; nhiều cây cối tiếp tục gãy đổ; toàn huyện đã bị mất điện, sóng viễn thông bị gián đoạn; hệ thống đê kè chắn sóng đã bị sạt lở hàng trăm mét, rất may không có thương vong về người. Trước đó, lúc 6h sáng, bão quét ngang đảo Cồn Cỏ với sức gió mạnh cấp 11, cấp 13, sóng biển dâng cao tới 4 - 5m, toàn bộ cán bộ, người dân trên đảo phải tập trung trú ẩn tại trụ sở UBND huyện.
Nhiều tuyến đường dẫn vào khu dân cư tại một số xã của huyện Hải Lăng bị ngập sâu
Tại một số xã Hải Sơn, Hải Lâm, Hải Thiện, Hải Thọ…(thuộc huyện Hải Lăng), mưa lớn trong hôm qua (14/10) và ngày hôm nay đã gây ngập cục bộ tại nhiều khu dân cư. Theo ghi nhận của PV Dân trí, nhiều con đường dẫn vào nhà dân đã bị ngập. Nhiều ngôi nhà đã bị hư hỏng, tốc mái do gió giật mạnh, nhiều cây cối bị gãy đổ.
Anh Nguyễn Lịch cho biết, mưa to gió lớn trong trưa nay khiến một phần mái nhà anh bị tốc mái
Ông Lê Sĩ, ở xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng cũng đang kê lại tài sản và buộc lại cửa cho chắc chắn. Ông cho biết, bão số 11 không gây ảnh hưởng nặng như bão số 10 nhưng gió giật mạnh kéo dài
Anh Nguyễn Lịch, ở thôn 4, xã Hải Thọ cho biết, trước đó xem thông báo trên ti vi mới biết bão số 11 đang tiến gần các tỉnh miền Trung, anh đã sử dụng bao cát, thân tre để gia cố lại mái. Nhưng từ trưa nay, gió giật rất mạnh khiến một phần mái bị tốc, nước chảy lênh láng khắp nhà.
Trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại vào chiều tối nay (15/10), ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Trị cho biết, bão số 11 không trực tiếp đổ bộ vào Quảng Trị nhưng đã gây mưa lớn trên diện rộng. Hiện tại, cầu tràn Ba Lòng (huyện ĐăkRông) bị ngập sâu hơn 2,5m. Tại huyện Hướng Hóa, các khu vực như Tân Long, tuyến đường dẫn vào các xã vùng Lìa bị ngập sâu nhiều đoạn nên phải tiến hành di dời hơn 50 hộ dân. Do nước sông Sê Pôn, sông Thạch Hãn và một số sông khác trên địa bàn đang lên cao nên các địa phương phải tiến hành di dời rất nhiều hộ dân tại thị trấn Lao Bảo, huyện Cam Lộ, thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong…để đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con. Hiện mưa lớn cùng gió bão tại Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) giật trên cấp 10 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân cũng như an toàn các hồ đập.
Nếu mưa lớn còn kéo dài trong đêm nay, nguy cơ ngập lụt rất dễ xảy ra
“Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã lên phương án di dời cho hơn 26.000 hộ dân tại các vùng xung yếu, có nguy cơ xảy ra ngập úng, lũ quét và sạt lở đất. Bên cạnh đó, công trình thủy điện Quảng Trị và một số hồ, đập cũng đang phải xả nước về hạ du để đảm bảo an toàn cho hồ chứa. Nếu mưa lớn kéo dài như hiện nay thì nguy cơ ngập lụt rất dễ xảy ra” – ông Bài nói.
Một số tuyến phố Đông Hà bị ngập sâu
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Trị đã có 8 người bị thương do bão số 11. Trong đó, huyện Vĩnh Linh có 1 người, Gio Linh 2 người, Triệu Phong 4 người và Hướng Hóa 1 người. Đặc biệt, trong lúc đi kiểm tra trường học sau bão, cô Hoàng Thị Bê, Hiệu trưởng trường mầm non thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đã bị cổng trường đổ sập đè lên người gây chấn thương nặng.
Quảng Bình: Đề phòng lũ quét, ngập lụt sau bão
Cuối giờ chiều ngày 15/10, ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chị cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng hoàn lưu phía bắc của bão số 11, nhiều địa phương trong tỉnh có gió giật mạnh cấp 7, cấp 8. Theo đó, ở thị trấn Ba Đồn trưa nay có gió giật mạnh 18m/s (cấp 8); ở TP Đồng Hới có gió giật mạnh 16m/s (cấp 7).
Do ảnh hưởng của bão, ở Quảng Bình ngày hôm nay có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay (15/10) phổ biến từ 70 – 140mm, đặc biệt ở Kiến Giang lượng mưa đo được là 152mm, Trường Sơn 161mm.
Ông Phụng cho biết thêm, theo báo cáo từ Ban chỉ huy PCLB huyện Bố Trạch cuối giờ chiều nay cho biết, mặt đường bê tông đỉnh kè chống sạt lở cấp bách sông Dinh, thuộc địa phận xã Nhân Trạch bị sụp xuống cuốn trôi hoàn toàn 30m bờ kè.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh Quảng Bình cũng đã có công điện khẩn tới đến các huyện trên địa bàn tỉnh không được chủ quan, lơ là trước diễn biến mưa lũ phức tạp như hiện nay.
Đặc biệt, Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh cũng yêu các phòng ban ở các địa bàn thường xảy ra lũ quét như Minh Hóa, Tuyên Hóa hay những vùng thường xảy ra ngập úng như huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh phải túc trực 24/24 để nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra; đồng thời các địa này cũng phải chuẩn bị dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm cần thiết khác cho nhân dân sử dụng trong thời gian tối thiếu cũng phải 1 tuần.
Đại Dương - Khánh Hiền - Đăng Đức - Đặng Tài
Bão số 11 làm 3 người chết, 6 người mất tích, 49 người bị thương
(Dân trí) - Cho đến gần trưa nay, bão số 11 vẫn hoành hành dữ dội ở vùng tâm bão Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, TT-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Thống kê mới nhất ghi nhận 4 người chết và 29 người bị thương.
Gió rít, mưa lớn. Ban chỉ huy tiền phương của Ban PCLB Trung ương đang họp khẩn tại UBND TP Đà Nẵng để chỉ đạo ứng phó với bão. Thông tin mới nhất cập nhật từ vùng bão, đã có 4 người chết, đều ở Quảng Nam. Trong đó có cụ Trương Chạy, 84 tuổi, trú tại xã Điện Phương huyện Điện Bàn; anh Phạm Văn Huy, 31 tuổi, trú xã Điện Phong, huyện Điện Bàn và một người chưa rõ danh tính bị sụt đất đè chết tại huyện Nông Sơn. Ngoài ra có bà Trần Thị Xuân (62 tuổi, trú xã Bình Giang, huyện Thăng Bình) bị mất tích lúc 5 giờ sáng 15/10 khi đi giăng lưới trên sông Trường Giang. Đến 12h trưa nay vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Trong số 29 người bị thương có 12 người ở TP Đà Nẵng; 9 người ở TT-Huế, 7 người ở Quảng Nam. Trong đó có ông Nguyễn Đức Bi (65 tuổi, Phong Điền, Huế) bị chấn thương sọ não. Ông Phạm Bá Chiểu (75 tuổi) bị gãy xương đòn gánh. Ông Nguyễn Văn Nghi bị gãy chân. Huyện Quảng Điền cũng có 3 người bị thương trong khi chằng chống nhà cửa. Ở TP Huế 1 người và huyện Phú Vang 2 người bị thương.
Khoảng 8h ngày 15/10, các địa phương ven biển gồm huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và TP Quảng Ngãi xuất hiện nhiều đợt gió gầm rít. Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 1 người bị thương do cây ngã đè ở Lý Sơn; 80 nhà bị tốc mái (Lý Sơn có 75 nhà, Bình Sơn 3 nhà và Sơn Tây 2 nhà); 10 nhà tạm trong khu TĐC bị hư hỏng ở huyện Sơn Hà; 5 trường học ở Lý Sơn bị tốc mái; 9 tuyến đường liên xã và 4 tuyến kênh mương cùng 7.300m3 ở huyện Trà Bồng bị sạt lở nghiêm trọng; 1 tàu cá bị chìm và 30 tàu khác bị hư hỏng do va chạm ở Lý Sơn. Về nông nghiệp, huyện Trà Bồng có 60ha cây công nghiệp bị ngã đổ, huyện Lý Sơn bị thiệt hại hoàn toàn 151ha hành, 1ha tỏi, 1ha rau trồng và 60ha đất sản xuất chuẩn bị gieo trồng tỏi.
Bần thần trước cơn bão số 11 tàn phá, ông Đặng Oai (xã An Hải, Lý Sơn) cho biết: “Từ trước giờ, đây là cơn bão có sức gió mạnh nhất, tàn phá dữ nhất. Toàn bộ mái tôn nhà tôi bị gió cuốn bay hết, gia đình tôi phải sơ tán đến UBND xã để trú ẩn. Từ chiều qua đến sáng nay, chắc nhà tôi không còn mảnh tôn nào”.
Lý Sơn sau bão (Ảnh: Hồng Long)
Gió bão mạnh ở Huế (Thực hiện: Đại Dương)
Diễn biến cơn bão số 11 tại các tỉnh thành miền Trung (nguồn: VTV)
Dưới đây là một số hình ảnh về bão 11 tại Đà Nẵng:
Hình ảnh mưa bão tại Đà Nẵng (thực hiện: Khánh Hiền)
Cảnh tan hoang trên đường Trưng Nữ Vương
Một cành cây lớn bị gió bão quật gãy trên đường Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: Công Bính)
Cây cối, trụ điện ngã rạp, mái tôn bay tứ tung ở TP Đà Nẵng (Ảnh: Khánh Hiền).
Do ảnh hưởng của bão số 11, từ chiều qua đến sáng hôm nay (15/10), địa bàn Quảng Trị đã có mưa to trên diện rộng, gió giật cấp 6, cấp 7, nước ở các sông suối, hồ, đập… trên địa bàn đang có chiều hướng dâng cao. Sáng nay, theo ghi nhận của PV Dân trí, tại TP Đông Hà có mưa rất to, gió giật mạnh. Một số nơi có lượng mưa lớn như huyện Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ, huyện Hướng Hóa.
Thành phố Đông Hà có mưa lớn, gió giật cấp 6, cấp 7 (Ảnh: Đăng Đức)
Trao đổi nhanh qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Trị cho biết, địa bàn Quảng Trị có mưa vừa, có nơi mưa rất to. Hiện mực nước trên các sông vẫn đang ở mức báo động I, các hồ, đập trên địa bàn vẫn ở trạng thái an toàn.
Ảnh hưởng của bão số 11 gây mưa trên diện rộng.
Quảng Nam: Hàng nghìn ngôi nhà sập, tốc mái
Hình ảnh bão số 11 tại Quảng Nam (nguồn: VTV)
Rạng sáng ngày 15/10, khi bão số 11 đổ bộ vào Quảng Nam với lốc mạnh kèm mưa to đã làm cho hàng nghìn ngôi nhà dân, trường học bị sập và tốc mái hư hỏng nặng; cây cối ngã đổ ngổn ngang đầy đường, nhiều tuyến đường ở thành phố Tam Kỳ và Hội An bị ngập sâu trong nước.
Tại thành phố Tam Kỳ, cây cối ngã đổ đè lên nhà dân rất nguy hiểm. Mưa bão gây ngập lụt cục bộ nhiều tuyến đường. Tại nhiều đoạn ở đường Hùng Vương nước ngập từ 30 cm đến 50 cm, gây ách tắc giao thông cục bộ. Toàn tỉnh Quảng Nam đã mất điện từ đêm 14/10.
Trên đị bàn thành phố Tam Kỳ và những huyện lân cận như Phú Ninh, Núi Thành... đã có hàng ngàn ngôi nhà bị sập và tốc mái.
Hội An: Nước sông Hoài lên cao, giao thông ách tắc, nhiều cây xanh bật gốc
Sau một đêm mưa như trút nước, gió nổi tơi bời, nước từ sông Hoài (Hội An, Quảng Nam) đến sáng nay đã tràn lên hầu hết các tuyến đường trong thành phố. Từ 5h đến 6h sáng 15/10, tại TP Hội An đột nhiên ngưng gió, chỉ có mưa nhẹ. Tuy nhiên ngay sau đó gió bắt đầu mạnh trở lại, thậm chí giật mạnh hơn trước.
Cảnh ngập lụt nghiêm trọng và cây xanh gãy đổ ở TP Hội An (Ảnh: Hà Thế An)
Nhiều tuyến đường ngập nặng gây ách tắc giao thông, như đường Bạch Đằng nước ngập sâu đến 1,5 mét, đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thái Học… nước ngập từ 80 -100 cm. Các phương tiện hầu như đều chết máy, không thể lưu thông, người dân phải khuân xe qua đoạn nước ngập. Các gia đình sống hai bên đường bị nước ngập sâu vào nhà.
Gió bão cũng khiến hàng trăm cây xanh bị bật gốc và gãy, cản trở giao thông.
Quảng Trị: Bão số 11 gây mất điện trên toàn huyện đảo Cồn Cỏ
Ông Lê Quang Lanh, Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị cho biết, tính đến 6 giờ sáng ngày 15/10, ngay sau bão số 11 đi qua địa phận đảo Cồn Cỏ với sức gió mạnh cấp 11, cấp 13, sóng biển dâng cao, một số công trình xây dựng trên địa bàn huyện đang được sửa chữa do bão số 10 gây thiệt hại vừa qua cũng đã bị tốc mái trở lại; toàn huyện đã bị mất điện. Đặc biệt, hệ thống đê kè chắn sóng biển bị sạt lở một đoạn dài. Rất may không có người bị thương vong. Hiện vẫn chưa thể thống kê thiệt hại do bão số 11 gây ra.
Nhóm phóng viên miền Trung
Bão số 11 làm 3 người chết, 6 người mất tích, 49 người bị thương
(TNO) Tối 15.10, Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây nguyên cho hay Văn phòng Ban chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh thành bị ảnh hưởng của bão số 11 đã có những báo cáo ban đầu về thiệt hại.
Quảng Nam có 3 người chết đó là ông Trương Chạy (84 tuổi, trú xã Điện Phương) và ông Phạm Văn Duy (32 tuổi, trú xã Điện Phong, cùng H.Điện Bàn) cùng bị nhà sập đè trong ngày 15.10. Ngoài ra còn có một trẻ em bị đất sạt lở chôn vùi ở H.Nông Sơn.
Quảng Nam còn có bà Trần Thị Xuân (xã Bình Giang, H.Thăng Bình) và ông Võ Văn Ba (68 tuổi, ở Hội An) mất tích. Người mất tích ở Bình Định là bà Huỳnh Kim Thanh (43 tuổi, trú đường Trần Phú, TP.Quy Nhơn). Huế có 3 người mất tích, ngoài 2 em nhỏ đi câu bị sóng cuốn còn có 1 trường hợp ở xã Quảng An, H.Quảng Điền.
Nhà sập ở vịnh Đà Nẵng sau bão số 11 |
Các tỉnh thành còn có 49 người bị thương (Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị mỗi địa phương 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Tổng cộng có 10.721 nhà tốc mái, trong đó Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề nhất với 5.033 nhà, Đà Nẵng 4.422 nhà, Thừa Thiên-Huế 669 nhà, Quảng Ngãi 561 nhà.
Trong khu vực có 481 nhà bị sập đổ, trong đó Đà Nẵng 271 nhà, Quảng Nam 181 nhà (H.Hiệp Đức bị sập nhiều nhất với hơn 100 nhà).
Ngoài ra Quảng Nam còn có 57 trang trại ở H.Điện Bàn bị tốc mái hoàn toàn, 79.240 cây ăn quả ở Tiên Phước cùng 2.974 ha cây lâm nghiệp bị hư hại, chìm 40 tàu và 5 tàu hư hỏng.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú